Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng việt 5 tuần 8: Con người với thiên nhiên

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 5 tập 1 tuần 8: con người với thiên nhiên. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?

  • A. Liên tưởng đến một thành phố nấm.
  • B. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì, Còn mình thì như một người khổng lỗ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
  • C. Tất cả các ý trên

Câu 2: Nhờ những liên tưởng đó mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?

  • A. Nhờ những liên tưởng đó mà cảnh vật đẹp lên một cách huyền ảo và lộng lẫy.
  • B. Nhờ những liên tưởng đó mà cảnh vật sống động hơn rất nhiều
  • C. Nhờ những liên tưởng đó mà cảnh vật trở nên hấp dẫn thú vị hơn.
  • D. Tất cá những ý trên.

Câu 3: Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?

  • A. Những muông thú trong rừng được miêu tả rất đậm nét, rất nhiều loài.
  • B. Những muông thú trong rừng được miêu tả cụ thể, sinh động: “Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những đứa con mang vàng đang ăn cỏ non, chân giẫm trên thảm lá vàng?"
  • C. Những muông thú trong rừng được miêu tả tỉ mỉ cụ thể, từng loài một rất sinh động

Câu 4: Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?

  • A. Sự có mặt của chúng làm cho cảnh rừng sôi động, vui nhộn hẳn lên.
  • B. Sự có mặt của chúng làm cho cảnh rừng thêm phong phú, hấp dẫn.
  • C. Sự có mặt của chúng làm cho cảnh rừng thêm sống động và tạo nên những điều bất ngờ, thú vị hơn, khiến cho con người muốn tìm hiểu, khám phá những gì bí ẩn của cảnh rừng..

Câu 5: Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”? 

  • A. Vì rừng khộp bao trùm một màu vàng.
  • B. Vì tác giả chỉ thấy một màu vàng trùm lên rừng khộp: lá úa vàng như cảnh mùa thu, mấy con mang vàng cùng màu vàng của lá đang ăn cỏ, sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó.
  • C. Vì rừng khộp lá rừng đã đổi từ màu xanh sang màu vàng khi tiết trời chuyển sang thu

Câu 6: Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên? 

  • A. Đây là một đoạn văn miêu tả về vẻ đẹp của một cảnh rừng. Tác giả đã sử dụng hàng loạt những động từ, tính từ chỉ màu sắc của cảnh vật, nhằm đem đến cho chúng ta một bức tranh thiên nhiên vừa cụ thể vừa kì bí, gợi sự tò mò muốn khám phá vẻ đẹp kì diệu ấy. 
  • B. Đọc xong đoạn văn, em ước có một lân nào đó được cùng bạn bè tham quan, du lịch ở cảnh rừng khộp này, được tận mắt nhìn thấy' những con vượn bạc má, những con chồn sóc có: chùm lông đuôi to đẹp, những con mang vàng lượn qua lượn lại trước mắt mình thì thú vị biết bao nhiêu. Thiên nhiên sao mà huyển bí, kì diệu thế.
  • C. Tất cả các ý trên.

Câu 7: Chọn đáp án đúng trước dòng giải thích đúng nghĩ thiên nhiên

  • A. Tất cả những gì do con người tạo ra.
  • B. Tất cả những gì không do con người tạo ra.
  • C. Tất cả mọi thứ tổn tại xung quanh con người.

Câu 8: Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là cổng trời? 

  • A. Vì địa điểm ấy nằm ở vị trí rất cao trên núi ở giữa hai vách đá. Ở dưới nhìn lên, hai vách đá tựa như hai cái cột sừng sững giữa trời xanh. Cửa cổng là một khoảng không gian có gió thoảng, mây trôi đem đến cho ta một cảm giác như là một lối đi lên trời, ở đó có một cái cổng.
  • B. Vì địa điểm ấy nằm ở giữa lưng chừng trời, ở đó có một cái cổng lên trời.
  • C. Vì địa điểm ấy chính là cái cổng, ranh giới giữa trời và đất, nên gọi là cổng trời. 

Câu 9: Điều gì đã khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên? 

  • A. Cánh rừng sương giá như ấm lên nhờ có nắng mặt trời tỏa xuống.
  • B. Cánh rừng sương giá như ấm lên nhờ cuộc sống lao động, sinh hoạt của con người ở đây: tiếng nhạc ngựa vang động khắp cả cánh rừng, người Tày hăng hái đi gặt lúa trồng rau, người Giáy, người Dao say sưa đi tìm măng hái nấm.
  • C. Cánh rừng sương giá như ấm lên vì mùa đông sắp hết.

Câu 10: Trong câu văn sau của Bác Hồ, từ xuân được dùng với nghĩa như thế nào?

Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng “ Nhân sinh thất thập cổ lai hi”, nghĩa là “ Người thọ 70, xưa nay hiếm.” ( . . .) Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp

  • A. từ xuân chỉ mùa đầu tiên của năm
  • B. từ xuân chỉ nghĩa tươi đẹp
  • C. từ xuân chỉ tuổi tác

Câu 11: Có thể điền câu nào vào phần .... sau đây:

[...] Phần phía nam của dải Trường Sơn năm ở đây với nhiều ngọn núi cao từ 2000 đến 2600 mét, quanh năm mây phủ trắng đầu. Bên những chóp núi cao là những thảm rừng dày. Có nhiều khu nguyên sinh từ bao đời nay chưa in dấu chân người.

  • A. Tây Nguyên là miền đất núi non điệp trùng.
  • B. Tây Nguyên có núi cao chất ngất, có rừng cây đại ngàn.
  • C. Đến với Tây Nguyên là đến với mảnh đất của những cánh rừng hoang sơ.  

Xem đáp án

Bình luận