Tắt QC

Trắc nghiệm Tin học 9 Cánh diều Ôn tập chủ đề D: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Tin học 9 cánh diều Ôn tập chủ đề D: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

 

Câu 1: Hoạt động trên mạng nào sau đây dễ gây bệnh nghiện Internet nhất?

  • A. Làm việc trực tuyến
  • B. Học tập trực tuyến.
  • C. Đọc tin tức
  • D. Sử dụng mạng xã hội.

Câu 2: Hành vi có văn hóa, đạo đức trên mạng xã hội: 

  • A. Cản trở trái pháp luật việc cung cấp, truy cập thông tin trên internet của tổ chức 
  • B. Sử dụng mật khẩu, thông tin, dữ liệu trên internet của tổ chức, cá nhân khi chưa được phép 
  • C. Chia sẻ thông tin có nguồn chính thống, tin cậy 
  • D. Tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, virus máy tính 

Câu 3: Hoạt động trên mạng nào sau đây dễ gây bệnh nghiện Internet nhất?

  • A. Làm việc trực tuyến
  • B. Học tập trực tuyến.
  • C. Đọc tin tức
  • D. Sử dụng mạng xã hội.

Câu 4: Hình ảnh sau đây cho thấy tác động tiêu cực nào của công nghệ đối với đời sống con người, xã hội 

TRẮC NGHIỆM 

  • A. Nghiện Internet
  • B. Bắt nạt, bạo lực qua Internet
  • C. Giảm sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình 
  • D. Gây nguy hại cho môi trường 

Câu 5: Việc lộ thông tin cá nhân trên Internet dẫn đến hậu quả gì?

  • A. Giảm kết nối, tương tác trực tiếp giữa người với người.
  • B. Tài khoản bị mạo danh.
  • C. Thay đổi thói quen sinh hoạt.
  • D. Hình thành thói quen thích được chú ý.

Câu 6: Đâu không phải là biện pháp phòng ngừa tác hại khi tham gia internet?

  • A. Vào mạng xã hội thâu đêm suốt sáng.
  • B. Không mở email từ địa chỉ lạ
  • C. Truy cập trang web lành mạnh
  • D. Tự suy nghĩ thay vì lập tức tìm sự trở giúp của Internet.

Câu 7: Ví dụ cho thấy internet ảnh hưởng tiêu cực đến tình cảm và quan hệ người thân, bạn bè 

  • A. Gây ra bệnh khô mắt và suy giảm thị lực 
  • B. Chìm đắm vào thế giới ảo, không còn thời gian gặp gỡ người thân 
  • C. Bị lôi kéo tham gia vào các hoạt động phi pháp 
  • D. Đánh cắp dữ liệu thông tin cá nhân 

Câu 8: Nam chơi game rất nhiều. Đi học về là Nam ngồi ngay vào máy để chơi, nhiều lúc bỏ cả ăn uống, thậm chí chơi thâu đêm. Ngồi trong lớp, Nam chỉ mong sớm tan học để về chơi game. Đã nhiều lần Nam bỏ học để chơi game. Với kết quả học tập kém, Nam có nguy cơ bị ở lại lớp. Em hãy cho biết Nam đã bị ảnh hưởng bởi tác hại:

  • A. Máy tính bị lây nhiễm virus do truy cập vào những trang web lạ, tải về máy các tệp chưa được kiểm chứng độ tin cậy
  • B. Nghiện Internet đến mức không còn thời gian cho những hoạt động lành mạnh, xao nhãng học hành
  • C. Lười học tập, lười đọc sách, lười suy nghĩ, dần mất đi năng lực sáng tạo
  • D. Bị ảnh hưởng bởi nội dung xấu trên mạng, những thông tin độc hại, trái với thuần phong mĩ tục

Câu 9: Sau khoảng 20 phút liên tục nhìn vào màn hình máy tính, em cần làm gì để bảo vệ mắt 

  • A. Đi ngủ 
  • B. Nghỉ 20 giây để nhìn xa 20 feet 
  • C. Dừng sử dụng các thiết bị điện tử trong 10 phút 
  • D. Chớp mắt liên tục 20 lần 

Câu 10: Nhận được một email thông báo trúng thưởng. Mai mở ra và nháy chuột vào liên kết bên trong. Sau đó tài khoản email của Mai bị chiếm đoạt và người thân nhận đươc từ tài khoản đó có những tin nhắn vay tiền. Em hãy cho biết trường hợp trên đã bị ảnh hưởng bởi tác hại của Internet như thế nào?

  • A. Nghiện Internet đến mức không còn thời gian cho những hoạt động lành mạnh, xao nhãng học hành
  • B. Lười học tập, lười đọc sách, lười suy nghĩ, dần mất đi năng lực sáng tạo
  • C. Bị ảnh hưởng bởi nội dung xấu trên mạng, những thông tin độc hại, trái với thuần phong mĩ tục
  • D. Máy tính bị lây nhiễm virus do truy cập vào những trang web lạ, tải về máy các tệp chưa được kiểm chứng độ tin cậy

Câu 11: Ví dụ về việc con người quá lệ thuộc vào công nghệ kĩ thuật số để giải quyết những vấn đề nhỏ trong cuộc sống là

  • A. Việc lộ thông tin tài khoản ngân hàng có thể bị mất tiền trong tài khoản.
  • B. Lừa đảo qua mạng.
  • C. Học sinh lười suy nghĩ, nhờ trí tuệ nhân tạo làm bài tập về nhà.
  • D. Gia tăng ô nhiễm môi trường.

Câu 12: Biện pháp nào sau đây giúp hạn chế tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đối với con người?

  • A. Hạn chế hoặc tái sử dụng túi ni lông và vật dụng làm từ nhựa.
  • B. Ăn uống lành mạnh.
  • C. Dành nhiều thời gian để sinh hoạt chung với gia đình, chơi thể thao,…
  • D. Nằm khi dùng điện thoại

Câu 13: Đăng tải, chia sẻ, bình luận thông tin có nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm người khác là hành vi bị nghiêm cấm theo: 

  • A. điểm d mục 1 Điều 8 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 
  • B. điểm d mục 2 Điều 8 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 
  • C. điểm d mục 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ – CP của Chính phủ 
  • D. điểm d mục 2 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ – CP của Chính phủ 

Câu 14: Hành vi trái đạo đức và thiếu văn hóa trong môi trường số là: 

  • A. Ghi âm, quay phim, chụp ảnh khi không được phép 
  • B. Dùng các sản phẩm vi phạm bản quyền
  • C. Cá độ bóng đá và cờ bạc qua mạng dưới mọi hình thức 
  • D. Sử dụng lời lẽ mang tính phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo

Câu 15: Hành vi bị cấm trên mạng xã hội: 

  • A. Sử dụng họ, tên thật 
  • B. Cung cấp, chia sẻ, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm kích động bạo lực 
  • C. Tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn lành mạnh 
  • D. Không sử dụng ngôn từ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục, gây thù hận

Câu 16: Hành vi nào sau đây là thiếu văn hoá khi hoạt động trong môi trường số?

  • A. Dùng từ ngữ phản cảm khi bình luận trên các diễn đàn, mạng xã hội.
  • B. Sử dụng phần mềm không có bản quyền.
  • C. Làm lộ thông tin cá nhân, tổ chức gây ảnh hưởng xấu.
  • D. Sử dụng dữ liệu của người khác mà không xin phép.

Câu 17: Hành vi nào sau đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật? 

  • A. Hùa theo đám đông phê bình, chê bai, nói xấu với một cá nhân 
  • B. Dùng các sản phẩm vi phạm bản quyền 
  • C. Truy cập không hợp lệ vào các nguồn và kênh truyền thông tin 
  • D. Cá độ bóng đá và cờ bạc qua mạng dưới mọi hình thức 

Câu 18: Khi sử dụng lại các thông tin trên mạng cần lưu ý đến vấn đề là: 

  • A. Các từ khóa liên quan đến thông tin cần tìm.
  • B. Bản quyền.
  • C. Địa chỉ của trang web.
  • D. Các từ khóa liên quan đến trang web.

