Tắt QC

Trắc nghiệm Tự nhiên và xã hội 3 cánh diều bài 17: Cơ quan thần kinh

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tự nhiên và xã hội 3 bài 17: Cơ quan thần kinh - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: chức năng của não là:

  • A. Điều khiển suy nghĩ, cảm xúc
  • B. Điều khiển cách ứng xử.
  • C. Tiếp nhận thông tin từ các giác quan và điều khiển mọi cử động.
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 2: Theo em, sự thay đổi cảm xúc vui, buồn là do bộ phận nào của cơ quan nào điều khiển?

  • A. Não
  • B. Thận
  • C. Dạ dày
  • D. Tim

Câu 3: Cơ quan thần kinh có chức năng gì?

  • A. Tiếp nhận và trả lời kích thích từ bên trong và bên ngoài cơ thể.
  • B. Điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 4: Theo em, trạng thái cảm xúc nào dưới đây có lợi với cơ quan thần kinh?

  • A. Vui vẻ
  • B. Sợ hãi
  • C. Bực tức
  • D. Lo lắng

Câu 5: Theo em, trạng thái cảm xúc nào dưới đây có hại với cơ quan thần kinh?

  • A. Tin tưởng
  • B. Vui vẻ
  • C. Bi quan
  • D. Lãng mạn

Câu 6: Trụ não cấu tạo từ các thành phần nào ?

  • A. Các rễ trước và rễ sau thần kinh
  • B. Chất xám và chất trắng
  • C. Một phần tủy sống
  • D. Chỉ có chất xám hoặc chất trắng

Câu 7: Khi nói về phân hệ đối giao cảm, nhận định nào sau đây là chính xác ?

  • A. Trung ương nằm ở đại não
  • B. Sợi trục của nơron trước hạch ngắn
  • C. Nơron sau hạch có bao miêlin.
  • D. Sợi trục của nơron sau hạch ngắn

Câu 8: Tiếng nói và chữ viết là cơ sở của

  • A. ngôn ngữ.
  • B. tư duy.
  • C. trí nhớ.
  • D. phản xạ không điều kiện.

Câu 9: Nơron có nhiệm vụ

  • A. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.
  • B. Cảm ứng và hưng phấn xung thần kinh,
  • C. Hưng phấn và dẫn truyền xung thần kinh.
  • D. Cảm ứng, hưng phấn và dẫn truyền xung thần kinh.

Câu 10: Hệ thần kinh sinh dưỡng bao gồm

  • A. Phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm.
  • B. Bộ phận trung ương và đối giao cảm
  • C. Phân hệ thần kinh giao cảm và bộ phận ngoại biên.
  • D. Cả A và B.

Câu 11: Ở người trưởng thành, diện tích bề mặt của vỏ não nằm trong khoảng bao nhiêu ?

  • A. 2300 – 2500 cm2
  • B. 1800 – 2000 cm2
  • C. 2000 – 2300 cm2
  • D. 2500 – 2800 cm2

Câu 12: Chất xám là

  • A. Căn cứ của các phản xạ không điều kiện.
  • B. Đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ.
  • C. Căn cứ của phản xạ có điều kiện.
  • D. Cả A và C

Câu 13: Chức năng của rễ tủy là gì?

  • A. Rễ trước dẫn truyền xung động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng
  • B. Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương
  • C. Thực hiện trọn vẹn các cung phản xạ
  • D. Cả A và B

Câu 14: Khi tác động lên một cơ quan, phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm có tác dụng

  • A. tương tự nhau.
  • B. giống hệt nhau.
  • C. đối lập nhau.
  • D. đồng thời với nhau.

Câu 15:  Để bảo vệ hệ thần kinh, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ?

  • A. Tất cả các phương án còn lại
  • B. Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu
  • C. Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí
  • D. Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày để phục hồi chức năng của hệ thần kinh sau thời gian làm việc căng thẳng

Câu 16: Các nếp nhăn trên vỏ đại não có chức năng gì?

  • A. Giảm thể tích não bộ
  • B. Tăng diện tích bề mặt
  • C. Giảm trọng lượng của não
  • D. Sản xuất nơron thần kinh

Câu 17: Chức năng của hệ thần kinh là

  • A. Điều khiển, điều hoà, phối hợp mọi hoạt động của các hệ cơ quanẵ
  • B. Điều hoà mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan,
  • C. Điều khiển mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan.
  • D. Phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan.

Câu 18: Tủy sống có 2 chỗ phình ở vị trí nào?

  • A. Ngực và thắt lưng
  • B. Cổ và thắt lưng
  • C. Cổ và ngực
  • D. Ngực và xương cùng

Câu 19: Các vùng chức năng chỉ có ở não người mà không có ở động vật là

  • A. Vùng hiểu tiếng nói, vận động ngôn ngữ, vận động.
  • B. Vùng hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết, cảm giác,
  • C. Vùng hiểu tiếng nói, vùng nói, vùng viết.
  • D. Vùng hiểu tiếng nói, vận động ngôn ngữ, hiểu chữ viết.

Câu 20: Phản xạ có điều kiện có đặc điểm

  • A. Sinh ra đã có, không cần phải học tập.
  • B. Được hình thành trong đời sống cá thể.
  • C. Có thể mất đi nếu không được nhắc lại.
  • D. Cả A và B.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác