Trắc nghiệm tin học 7 chân trời sáng tạo học kì I (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 7 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Những việc nào sau đây là nên làm trong quá trình sử dụng thiết bị máy tính?
A. Đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng thiết bị.
B. Giữ bàn tay khô, sạch khi sử dụng máy tính.
C. Gõ phím dứt khoát nhưng nhẹ nhàng.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 2: Một bộ tai nghe có gắn micro sử dụng cho máy tính là loại thiết bị gì?
A. Thiết bị vào.
B. Thiết bị ra.
C. Thiết bị vừa vào vừa ra.
D. Không phải thiết bị vào – ra.
Câu 3: Thao tác nào sau đây tắt máy tính một cách an toàn?
A. Sử dụng nút lệnh Restart của Windows.
B. Sử dụng nút lệnh Shut down của Windows.
C. Nhấn giữ công tắc nguồn vài giây.
D. Rút dây nguồn khỏi ổ cắm.
Câu 4: Máy tính cần phải có những thành phần nào để hỗ trợ con người xử lí thông tin?
A. Thiết bị vào, thiết bị ra, bộ xử lí và bộ nhớ
B. Màn hình máy tính, chuột, micro
C. Thiết bị nghe, nhìn
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 5: Chức năng của micro là gì?
A. Là thiết bị ra, nhận dữ liệu từ máy tính, thể hiện ra bên ngoài dưới dạng âm thanh mà chúng ta có thể nghe thấy
B. Là thiết bị vào, thu nhận âm thanh và chuyển vào máy tính để mã hoá thành dữ liệu số.
C. Llà thiết bị ra, dùng để hiển thị nội dung màn hình máy tính lên màn chiếu.
D. Là thiết bị đưa mệnh lệnh vào máy tính để điều khiển đối tượng trong một số trò chơi trên máy tính.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các loại cổng kết nối?
A. Mỗi loại cổng kết nối và đầu nối tương ứng được thiết kế để có thể lắp ráp vừa khớp với nhau.
B. Cùng một chuẩn kết nối có thể có nhiều loại cổng kết nối, đầu nối với cấu tạo, hình dạng, kích thước khác nhau.
C. Cùng với sự phát triển của công nghệ, các chuẩn kết nối ngày càng hiện đại, tích hợp được nhiều chức năng trên một cổng như truyền tải các loại dữ liệu, sạc pin cho thiết bị,...
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nếu chỉ có các thiết bị phần cứng mà không cài đặt hệ điều hành thì máy tính không hoạt động được.
B. Phần mềm ứng dụng trực tiếp điều khiển phần cứng mà không cần thông qua hệ điều hành.
C. Phần mềm ứng dụng là những chương trình máy tính giúp con người xử lí một công việc cụ thể nào đó, ví dụ như soạn thảo văn bản, lập bảng tính, chỉnh sửa ảnh, tạo bài trình chiếu,...
- D. Hệ điều hành kết nối, quản lí, điều khiển các thiết bị phần cứng, phần mềm trên máy tính, đảm bảo chúng phối hợp hoạt động nhịp nhàng trong một hệ thống thống nhất.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng có vai trò như nhau trong hệ thống máy tính.
B. Hệ điều hành có chức năng điều khiển các thiết bị phần cứng của máy tính và tổ chức thực hiện các chương trình trong máy tính.
C. Hệ điều hành kiểm soát mọi hoạt động giao tiếp giữa người dùng và máy tính.
D. Hệ điều hành hỗ trợ sao lưu dữ liệu và phòng chống virus
Câu 9: Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Người dùng sử dụng máy tính vào nhiều công việc khác nhau nên cần phải có nhiều phần mềm ứng dụng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.
B. Cần phải cài đặt các phần mềm ứng dụng vào máy tính trước, sau đó mới cài đặt hệ điều hành.
C. Phần mềm ứng dụng được cài đặt vào máy tính khi người dùng có nhu cầu sử dụng.
D. Phần mềm ứng dụng chạy trên nền của hệ điều hành, là công cụ, tiện ích cho phép người dùng xử lí công việc trên máy tính.
Câu 10: Chức năng nào dưới đây không thuộc về hệ điều hành ?
A. Điều khiển và quản lí các thiết bị phần cứng trong máy tính.
B. Cung cấp và quản lí môi trường giao tiếp giữa người dùng với máy tính.
C. Quản lí dữ liệu trong tệp.
D. Quản lí các phần mềm ứng dụng và các tệp dữ liệu.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Người sử dụng xử lí những yêu cầu cụ thể bằng phần mềm ứng dụng.
