Trắc nghiệm Tin học 10 cánh diều kì II
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 10 cánh diều kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Định hướng nghề dựa trên:
A. Khả năng, sở thích, nguyện vọng của bản thân kết hợp với đặc điểm nghành nghề.
- B. Mức lương của nghành nghề.
- C. Nguyện vọng của gia đình.
- D. Theo số đông bạn bè.
Câu 2: Công đoạn “phân tích hệ thống” là:
A. Phân tích nhu cầu của cộng đồng cần phục vụ, xác định vai trò của phần mềm, xác định thông tin đầu vào, đầu ra của hệ thống phần mềm cần xây dựng.
- B. Chuyển những mô tả ở bản thiết kế thành các lệnh thực hiện được trên máy tính để máy tính “hiểu” và “thực hiện” đúng theo thiết kế.
- C. Chuyển các yêu cầu về phần mềm thành bản thiết kế phần mềm.
- D. Thực hiện các bước thử nghiệm sản phẩm xem có khiếm khuyết gì không để khắc phục kịp thời trước khi phần mềm đến tay người sử dụng.
Câu 3: Chuyển giá trị thập phân thành số nhị phân: 49
- A. 11110
- B. 100101
C. 110001
- D. 110010
Câu 4: Máy tính là một công cụ dùng để:
- A. Xử lý thông tin
- B. Chơi trò chơi
- C. Học tập
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 5: Cho x=01001
Kết quả của phép NOT x là:
- A. 01001
- B. 10001
C. 10110
- D. 10111
Câu 6: Nhóm nghề thiết kế và lập trình sẽ làm ở đâu?
- A. Khối doanh nghiệp tư nhân.
- B. Khối cơ quan nhà nước.
- C. Làm cho các công ty chuyên về IT.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 7: Viết giá trị thập phân của số nhị phân sau: 10101
A. 21
- B. 25
- C. 35
- D. 56
Câu 8: Dòng lệnh sau bị lỗi gì?
>> >A = [1, 2]
>>>A[0.5]
- A. Lỗi lôgic.
B. Lỗi ngoại lệ.
- C. Lỗi cú pháp.
- D. Không có lỗi.
Câu 9: Nền văn minh thông tin gắn liền với loại công cụ nào?
- A. Động cơ hơi nước.
- B. Máy điện thoại.
C. Máy tính điện tử.
- D. Máy phát điện.
Câu 10: Cho bài toán: Giải phương trình ax
2+bx+c=0. Ở bước xác định bài toán ta xác định đươc:
A. Dữ liệu bài toán cho là 3 số a,b,c. Cần tìm giá trị x thỏa mãn ax2+bx+c=0.
- B. Cần sử dụng ngôn ngữ Python để viết chương trình.
- C. Sử dụng bộ dữ liệu nhỏ để kiểm thử.
- D. Thuật toán để giải bài toán.
Câu 11: Trong các câu sau đây, câu nào đúng?
- A. Người ta mở rộng Bảng mã kí tự ASCII để biểu diễn thêm 256 kí tự.
B. Người ta mở rộng Bảng mã kí tự ASCII để biểu diễn thêm 128 kí tự.
- C. Người ta mở rộng Bảng mã kí tự ASCII để biểu diễn chữ cái tiếng Việt.
- D. Người ta mở rộng Bảng mã kí tự ASCII để biểu diễn một số kí tự điều khiển.
Câu 12: Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về chế độ thông dịch?
- A. Chương trình không còn lỗi cú pháp sẽ được dịch sang ngôn ngữ máy. Chương trình trên ngôn ngữ máy này sẽ được gọi ra ở mỗi lần cần thực hiện.
B. Khi thực hiện chương trình, gặp đến câu lệnh nào thì câu lệnh đó sẽ được dịch sang ngôn ngữ máy để thực hiện. Trong quá trình thực hiện chương trình, nếu một câu lệnh được thực hiện bao nhiêu lần thì nó sẽ được dịch lại bấy nhiêu lần.
- C. Chương trình còn lỗi cú pháp sẽ được dịch sang ngôn ngữ máy.
- D. Khi thực hiện chương trình, các câu lệnh sẽ được dịch đồng thời sang ngôn ngữ máy để thực hiện.
Câu 13: Trong các bộ mã dưới đây, bộ mã nào không hỗ trợ Tiếng Việt?
