Trắc nghiệm Tự nhiên xã hội 3 cánh diều bài Ôn tập chủ đề Trường học
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tự nhiên xã hội 3 bài Ôn tập chủ đề Trường học - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đâu là thông điệp của ngày nhà giáo Việt Nam
A. Tôn sư trọng đạo.
- B. Nhường cơm sẻ áo.
- C. Đi thong thả cho đỡ vất vả.
- D. Rừng xanh – hơi thở cuộc sống.
Câu 2: Đâu không phải hoạt động kết nối xã hội của trường học
A. Tổ chức liên hoan theo lớp.
- B. Chiến dịch ủng hộ đồng bào lũ lụt.
- C. Phong trào thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
- D. Ủng hộ đồng bào vùng sâu, vùng xa.
Câu 3: Khi thấy kính của cửa sổ có vết nứt, em sẽ
- A. Dùng bằng dính để dán lại vết nứt.
- B. Dùng bút chọc vào vết nứt.
C. Báo thầy cô giáo để thay kính.
- D. Bẻ các vết nứt cho gió luồn vào.
Câu 4: Ngày hội tìm hiểu lịch sử được tổ chức với mục đích
- A. Tìm hiểu về phương thức sản xuất xưa.
- B. Tìm hiểu ý nghĩa cuộc sống.
C. Tìm hiểu cội nguồn dân tộc.
- D. Tìm hiểu về công ơn thầy cô giáo.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hoạt động viếng nghĩa trang liệt sĩ
- A. Khi tham gia hoạt động, các bạn học sinh thường dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ, thắp hương và tưởng niệm.
B. Hoạt động viếng nghĩa trang liệt sĩ là một hành động đẹp, thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ đến các anh hùng đã hi sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.
- C. Hoạt động viếng nghĩa trang liệt sĩ chỉ được tổ chức vào ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7.
- D. Trong nghĩa trang liệt sĩ, có cả những ngôi mộ không có tên
Câu 6: Người đứng đầu trong trường gọi là
- A. Phụ huynh.
- B. Chủ nhiệm.
C. Hiệu trưởng.
- D. Hiệu phó.
Câu 7: Ý nghĩa của hoạt động ủng hộ đồng bào bị lũ lụt.
A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
- B. Giáo dục về lòng nhân ái, tinh thần tương thân tương ái.
- C. Hỗ trợ cho đồng bào miền Trung trong hoàn cảnh lũ lụt.
- D. Giáo dục về tinh thần đòa kết, yêu thương gắn bó của dân tộc Việt Nam
Câu 8: Đâu là hành động nên làm để giữ gìn vệ sinh
- A. Khi đi vệ sinh không cần giật nước, vứt giấy vào bồn cầu, không cần rửa tay.
- B. Khi đi vệ sinh không cần giật nước, vứt giấy vào thùng rác, không cần rửa tay.
- C. Khi đi vệ sinh phải giật nước, vứt giấy vào bồn cầu, rửa tay bằng nước mát.
D. Khi đi vệ sinh phải giật nước, vứt giấy vào thùng rác, rửa tay bằng xà phòng, không để nước bắn tung tóe.
Câu 9: Đâu là một chiếc cầu thang sạch sẽ và an toàn
A. Có lan can, làn can phải chắc chắn.
- B. Có nhiều vũng nước.
- C. Dùng bình hoa thay cho lan can.
- D. Không có lan can.
Câu 10: Đâu là hoạt động kết nối xã hội của trường học
A. An toàn giao thông cho nụ cười trẻ em.
- B. Quyên góp sách cho thư viện của trường.
- C. Vệ sinh lớp học cuối năm.
- D. Liên hoan văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
Câu 11: Nhà trường vừa lắp thêm một cột bóng rổ cho học sinh tập luyện. Trong lúc tập luyện, bạn Nam không may bị ngã chảy máu chân. Em sẽ làm gì để giúp đỡ Nam
- A. Cho Nam ngồi xuống ghế để nghỉ ngơi.
B. Dùng khăn lau vết thương ở chân cho Nam và báo cáo trường nên bỏ cột bóng rổ đi vì gây nguy hiểm cho học sinh.
- C. Dùng nước rửa vết thương ở chân cho Nam và báo với bố mẹ Nam.
- D. Đưa Nam vào phòng y tế để băng bó vết thương.
Câu 12: Hoạt động vào tiết đầu tiên của sáng thứ hai hằng tuần gọi là
- A. Lễ khai giảng.
B. Lễ chào cờ.
- C. Lễ chào mừng.
- D. Lễ bế giảng.
Câu 13: Ý nghĩa của phong trào “Nuôi heo đất” đối với học sinh
- A. Tuyên truyền sâu rộng công tác khuyến học, khuyến tài.
- B. Giáo dục nhân cách, tinh thần tương thân tương ái.
- C. Rèn luyện thói quen tiết kiệm trong chi tiêu.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 14: Đâu không phải là dấu hiệu mất an toàn ở trường học
- A. Chiếc quạt trần kêu kít két.
- B. Tay nắm cửa bị tung ra.
C. Ổ điện được đậy nắp.
- D. Chiếc lan can cầu thang bị gãy bị lỏng ốc.
Câu 15: Đâu là một ngôi trường sạch đẹp
- A. Học sinh gọt bút chì và vứt xuống ngăn bàn.
- B. Học sinh để đồ ăn thừa dưới gốc cây.
C. Học sinh trong trường biết phân loại rác và để chúng đúng nơi quy định.
- D. Học sinh thường vẽ lên tường rất nhiều hình thù quái lạ.
Câu 16: Tại sao chúng ta nên tham gia các hoạt động kết nối xã hội của trường? Chọn đáp án sai
- A. Học được nhiều điều bổ ích.
B. Được nghỉ học đi chơi.
- C. Khám phá cuộc sống xung quanh.
- D. Biết yêu thương, chia sẻ với mọi người.
Câu 17: Giáo viên phụ trách của lớp được gọi là
- A. Tổng phụ trách.
- B. Hiệu phó.
C. Chủ nhiệm.
- D. Bộ môn.
Câu 18: Ý nghĩa chính của hoạt động giao lưu “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” đối với học sinh. Chọn đáp án đúng nhất
A. Cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản khi tham gia giao thông; xây dựng ý thức an toàn, tự giác khi tham gia giao thông.
- B. Cung cấp cho các em các kiến thức luật giao thông để thi bằng lái xe.
- C. Tuyên truyền cho các em về những vụ tai nạn thảm khốc khi không tuân thủ luật giao thông.
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 19: Có ý kiến cho rằng “Cần phải thường xuyên tham gia những việc góp phần giữ an toàn và vệ sinh ở trường”. Em có đồng ý với ý kiến đó không
- A. Không, sau giờ học em còn phải về nghỉ ngơi.
- B. Có, nhưng một năm chỉ cần làm hai lần.
C. Có, giữ an toàn và vệ sinh là việc cần thiết và thường xuyên của chúng ta.
- D. Không, đối với học sinh việc học là việc quan trọng nhất, những hoạt động khác không cần tham gia.
Câu 20: Ý nghĩa của hoạt động vệ sinh đường làng ngõ xóm đối với học sinh. Chọn đáp án sai.
- A. Nâng cao nhận thức và khơi dậy trong các em ý thức giữ gìn môi trường “xanh - sạch - đẹp”.
- B. Giáo dục cho các em có được những đức tính tốt như tính tự giác, ý thức tập thể.
C. Rèn luyện sức khỏe.
- D. Hiểu biết hơn về môi trường xung quanh chúng ta, nhận thức được giá trị thực thụ của việc bảo vệ môi trường
Bình luận