Trắc nghiệm tin học 7 chân trời sáng tạo học kì I (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 7 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Để đăng kí tài khoản mạng xã hội em có thể:
A. Sử dụng số điện thoại.
B. Sử dụng email.
C. Cả A và B.
D. Sử dụng thẻ căn cước công dân.
Câu 2: Các mối quan hệ trên mạng thường có đặc điểm gì?
A. Phạm vi rộng.
B. Đa dạng, phức tạp.
C. Khó kiểm soát.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 3: Khi giao tiếp qua mạng cần phải giao tiếp như thế nào?
A. An toàn.
B. Lành mạnh.
C. Ứng xử lịch sự.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 4: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau?
A. Khác với giao tiếp thông thường, khi giao tiếp qua mạng, đặc biệt là mạng xã hội, ta có thể không biết tất cả những người đang trao đổi thông tin với mình và ngược lại.
B. Các mối quan hệ trên mạng thường có phạm vi rộng, đa dạng, phức tạp và khó kiểm soát hơn.
C. Chúng ta nên truy cập vào các nguồn thông tin khi chưa được phép, không phù hợp với lứa tuổi.
D. Khi gặp mâu thuẫn, xung đột hay bị xúc phạm, bắt nạt, đe dọa trên mạng, hãy chia sẻ, nhờ sự giúp đỡ, tư vấn để giải quyết từ người lớn đáng tin cậy.
Câu 5: Truy cập mạng như thế nào là hợp pháp?
A. Truy cập vào nguồn thông tin trên mạng xã hội, trang thông tin điện tử cá nhân, … bằng tài khoản của người khác khi chưa được phép.
B. Sử dụng các thiết bị của người khác khi được phép.
C. Truy cập vào kênh thông tin có nội dung xấu, có hại, không phù hợp với lứa tuổi.
D. Kết nối vào mạng khi không được phép.
Câu 6: Hình ảnh dưới đây mô tả hành động gì khi truy cập mạng?
A. Sử dụng các thiết bị của người khác khi chưa được phép.
B. Kết nối vào mạng khi không được phép.
C. Truy cập không hợp lệ.
D. Sử dụng giấy phép bản quyền không hợp lệ.
Câu 7: Nghiện Internet ảnh hưởng như thế nào đến con người?
A. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thể chất, tinh thần.
B. Ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập.
C. Dẫn đến những việc làm vi phạm đạo đức, pháp luật.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 8: Biểu hiện nào là nghiện Internet?
A. Mất quá nhiều thời gian cho việc truy cập Internet.
B. Sử dụng máy tính, thiết bị thông minh mọi lúc, mọi nơi.
C. Bỏ học, thức khuya để lên mạng.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 9: Đâu không phải tác hại của nghiện Internet?
A. Kết quả học tập ngày càng tiến bộ.
B. Thị lực, sức khỏe và kết quả học tập giảm sút.
C. Bị phụ thuộc vào thế giới ảo, thờ ơ, vô cảm với xung quanh, dễ bị tự kỉ, trầm cảm.
D. Trốn học, nói dối, trộm cắp để có thời gian và tiền bạc cho việc sử dụng Internet, tham gia trò chơi trực tuyến.
Câu 10: Biện pháp phòng tránh nghiện Internet là gì?
A. Tự mình xác định rõ mục đích, thời điểm và thời lượng truy cập Internet hợp lí, tự giác và nghiêm túc thực hiện.
B. Chỉ truy cập Internet để phục vụ học tập, giải trí lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất, vui chơi ngoài trời, giao lưu lành mạnh, trò chuyện với bạn bè, người thân.
C. Không để hình thành thói quen truy cập Internet mọi lúc, mọi nơi, không có mục đích cụ thể, phụ thuộc vào Internet.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 11: Khi bị bắt nạt trên mạng em sẽ làm gì?
A. Nhờ bạn bè đe dọa lại giúp mình.
B. Xúc phạm người bắt nạt mình.
C. Nhờ bố mẹ, thầy cô hỗ trợ giải quyết.
D. Âm thầm chịu đựng.
Câu 12: Theo em việc làm nào dưới đây là truy cập hợp lệ?
A. Thử gõ tên tài khoản, mật khẩu để mở tài khoản mạng xã hội của người khác.
B. Tự tiện sử dụng điện thoại di động hay máy tính của người khác.
C. Truy cập vào trang web có nội dung phản cảm, bạo lực.
D. Kết nối vào mạng không dây của nhà trường cung cấp miễn phí cho học sinh.
Câu 13: Thông tin xấu không thể bị phát tán qua kênh thông tin nào?
A. Thư điện tử.
B. Tin nhắn điện thoại.
C. Mạng xã hội.
D. Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
Câu 14: Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau?
A. Nên thực hiện hành vi ứng xử trên mạng phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
B. Khi gặp mâu thuẫn, xung đột hay bị xúc phạm, bắt nạt, đe dọa trên mạng, hãy chia sẻ, nhờ sự giúp đỡ, tư vấn để giải quyết từ người lớn đáng tin cậy.
C. Truy cập vào nguồn thông tin trên mạng xã hội, trang thông tin điện tử cá nhân, … bằng tài khoản của người khác khi chưa được phép là truy cập hợp lệ.
D. Nghiện Internet ảnh hướng xấu đến sức khỏe, thể chất, tinh thần, kết quả học tập và dẫn đến những việc làm vi phạm đạo đức, pháp luật.
Câu 15: Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?
A. Nghiện Internet không ảnh hướng đến sức khỏe, thể chất, tinh thần, kết quả học tập.
B. Chúng ta được truy cập vào các nguồn thông tin khi chưa được phép, không phù hợp với lứa tuổi.
C. Các mối quan hệ trên mạng thường có phạm vi hẹp, không đa dạng, phức tạp và dễ kiểm soát.
D. Khi truy cập Internet, cần tìm hiểu và tuân thủ các quy định khi đăng kí, sử dụng kênh trao đổi thông tin trên Internet.
Câu 16: Thiết bị ra có chức năng gì?
A. Thu nhận thông tin.
B. Đưa thông tin vào máy tính.
C. Chuyển thông tin thành dữ liệu.
D. Đưa dữ liệu từ máy tính ra ngoài.
Câu 17: Máy ảnh nhập dữ liệu dạng nào vào máy tính?
A. Con số.
B. Văn bản.
C. Hình ảnh.
D. Âm thanh.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Phần mềm ứng dụng được cài đặt sau khi máy tính đã cài đặt hệ điều hành.
B. Hệ điều hành được tự động chạy khi bật máy tính.
C. Phần cứng máy tính có thể hoạt động khi chưa có hệ điều hành.
D. Hệ điều hành đóng vai trò trung gian giữa phần cứng và phần mềm ứng dụng.
Câu 19: Phần mềm cần cài đặt đầu tiên vào máy tính để máy tính hoạt động được có thể là:
A. MS Word
B. MS PowerPoint
C. Window 10
D. Google Chrome
Câu 20: Loại chuẩn kết nối nào có cổng kết nối và đầu nói như hình ảnh dưới đây?
A. USB
B. VGA
C. 3.5 mm
D. HDMI
Câu 21: Chuẩn USB có loại type phổ biến là:
A. USB-A
B. USB-B
C. USB-C
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 22: Thiết bị nào dưới đây không phải tiếp nhận thông tin dạng tiếp xúc, chuyển động?
A. Bàn phím
B. Máy quét
C. Màn hình cảm ứng
D. Web cam
Câu 23: Hệ điều hành được lưu trữ ở đâu?
A. Bộ nhớ trong (Rom, Ram).
B. Bộ nhớ ngoài (Đĩa cứng, CD, ...).
C. Bộ xử lý trung tâm.
D. Đáp án khác.
Câu 23: Điền từ thích hợp vào chỗ trống về chức năng của hệ điều hành:
Quản lí, cấp phát, thu hồi tài nguyên (như CPU, bộ nhớ, ...) .........
A. phục vụ các tiến trình
B. trao đổi thông tin giữa người sử dụng và máy tính
C. hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả
D. dữ liệu trong máy tính
Câu 24: Tệp Baitap.docx với phần mở rộng là .docx cho biết đó là tệp loại gì?
A. Trình chiếu.
B. Văn bản.
C. Hình vẽ.
D. Word.
Câu 25: Hãy chọn các biểu sai về tệp và phân loại tệp.
A. Phần mở rộng của tập giúp nhận biết loại tệp. Phần mở rộng của tệp gồm những kí tự sau dấu chấm cuối cùng trong tên tệp.
B. Tệp được phân loại theo định dạng của tệp. Phần mở rộng của tập giúp hệ điều hành và người sử dụng biết tệp thuộc loại nào.
C. Khi tạo tệp mới, người dùng bắt buộc phải gõ phần mở rộng của tệp.
D. Biểu tượng phần mềm trước tên tệp giúp người dùng nhận biết phần mềm có thể xử lí tệp.
Câu 26: Đâu không phải là đặc điểm của mạng xã hội?
A. Có sự tham gia trực tiếp của nhiều người trên cùng một web.
B. Mạng xã hội là 1 website mở.
C. Nội dung của website được xây dựng bởi thành viên tham gia.
D. Mạng xã hội là 1 website kín.
Câu 27: Bạn em có đăng một bức ảnh trên trang cá nhân Facebook, em có thể làm được những thao tác nào trong các thao tác dưới đây trên bài đăng của bạn:
A. Chia sẻ bức ảnh.
B. Bình luận về bức ảnh.
C. Bày tỏ cảm xúc về bức ảnh bằng biểu tượng cảm xúc.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 28: Phương án nào sau đây không phải là quy tắc an toàn khi sử dụng Internet?
A. Giữ an toàn thông tin cá nhân và gia đình.
B. Không được một mình gặp gỡ người mà em chỉ mới quen qua mạng.
C. Im lặng, không chia sẻ với gia đình khi bị đe dọa, bắt nạt qua mạng.
D. Đừng chấp nhận các lời mời vào các nhóm trên mạng mà em không biết.
Câu 29: Chọn phương án sai. Khi sử dụng internet, có thể:
A. Tin tưởng mọi nguồn thông tin trên mạng.
B. Bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh.
C. Máy tính bị nhiễm virus hay mã độc.
D. Bạn lừa đảo hoặc lợi dụng.
Câu 30: Ngày nay, các thiết bị ngoại vi như bàn phím, chuột, tai nghe, loa, micro,... có thể được kết nối với thân máy tính thông qua các chuẩn kết nối không dây như
A. Bluetooth
B. Sóng hồng ngoại
C. Sóng vô tuyến
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 31: Điền vào chỗ trống “Thiết bị vào thực hiện....thông tin dạng thường gặp (văn bản, hình ảnh, âm thanh, tiếp xúc, chuyển động),....thành dữ liệu số (dãy các bit) và....trong máy tính.”
A. tiếp nhận/ chuyển đổi/ đưa vào
B. chuyển đổi/ đưa vào/ tiếp nhận
C. đưa vào/ tiếp nhận/ chuyển đổi
D. trong máy tính/chức năng chuyển đổi/ tiếp nhận
Câu 32: Tại sao cần có nhiều phần mềm ứng dụng trên máy tính?
A. Con người sử dụng máy tính vào nhiều công việc khác nhau nên cần phải có nhiều phần mềm ứng dụng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.
B. Máy tính cần có nhiều phần mềm ứng dụng mới có thể hoạt động được
C. Cả hai phương án trên là đúng
D. Cả hai phương án trên đều sai.
Câu 33: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về phần mềm máy tính?
A. Phải được cài đặt thì máy tính mới có thể hoạt động được.
B. Cài đặt vào máy tính khi có nhu cầu sử dụng.
C. Trực tiếp quản lí, điều khiển thiết bị phần cứng.
D. Tạo môi trường để chạy phần mềm ứng dụng
Câu 34: Để dễ dàng tìm kiếm dữ liệu, chúng ta cần phải làm gì?
A. Tổ chức lưu trữ, sắp xếp dữ liệu theo cấu trúc cây thư mục hợp lí, khoa học
B. Đặt tên tệp, tên thư mục ngắn gọn
C. Đặt tên tệp phù hợp với nội dung tệp, thư mục.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 35: Mục đích của việc lọc dữ liệu để làm gì?
A. Để danh sách dữ liệu đẹp hơn
B. Để danh sách dữ liệu có thứ tự
C. Để chọn và chỉ hiển thị các hàng thỏa mãn các tiêu chuẩn nhất định nào đó
D. Để sắp xếp lại dữ liệu một cách khoa học hơn.
Câu 36: Sao lưu dữ liệu là việc sao chép
A. thực hiện sao lưu, cập nhật bản sao, khôi phục dữ liệu dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng.
B. cần có kết nối Internet. Có thể bị đánh cắp, mất dữ liệu nếu sử dụng dịch vụ không tin cậy.
C. dữ liệu cần bảo vệ (bản gốc) sang một nơi khác (bản sao).
D. bản sao được lưu trữ ở ngoài máy tính chứa bản gốc.
Câu 37: Để bảo vệ dữ liệu trong máy tính của mình, em nên làm gì?
A. Cần nắm vững các nguyên tắc sử dụng máy tính để đảm bảo an toàn dữ liệu.
B. Thường xuyên sao lưu dữ liệu định kì.
C. Cập nhật bản vá lỗi hệ điều hành.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 38: Nội dung trên mạng xã hội do chủ thể nào quản lí?
A. Người dùng tự đăng tải lên, tự quản lý
B. Được đăng tải lên và quản lý bởi chủ sở hữu ứng dụng
C. Được nhà nước quản lý, giám sát
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 39: Một số người lợi dụng mạng xã hội để thực hiện các việc sai trái, ví dụ như
A. Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật
B. Kết nối, giáo lưu và học hỏi được những kiến thức, kĩ năng từ những người có kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu.
C. Tin nhắn rác, lừa đảo, quấy rối, doạ nạt, phát tán mã độc.
D. Cả hai phương án A, C đều đúng.
Câu 40: Thông tin có nội dung xấu là gì?
A. Thông tin khuyến khích sử dụng chất gây nghiện.
B. Thông tin kích động bạo lực.
C. Thông tin rủ rê đánh bạc, kiếm tiền.
D. Tất cả các thông tin trong ba phương án trên.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm tin học 7 chân trời sáng tạo học kì I
Bình luận