A. ASCII
- B. UNICODE
- C. TCVN3
- D. VNI
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Dùng câu lệnh while ta cũng thể hiện được cấu trúc lặp với số lần biết trước.
B. Dùng câu lệnh for ta cũng thể hiện được cấu trúc lặp với số lần không biết trước.
- C. Trong Python có 2 dạng lặp: Lặp với số lần biết trước và lặp với số lần không biết trước.
- D. Câu lệnh thể hiện lặp với số lần không biết trước phải sử dụng một biểu thức logic làm điều kiện lặp.
Câu 15: Độ sâu bit trong số hoá âm thanh là độ dài dãy bit biểu diễn các giá trị biên độ sau khi rời rạc hoá. Em hãy chọn câu SAI trong các câu sau đây:
- A. Độ sâu bit càng lớn thì càng có nhiều mức biên độ.
B. Độ sâu bit càng lớn thì âm thanh càng to.
- C. Độ sâu bit càng lớn thì càng xấp xỉ với đồ thị hình sóng ban đầu.
- D. Độ sâu bit càng lớn thì càng xa với đồ thị hình sóng ban đầu.
Câu 16: Đâu là mô tả đúng về lỗi ngữ nghĩa?
- A. lỗi câu lệnh viết không theo đúng quy định của ngôn ngữ lập trình.
- B. lỗi xảy ra khi chương trình đang chạy, một lệnh nào đó không thể thực hiện được. Lỗi này sẽ được thông báo ngay trên màn hình.
C. lỗi mặc dù các câu lệnh viết đúng quy định của ngôn ngữ nhưng sai trong thao tác xử lí nào đó.
- D. Đáp án khác.
Câu 17: Hệ màu RGB biểu diễn tổ hợp ba màu cơ bản nào?
A. Đỏ, Lục, Lam
- B. Đỏ, Cam, Lam
- C. Cam, Lục, Lam
- D. Cam, Lục, Tím
Câu 18: Công cụ Debug dùng để:
- A. Chạy chương trình.
- B. Lưu chương trình.
- C. Mở chương trình.
D. Gỡ lỗi.
Câu 19: Một bức ảnh khi phóng to quá mức so với kích ban đầu bị “vỡ” ảnh là do:
A. Ảnh có độ phân giải thấp.
- B. Ảnh có độ phân giải cao.
- C. Ảnh có nhiều điểm ảnh.
- D. Ảnh có nhiều pixel.
Câu 20: Giả sử A = [‘a’, ‘b’, ‘c’, ‘d’, 2, 3, 4]. Các biểu thức sau trả về giá trị đúng hay sai?
6 in A
‘a’ in A
- A. True, False.
- B. True, False.
C. False, True.
- D. False, False.
Câu 21: Để số hoá âm thanh có độ trung thực cao (Hi-Fi), ta cần:
- A. Tăng tốc độ lấy mẫu và giảm độ sâu bit.
- B. Giảm tốc độ lấy mẫu và tăng độ sâu bit.
C. Đồng thời tăng tốc độ lấy mẫu và tăng độ sâu bit.
- D. Đồng thời giảm tốc độ lây mẫu và giảm độ sâu bit.
Câu 22: Cho đoạn chương trình:
a=[1,2,3]
a.append(4)
print(a)
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên thì danh sách a có các phần tử:
- A. a=[4,1,2,3]
- B. a=[1,2,3]
C. a=[1,2,3,4]
- D. a=[1,4,2,3]
Câu 23: Chức năng của phần mềm GIMP là:
- A. Chỉnh sửa ảnh.
- B. Ghép ảnh.
- C. Cung cấp các công cụ tạo văn bản, tô màu và biến đổi hình.
D. Tất cả các khả năng trên.
Câu 24: Cho đoạn chương trình:
a=[2,4,6]
for i in a:
print(2*i)
Trên màn hình sẽ có các giá trị:
- A. 2 4 6
- B. 4 6 8
- C. 4 6 12
D. 4 8 12
Câu 25: GIMP là phần mềm:
A. Xử lí ảnh.
- B. Soạn thảo văn bản.
- C. Trình chiếu, thuyết trình.
- D. Nghe nhạc.
Câu 26: Để gọi đến phần tử đầu tiên trong danh sách a ta dùng lệnh:
- A. a[1]
B. a[0]
- C. a0
- D. a[]
Câu 27: Trong công cụ Text A, ta có thể chọn:
- A. Màu chữ.
- B. Cỡ chữ.