Câu 19. Giả sử em phát hiện ra bạn thân của mình đã bắt đầu nghiện trò chơi trực tuyến, em hãy nêu biện pháp để giúp người bạn của mình thoát khỏi tình trạng đó:

  • A. khuyên bảo bạn không nên chơi trò chơi trực tuyến nữa
  • B. nói với bạn về sự ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi nghiện trò chơi trực tuyến là như thế nào
  • C. sẽ nhờ sự giúp đỡ từ người lớn như thầy cô, phụ huynh
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 20. Trong một buổi họp mặt gia đình, một người chú là họ hàng của em đã quay một đoạn phim về em và nói rằng sẽ đưa lên mạng cho mọi người xem. Em không thích hình ảnh của mình bị đưa lên mạng, em có thể làm gì để ngăn cản việc đó?

  • A. Không làm được gì, đoạn phim là của chú ấy quay và chú ấy có quyền sử dụng
  • B. Cứ để chú ấy đưa lên mạng, nếu có việc gì thì sẽ yêu cầu chú ấy xóa
  • C.  Nói với bố mẹ về sự việc, nhờ bố mẹ nói với chú ấy không được đưa lên mạng mà chỉ để xem lại mỗi khi họp gia đình.
  • D. Tức giận và to tiếng yêu cầu chú ấy xóa ngay đoạn phim trong máy quay

Câu 21: Phương án nào sau đây là ứng dụng hỗ trợ và phổ biến tệ nạn trên mạng?

  • A. Internet Banking.
  • B. Mua sắm trực tuyến.
  • C. Học online.
  • D. Tổ chức đánh bạc trực tuyến.

Câu 22: Ví dụ cho thấy internet ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí và lối sống

  • A. Gây ra bệnh khô mắt và suy giảm thị lực 
  • B. Chìm đắm vào thế giới ảo, không còn thời gian gặp gỡ người thân 
  • C. Bị lôi kéo tham gia vào các hoạt động phi pháp 
  • D. Đánh cắp dữ liệu thông tin cá nhân 

Câu 23: Khi trao đổi qua mạng, em sẽ lựa chọn những câu nào dưới đây để biểu hiện thái độ không tán thành mà vẫn giữ được sự hòa nhã, lịch sự?

1) Bạn chỉ nói lung tung.

2) Bạn nói vậy mà nghe được à.

3) Mình lại nghĩ khác.

4) Mình không nghĩ thế.

5) Chúng ta cùng xem lại nhé.

  • A. 1, 3, 5 
  • B. 2, 4, 5 
  • C. 3, 4, 5 
  • D. 1, 3. 4

Câu 24: Em thường xuyên nhận được các tin nhắn trên mạng có nội dung như: “mày là một đứa ngu ngốc, béo ú", “mày là một đứa xấu xa, không đáng làm bạn”,... từ một người lớn mà em quen. Em nên làm gì?

  • A. Nói chuyện với thầy cô giáo, bố mẹ về sự việc để xin ý kiến giải quyết.
  • B. Nhắn tin lại cho người đó các nội dung tương tự.
  • C. Gặp thẳng người đó hỏi tại sao lại làm thế và yêu cầu dừng ngay.
  • D. Bỏ qua, chắc họ chỉ trêu thôi.

Câu 25: Cho tình huống sau: “Do mâu thuẫn, bạn A tạo dựng sự việc không có thật rồi đưa lên internet nhằm xúc phạm danh dự, bôi nhọ bạn B. Do có nhiều bình luận với lời lẽ thô tục, ác ý nên bạn B xấu hổ, bỏ học.”

Tình huống trên thuộc hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây? 

  • A. Cung cấp, chia sẻ, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân 
  • B. Cản trở trái pháp luật việc cung cấp, truy cập thông tin trên Internet của tổ chức, cá nhân 
  • C. Sử dụng mật khẩu, thông tin, dữ liệu trên Internet của tổ chức, cá nhân khi chưa được phép 
  • D. Tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, virus máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm quyền điều khiển hệ thống thông tin của tổ chức, cá nhân

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác