Tắt QC

Trắc nghiệm Tự nhiên và xã hội 3 cánh diều bài 22 Bề mặt Trái Đất (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tự nhiên và xã hội 3 bài 22: Bề mặt Trái Đất - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Núi có độ cao lớn nhất thế giới là

  • A. Núi Phan-xi-păng
  • B. Núi An-đet
  • C. Núi Cooc-đi-ê
  • D. Núi E-vơ-ret

Câu 2: Núi trẻ là núi có đặc điểm:

  •    A. Đỉnh tròn, sườn dốc
  •    B. Đỉnh tròn, sườn thoải
  •    C. Đỉnh nhọn, sườn dốc
  •    D. Đỉnh nhọn, sườn thoải

Câu 3: Núi già là núi có đặc điểm:

  •    A. Đỉnh tròn, sườn thoai thoải
  •    B. Đỉnh nhọn, sườn thoai thoải
  •    C. Đỉnh tròn, sườn dốc
  •    D. Đỉnh nhọn, sườn dốc

Câu 4: Vùng núi đá vôi Phong Nha là hang động đá vôi nổi tiếng ở tỉnh:

  •    A. Thanh Hóa
  •    B. Nghệ An
  •    C. Quảng Nam
  •    D. Quảng Bình

Câu 5: Núi già thường có đỉnh:

  •    A. Bằng phẳng
  •    B. Nhọn
  •    C. Cao
  •    D. Tròn

Câu 6: Núi trẻ thường có đỉnh:

  •    A. Bằng phẳng
  •    B. Nhọn
  •    C. Cao
  •    D. Tròn

Câu 7: Dựa vào độ cao tuyệt đối, người ta phân núi thành

  •    A. 2 loại.
  •    B. 3 loại.
  •    C. 4 loại.
  •    D. 5 loại.

Câu 8: Ngọn núi được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương” nằm trên lãnh thổ nước ta, đó là

  • A. Núi Bạch Mã
  • B. Núi Phan-xi-păng
  • C. Núi Ngọc Linh
  • D. Núi Trường Sơn

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với núi và độ cao của núi?

  •    A. Là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.
  •    B. Sườn núi càng thoải thì đường chân núi biểu hiện càng rõ.
  •    C. Độ cao của núi thường trên 500 m so với mực nước biển.
  •    D. Chỗ tiếp giáp giữa núi và mặt đất bằng phẳng ở xung quanh là chân núi.

Câu 10: Ngọn núi có độ cao tương đối là 1000m, người ta đo chỗ thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình là 150m. Vậy độ cao tuyệt đối của ngọn núi này là:

  •    A. 1100m
  •    B. 1150m
  •    C. 950m
  •    D. 1200m

Câu 11: Độ cao tuyệt đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến:

  •    A. mực nước biển.
  •    B. chân núi.
  •    C. đáy đại dương.
  •    D. chỗ thấp nhất của chân núi.

Câu 12: Độ cao tương đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến:

  •    A. nơi có sườn thoải.
  •    B. mực nước biển.
  •    C. đáy đại dương.
  •    D. chỗ thấp nhất của chân núi.

Câu 13: Hai đồng bằng châu thổ lớn nhất, nhì nước ta là các đồng bằng

  • A. Sông Thái Bình, sông Đà
  • B. Sông Cả, sông Đà Nẵng
  • C. Sông Cửu Long, sông Hồng
  • D. Sông Mã, sông Đồng Nai

Câu 14: Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối

  • A. Từ 300 – 400m
  • B. Từ 400- 500m
  • C. Từ 200 – 300m
  • D. Trên 500m

Câu 15: Sông là gì?

  • A. những dòng nước chảy
  • B. những khoảng nước đọng
  • C. có đỉnh cao
  • D. rộng bát ngát

Câu 16: Đông bằng và cao nguyên đều có hình dạng gì?

  • A. Tương đối bằng phẳng
  • B. Trũng
  • C. Nằm giữa những dãy núi cao chót vót
  • D. Cao chót vót

Câu 17: Vùng đồng bằng thuận lợi cho

  • A. trồng cây lương thực và thực phẩm.
  • B. chăn nuôi gia súc lớn.
  • C. trồng cây công nghiệp.
  • D. trồng rừng.

Câu 18: Nhận định nào dưới đây là đúng?

  • A. Núi thường cao hơn đồi
  • B. Đồi thường cao hơn núi
  • C. Núi va đồi cao bằng nhau
  • D. Không xác định

Câu 19: Tác động của yếu tố ngoại lực nào hình thành các đồng bằng châu thổ?

  • A. Dòng nước
  • B. Nước ngầm
  • C. Gió
  • D. Nhiệt độ

Câu 20: Thuận lợi nhất cho trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc là

  • A. địa hình núi cao.
  • B. các cao nguyên.
  • C. đồng bằng.
  • D. thung lũng.

Câu 21: Đồng bằng nào dưới đây hình thành do băng hà bào mòn?

  • A. Đồng bằng A-ma-dôn.
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • C. Đồng bằng châu Âu.
  • D. Đồng bằng Hoàng Hà.

Câu 22: Hồ có đặc điểm gì

  • A. Nhô cao 
  • B. Bằng phẳng
  • C. Một vùng đất rộng 
  • D. Có những chỗ trũng

Câu 23: Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, nhưng có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách là đặc điểm của địa hình

  • A. núi.
  • B. cao nguyên.
  • C. đồi trung du.
  • D. bình nguyên.

Câu 24: Đồng bằng là những nơi như thế nào

  • A. Nhô cao, dốc
  • B. Rộng, bằng phẳng 
  • C. Có những dòng chảy 
  • D. Có những chỗ trũng 

Câu 25: Trên Trái Đất có bao nhiêu đới khí hậu

  • A. Đới nóng
  • B. Đới lạnh 
  • C. Đới ôn hòa 
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 26:  Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là

  • A. độ cao tuyệt đối khoảng 200m.
  • B. đỉnh tròn, sườn thoải.
  • C. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
  • D. thích hợp trồng cây công nghiệp.

Câu 27: Trên bề mặt trái đất có những dạng ddienj hình nào dưới đây?

  • A. đại dương
  • B. hồ 
  • C. sông
  • D. tất cả những ý trên đều đúng

Câu 28: Bề mặt Trái Đất chia thành mấy châu lục 

  • A. 7 
  • B. 6
  • C. 5
  • D. 4

Câu 29: Trên bề mặt trái đất có những dạng ddienj hình nào dưới đây?

  • A. núi, đồi
  • B. cao nguyên
  • C. đồng bằng
  • D. tất cả những ý trên đều đúng

Câu 30: Vùng đồi bát úp của nước ta tập trung nhiều ở vùng

  • A. Trung du Bắc Bộ
  • B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • C. Bắc Trung Bộ
  • D. Đông Nam Bộ

Câu 31: Đồi và núi là những vùng đất như thế nào

  • A. Nhô cao 
  • B. Bằng phẳng
  • C. Một vùng đất rộng 
  • D. Có những chỗ trũng

Câu 32: Khu vực nào của nước ta tập trung nhiều cao nguyên badan rộng lớn

  • A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • B. Tây Nguyên.
  • C. Đông Nam Bộ.
  • D. Bắc Trung Bộ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác