Trắc nghiệm Tin học 10 cánh diều bài 10 Chương trình con và thư viện các chương trình con có sẵn
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 10 bài 10 Chương trình con và thư viện các chương trình con có sẵn - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Thư viện math cung cấp:
- A. Thủ tục vào ra của chương trình.
- B. Hỗ trợ việc tạo ra các lựa chọn ngẫu nhiên
C. Các hằng và hàm toán học.
- D. Hỗ trợ trực tiếp các định dạng nén và lưu trữ dữ liệu
Câu 2: “Các lệnh mô tả hàm” phải viết:
- A. Thẳng hàng với lệnh def.
B. Lùi vào theo quy định của Python.
- C. Ngay sau dấu hai chấm (:) và không xuống dòng.
- D. Viết thành khối và không được lùi vào.
Câu 3: Cuối dòng đầu tiên của định nghĩa hàm phải có:
A. Dấu ‘:’
- B. Dấu ‘;’
- C. Dấu ‘.’
- D. Dấu ‘,’
Câu 4: Trong Python, một hàm có thể trả về một giá trị qua tên của nó nếu như có lệnh
- A. return (giá trị)
B. return <giá trị>
- C. return (‘giá trị’)
- D. return <giá trị>:
Câu 5: Chương trình con là
- A. Một bộ phận của cả chương trình, thực hiện một bài toán nhỏ.
- B. Một đoạn câu lệnh thực hiện một việc nào đó trong tổng số việc để giải một bài toán phức tạp.
C. Một đoạn câu lệnh thực hiện một việc nào đó được đặt tên.
- D. Một đoạn câu lệnh thực hiện một phần việc trong cả chương trình.
Câu 6: Khi sử dụng hàm sqrt() ta cần khai báo thư viện:
A. math
- B. ramdom
- C. zlib
- D. datetime
Câu 7: Mệnh đề nào dưới đây mô tả đúng về hàm tự định nghĩa không trả lại giá trị?
- A. Trong mô tả hàm không có từ khoá return.
- B. Trong mô tả hàm chỉ có một từ khoá return.
- C. Trong mô tả hàm phải có tối thiểu hai từ khoá return.
D. Trong mô tả hàm hoặc không có return hoặc có return nhưng không có giá trị sau từ khoá return.
Câu 8: Khi sử dụng hàm có sẵn (trong một thư viện) ta cần:
A. Gọi hàm có sẵn thực hiện mà không cần xây dựng lại hàm đó.
- B. Phải xây dựng lại hàm đó.
- C. Phải khai báo hàm trước khi gọi.
- D. Phải khai báo và xây dựng lại.
Câu 9: Một hàm có thể được thực hiện với những giá trị do chương trình truyền vào qua
- A. Điều kiện hàm.
B. Lời gọi hàm.
- C. Dữ liệu đầu vào.
- D. File dữ liệu.
Câu 10: Cho các câu sau, số câu đúng là:
1) Sử dụng chương trình con sẽ làm chương trình dễ hiểu, dễ tìm lỗi hơn.
2) Hàm chỉ được gọi một lần duy nhất ở chương trình chính.
3) Hàm luôn trả một giá trị qua tên của hàm.
4) Python chỉ cho phép chương trình gọi một hàm xây dựng sẵn trong các thư viện của Python.
5) Khai báo hàm trong Python luôn có danh sách tham số.
A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 11: Hàm trong Python được khai báo theo mẫu:
1. def tên_hàm(tham số):
Các lệnh mô tả hàm
2. def tên_hàm(tham số)
Các lệnh mô tả hàm
3. def tên_hàm()
Các lệnh mô tả hàm
4. def (tham số):
Các lệnh mô tả hàm
A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chương trình con?
- A. Giúp việc lập trình trở lên dễ dàng hơn.
- B. Tránh được việc phải viết đi viết lại cùng một dãy lệnh.
- C. Chương trình dễ hiểu, dễ đọc.
D. Khó phát hiện lỗi.
Câu 13: Có thể gọi chương trình con trong Python là
- A. Một đoạn
- B. Dev
C. Một hàm
- D. Def
Câu 14: Trong định nghĩa của hàm có thể có bao nhiêu từ khoá return?
- A. 1.
- B. 2.
- C. 5
D. Không hạn chế.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Nếu là hàm có kết quả thì trong thân hàm sẽ không có lệnh return.
B. Nếu là hàm có kết quả thì trong thân hàm sẽ có lệnh return và theo sau là dãy giá trị trả về.
- C. Nếu là hàm có kết quả thì trong thân hàm sẽ là dãy các lệnh tính giá trị và không có lệnh return.
- D. Nếu là hàm có kết quả thì trong thân hàm sẽ duy nhất lệnh return.
Câu 16: Cho đoạn chương trình sau:
def t(a1,b1):
s=a1*b1
a,b=map(int,input().split())
print(t(a,b))
Lỗi sai trong đoạn chương trình trên là:
- A. Thiếu lời gọi hàm.
- B. Thiếu dấu ’:’ cuối dòng đầu tiên của định nghĩa hàm.
- C. Thiếu tham số hình thức.
D. Thiếu lệnh return giá trị cần trả về ở cuối thân hàm.
Câu 17: Hàm gcd(x,y) trả về:
- A. Bội chung nhỏ nhất của x và y.
- B. Căn bậc hai của x và y.
C. Ước chung lớn nhất của x và y.
- D. Trị tuyệt đối của x và y.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tên hàm do người lập trình đặt không cần theo quy tắc.
- B. Chương trình con là một đoạn câu lệnh thực hiện một việc nào đó được đặt tên.
- C. Muốn xây dựng hàm trả về giá trị xử lí, cần kết thúc hàm bằng câu lệnh return cùng với biểu thức hay biến chứa giá trị trả về.
- D. Các lệnh mô tả hàm phải viết lùi vào theo quy định của Python.
Câu 19: Cho đoạn chương trình sau:
def t(a1,b1):
s=abs(a1-b1)
return s
a,b=map(int,input().split())
print(t(a,b))
Với a=2, b=4, sau khi thực hiện chương trình trên cho kết quả bằng:
- A. -2
B. 2
- C. 4
- D. 6
Câu 20: Cho đoạn chương trình sau:
def h(a1,b1):
s=a1-b1
return s
a,b=map(int,input().split())
t=h(a,b)
print(t)
Trong đoạn chương trình trên lời gọi hàm với đối số truyền vào là:
A. h(a,b)
- B. h(a1,b1):
- C. return s
- D. s=a1-b1
Bình luận