B. Để phần mềm ứng dụng chạy được trên máy tính phải có hệ điều hành.
C. Để máy tính hoạt động được phải có phần mềm ứng dụng.
D. Để máy tính hoạt động được phải có hệ điều hành.
Câu 12: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Không chỉ máy tính cần phải có hệ điều hành mà điện thoại thông minh hay máy tính bảng cũng cần phải có hệ điều hành để có thể cãi đặt và chạy những ứng dụng khác.
B. Phần mềm ứng dụng giúp con người thực hiện những công việc cụ thể, thể hiện được lợi ích của máy tính.
C. Mặc dù cùng là phần mềm, nhưng hệ điều hành và phần mềm ứng dụng có vai trò khác nhau đối với sự vận hành của máy tính.
D. Tất cả nhận định trên đều đúng.
Câu 13: Các phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tên tệp, tên thư mục được đặt ngắn gọn, hợp lí, khoa học, gợi nhớ với nội dung của tệp, thư mục đó để dễ dàng tìm kiếm.
B. Có thể tạo được nhiều thư mục con cùng tên trong một thư mục mẹ.
C. Trong tên tệp, tên thư mục có thể chứa một số kí tự đặc biệt như : <, >, :, “, /. \,, ?, *.
D. Cả hai phương án B, C đều sai
Câu 14: Chọn đáp án đúng nhất khi nói về các thao tác mà người dùng có thể thực hiện?
A. Xoá tệp.
B. Sao chép tệp hoặc di chuyển tệp sang thư mục khác.
C. Tạo mới tệp.
D. Tất cả các phương án
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong một thư mục, có thể có hai tệp giống nhau phần tên tệp nhưng khác nhau ở phần mở rộng.
B. Trong một thư mục có thể có hai tệp khác nhau phần tên tệp và giống nhau ở phần mở rộng.
C. Trong mỗi thư mục phải có chứa ít nhất một tệp hoặc thư mục con.
D. Tổ chức, lưu trữ dữ liệu theo cấu trúc cây thư mục giúp người dùng dễ dàng quản lí, tìm kiếm dữ liệu.
Câu 16: Chọn nhận định đúng dưới đây
A. Lọc dữ liệu là chọn và chỉ hiển thị các hàng thoả mãn các tiêu chuẩn nào đó
B. Kết quả lọc dữ liệu sắp xếp lại dữ liệu
C. Để lọc dữ liệu em chọn lệnh Filter
D. Tất cả câu trên đúng
Câu 17: Hãy chọn nhận định đúng trong những nhận định dưới đây?
A. Khi đổi tên tệp, em chỉ có thể đổi phần tên của tập mới, không đổi được phần mở rộng của tệp.
B. Khi sao chép tệp sang vị trí khác, tệp gốc sẽ bị xoá.
C. Khi di chuyển tập sang vị trí khác, tệp gốc sẽ bị xoá.
D. Tất cả nhận định trên đều đúng.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cách tổ chức thư mục mẹ, thư mục con giúp lưu trữ dữ liệu một cách có hệ thống và dễ dàng quản lí dữ liệu.
B. Một thư mục có thể chứa nhiều loại tệp khác nhau.
C. Trong một thư mục có thể tạo hai thư mục con cùng tên.
D. Cả A, B, C
Câu 19: Ý kiến nào sau đây là đúng khi thực hiện các thao tác đối với tệp?
A. Thận trọng khi thực hiện các thao tác xoá, đổi tên, đổi phần mở rộng, di chuyển tập chương trình vì có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy tính.
B. Không nên chỉnh sửa phần mở rộng của tập để tránh nhầm lẫn cho người sử dụng và làm cho hệ điều hành không nhận biết được hoặc nhận biết sai phần mềm ứng dụng có thể xử lí tập.
C. Tệp chương trình cũng có nhiều loại và được phân biệt bởi phần mở rộng như:.exe (executable),.com (command),.msi (Microsoft Installer),.bat (batch).
D. Cả A, B đều đúng
Câu 20: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Phần mở rộng của tệp giúp hệ điều hành và người sử dụng biết tệp thuộc loại nào.
B. Sao lưu dữ liệu và phòng chống virus là hai biện pháp thường dùng để bảo vệ dữ liệu. Cần nắm vững các nguyên tắc sử dụng máy tính để đảm bảo an toàn dữ liệu.
C. Dữ liệu trong máy tính có thể bị mất, hư hỏng nên ta cần phải thường xuyên sao lưu dữ liệu.
D. Tất cả nhận định trên đều đúng.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Thận trọng khi thực hiện các thao tác xóa, đổi tên, đổi phần mở rộng, di chuyển tệp chương trình vì có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy tính.
B. Chương trình máy tính không phải là dữ liệu được lưu trữ ở dạng tệp trên thiết bị nhớ.
C. Tệp chương trình cũng có nhiều loại và được phân biệt bởi phần mở rộng như:.exe (executable),.com (command),.msi (Microsoft Installer),.bat (batch).
D. Các hệ điều hành thường có chức năng tường lửa để phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công từ phần mềm độc hại.
Câu 22: Hãy chọn các phát biểu không đúng về tệp và phân loại tệp.
A. Phần mở rộng của tệp giúp nhận biết loại tệp. Phần mở rộng của tệp gồm những kí tự sau dấu chấm cuối cùng trong tên tệp.
B. Khi tạo tệp mới, người dùng bắt buộc phải gõ phần mở rộng của tệp.
C. Tệp được phân loại theo định dạng của tệp. Phần mở rộng của tệp giúp hệ điều hành và người sử dụng biết tệp thuộc loại nào.
D. Biểu tượng phần mềm trước tên tệp giúp người dùng nhận biết phần mềm có thể xử li tệp.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Phần mềm diệt virus giúp ngăn ngừa, diệt phần mềm độc hại.
B. Bật chức năng Windows Defender Firewall giúp hạn chế sự tấn công của phần mềm độc hại.
C. Máy tính đã có phần mềm diệt virus, bật chức năng tường lửa thì không thể bị nhiễm phần mềm độc hại được nữa.
D. Sử dụng máy tính một cách có hiểu biết giúp hạn chế lây nhiễm phần mềm độc hại.
Câu 24: Ý kiến nào sau đây là sai?
A. Hạn chế của sao lưu nội bộ là có thể bị mất cả bản gốc và bản sao.
B. Hạn chế của sao lưu ngoài là có thể thất lạc bản sao lưu trên thiết bị nhớ rời.
C. Khi sao lưu từ xa, người sử dụng không phải bảo quản thiết bị nhớ lưu trữ bản sao.
D. Chức năng sao lưu của hệ điều hành MS Windows chỉ cho phép sao lưu nội bộ.
Câu 25: Đâu là việc không nên làm khi tham gia vào mạng xã hội?
A. Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật; Cung cấp, chia sẻ thông tin kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội.
B. Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm, làm hạ uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
C. Nhắn tin quấy rối, đe doạ, bắt nạt người khác.
D. Tất cả các phương án A, B, C.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Mạng xã hội giúp kết nối, duy trì mối quan hệ với người thân, bạn bè.
B. Mạng xã hội được sử dụng miễn phí và có thể dễ dàng truy cập ở bất cứ nơi đâu khi có mạng internet.
C. Sử dụng mạng xã hội là cách duy nhất để trao đổi thông tin trên internet.
D. Sử dụng mạng xã hội quá nhiều sẽ dẫn đến nghiện mạng xã hội.
Câu 27: Đâu là hậu quả của sự thiếu hiểu biết trong sử dụng thông tin trên mạng xã hội?
A. Sống ảo, mất đi kĩ năng xã hội.
B. Bị áp lực từ những bình luận tiêu cực dẫn đến lo lắng, căng thẳng, trần cảm
C. Trao đổi, thảo luận về các chủ đề học tập và cuộc sống.
D. Cả A và B
Câu 28: Trong các câu nói sau, câu nào là không đúng khi nói về mạng xã hội?
A. Mạng xã hội giúp mọi người tương tác với nhau mà không cần gặp mặt.
B. Tất cả các website đều là mạng xã hội.
C. Người xấu có thể đưa tin giả lên mạng xã hội. Vì vậy chỉ nên trò chuyện với người mình quen biết.
D. Một số mạng xã hội quy định độ tuổi được phép tham gia là thành viên.
Câu 29: Những ý kiến nào sau đây về Facebook là đúng?
A. Là ứng dụng có hàng tỉ người dùng trên thế giới.
B. Việt Nam đứng trong top 10 những quốc gia có số người sử dụng Facebook đông nhất trên thế giới.
C. Là công cụ giúp cập nhật, chia sẻ các thông tin, hình ảnh cá nhân.
D. Tất cả các ý kiến trên.
Câu 30: Đâu không phải là điểm tích cực khi tham gia mạng xã hội?
A. Bày tỏ quan niệm cá nhân
B. Chia sẻ mọi thông tin cá nhân
C. Giới thiệu bản thân mình với mọi người
D. Kết nối bạn bè
Câu 31: Điểm khác nhau giữa giao tiếp gặp gỡ trực tiếp và giao tiếp qua mạng là?
A. Giao tiếp gặp gỡ trực tiếp chúng ta có thể diễn tả bằng lời nói, hoạt động, cải thiện kĩ năng giao tiếp, nói chuyện mặt đối mặt,...
B. Gặp gỡ qua mạng có thể trò chuyện ở bất cứ đầu, không cần mặt đối mặt, có thể suy nghĩ cẩn thận trước khi nói, không sợ cảm xúc của mình bị bộc lộ ra ngoài.
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 32: Tại sao có những bạn khi giao tiếp qua mạng lại thiếu văn minh hơn so với khi giao tiếp trực tiếp?
A. Giao tiếp trên mạng người ta sẽ không thể nhìn thấy mặt của nhau
B. Giao tiếp trên mạng không lo sợ bị mang tiếng xấu
C. Giao tiếp trên mạng có thể sử dụng tên giả, ảnh giả mà không bị người khác phán xét.
D. Cả A, B, C
Câu 33: Những việc nào sau đây em không nên thực hiện khi giao tiếp qua mạng?
A. Viết tất cả các ý kiến của mình bằng chữ hoa để gây ấn tượng.
B. Tôn trọng người đang trò chuyện với mình.
C. Sử dụng các từ viết tắt khi trò chuyện trực tuyến để tiết kiệm thời gian.
D. Đối xử với người khác theo cách em muốn được đối xử trực tuyến.
Câu 34: Việc làm nào sau đây không phù hợp khi giao tiếp qua mạng?
A. Tôn trọng mọi người khi giao tiếp qua mạng.
B. Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng,...văn minh, lịch sự.
C. Đưa thông tin, hình ảnh cá nhân của người khác lên mạng khi chưa được họ cho phép.
D. Tìm sự hỗ trợ của bố mẹ, thầy cô, người tư vấn khi bị bắt nạt trên mạng.
Câu 35: Việc làm nào dưới đây là truy cập hợp lệ?
A. Thử gõ tên tài khoản, mật khẩu để mở tài khoản mạng xã hội của người khác.
B. Tự tiện sử dụng điện thoại di động hay máy tính của người khác.
C. Truy cập vào trang web có nội dung phản cảm, bạo lực.
D. Kết nối vào mạng không dây của nhà trường cung cấp miễn phí cho học sinh.
Câu 36: Những việc nào sau đây em nên thực hiện khi giao tiếp qua mạng?
A. Giấu bố mẹ, thầy cô vấn đề khiến em căng thẳng, sợ hãi khi sử dụng mạng.
B. Nói bậy, nói xấu người khác, sử dụng tiếng lóng, hình ảnh không lành mạnh.
C. Đưa thông tin, hình ảnh cá nhân của người khác lên mạng khi chưa được họ cho phép.
D. Tìm sự hỗ trợ của bố mẹ, thầy cô, người tư vấn khi bị bắt nạt trên mạng.
Câu 37: Khi nhập dữ liệu có thể thực hiện theo các cách nào sau đây?
A. Nháy chuột vào ô muốn nhập rồi nhập dữ liệu trực tiếp vào ô, nhấn phím Enter để kết thúc.
B. Nháy chuột vào vùng nhập dữ liệu, nhập dữ liệu tại vùng này, nháy chuột tại ô bất kì để kết thúc.
C. Nháy chuột vào ô muốn nhập, nháy chuột lên vùng nhập dữ liệu, tiến hành nhập dữ liệu, nhấn phím Enter để kết thúc.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 38: Phần mềm bảng tính là phần mềm ứng dụng có chức năng?
A. Ghi lại và trình bày thông tin dạng bảng.
B. Thực hiện các tính toán.
C. Xây dựng biểu đồ minh họa số liệu trong bảng.
D. Cả A, B và C
Câu 39: Một nhóm ô liền kề tạo thành hình chữ nhật được gọi là?
A. Cột
B. Hàng
C. Ô
D. Vùng dữ liệu
Câu 40: Để nhập dữ liệu vào ô tính thì bước đầu tiên em cần làm là gì?
A. Nhấn Enter
B. Nháy chuột vào ô muốn nhập
C. Nhập dữ liệu
D. Nháy chọn vùng dữ liệu
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm tin học 7 chân trời sáng tạo học kì I
Bình luận