- C. Kiểu chữ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 28: Cú pháp y[:m] có nghĩa là
- A. Xâu con được nhận bằng cách bỏ m kí tự cuối cùng của xâu y.
- B. Xâu con gồm m kí tự bất kì của xâu y.
C. Xâu con gồm m kí tự cuối cùng của xâu y.
- D. Xâu con gồm m kí tự đầu tiên của xâu y.
Câu 29: Những thao tác nào sau đây được sử dụng để làm việc với đường dẫn?
- A. Tạo nét vẽ theo đường dẫn.
- B. Tô màu vùng ảnh được xác định bởi đường dẫn.
- C. Chuyển đổi đường dẫn thành vùng chọn.
- D. Chuyển đổi vùng chọn thành đường dẫn.
E. Tất cả các đáp án trên.
Câu 30: Cho đoạn chương trình sau:
s1=’a’
s2=’b’
print(s1+s2)
Kết quả trên màn hình là:
- A. ‘a’
- B. ‘b’
C. ‘ab’
- D. ‘ba’
Câu 31: Để chuyển một vùng chọn thành một đường dẫn ta thực hiện lệnh nào?
A. Select\To Path
- B. Select\Invert
- C. Select\None
- D. Delete
Câu 32: Mệnh đề nào dưới đây đúng?
- A. Xâu kí tự trong Python là xâu chỉ gồm các kí tự nằm trong bảng mã ASCII.
- B. Xâu kí tự trong Python là xâu bao gồm các kí tự nằm trong bảng mã ASCII và một số kí tự tiếng Việt trong bảng mã Unicode.
C. Xâu kí tự trong Python là xâu bao gồm các kí tự nằm trong bảng mã Unicode.
- D. Xâu kí tự trong Python là xâu bao gồm các kí tự số và chữ trong bảng mã Unicode.
Câu 33: Kĩ thuật tạo đường viền cần đến những thao tác nào sau đây trên vùng chọn?
- A. Tô màu vùng chọn.
B. Co vùng chọn.
- C. Dãn vùng chọn.
- D. Thêm một lớp mới.
Câu 34: Cho đoạn chương trình sau:
def t(a1,b1):
s=abs(a1-b1)
return s
a,b=map(int,input().split())
print(t(a,b))
Với a=2, b=4, sau khi thực hiện chương trình trên cho kết quả bằng:
- A. -2
B. 2
- C. 4
- D. 6
Câu 35: Khẳng định nào sau đây là đúng khi làm việc với GIMP?
A. Ta có thể tạo ta nhiều lớp trên một bức ảnh.
- B. Ta không thể tạo ta nhiều lớp trên một bức ảnh.
- C. Không thể cắt ghép ảnh với GIMP.
- D. Không thể ẩn hoặc hiện các lớp ảnh.
Câu 36: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tên hàm do người lập trình đặt không cần theo quy tắc.
- B. Chương trình con là một đoạn câu lệnh thực hiện một việc nào đó được đặt tên.
- C. Muốn xây dựng hàm trả về giá trị xử lí, cần kết thúc hàm bằng câu lệnh return cùng với biểu thức hay biến chứa giá trị trả về.
- D. Các lệnh mô tả hàm phải viết lùi vào theo quy định của Python.
Câu 37: Để tạo nét vẽ theo đường dẫn ta chọn:
- A. Select\From Path
B. Nháy chuột vào vào nút lệnh Stroke Path ở bảng tùy chọn và nhập số pixel
- C. Select\Invert
- D. Select\None
Câu 38: Hàm gcd(x,y) trả về:
- A. Bội chung nhỏ nhất của x và y.
- B. Căn bậc hai của x và y.
C. Ước chung lớn nhất của x và y.
- D. Trị tuyệt đối của x và y.
Câu 39: Khẳng định nào sau đây là sai?
- A. Sử dụng kết hợp đường dẫn và vùng chọn để cắt xén chi tiết thừa.
- B. Sử dụng vùng chọn để tạo đường viền, lồng hình.
- C. Vùng chọn được dùng để xử lí một vùng nào đó trên ảnh.
D. Một bức ảnh không thể có nhiều lớp ảnh.
Câu 40: “Để chuyển kênh alpha của lớp sang vùng chọn ta dùng lệnh:
- A. Select\Invert
- B. Layer\Transform
C. Layer\Transparency\Alpha to Selection
- D. Layer\New Layer
Bình luận