Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng việt 5 tuần 1: Việt Nam tổ quốc em

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 5 tập 1 tuần 1: Việt Nam tổ quốc em. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bài "Thư gửi các học sinh" do ai viết?

  • A. Võ Nguyên Giáp
  • B. Bác Hồ
  • C. Nguyễn Thị Minh Khai
  • D. Phạm Văn Đồng

Câu 2: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?

  • A. Là ngày toàn dân đưa trẻ đến trường
  • B. Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
  • C. Từ ngày khai trường này trở đi, các em bắt đầu dược nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam
  • D. Cả đáp án B và C đều đúng

Câu 3: Trong thư Bác Hồ đã tưởng tượng ra các bạn học sinh trong ngày đầu khai trường của nước Việt Nam độc lập như thế nào?

  • A. Các bạn học sinh e sợ, rụt rè khi lần đầu tiên tới lớp mới, trường mới
  • B. các bạn học sinh khóc lóc vì phải xa bố mẹ tới ngôi trường mới
  • C. cảnh tượng nhốn nháo, lạc quan, các bạn học sinh òa khóc trong vòng tay thầy cô, bè bạn
  • D. cảnh tượng nhộn nhịp, tưng bừng, các bạn học sinh vui vẻ vì sau bao nhiêu lâu, bao cuộc chuyển biên lại được gặp thầy gặp bạn.

Câu 4: Nhiệm vụ của toàn dân ta sau cách mạng là gì?

  • A. xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại, làm sao theo kịp các nước toàn cầu
  • B. phát triển kinh tế, xây dựng đất nước đi lên
  • C. chăm lo phát triển khoa học công nghệ hiện đại
  • D. Cả ba ý trên đều đúng

Câu 5: Theo Bác Hồ, vì sao học sinh phải siêng năng học tập, rèn luyện?

  • A. Vì đó là việc làm để bắt buộc đối với mỗi học sinh.
  • B. Vì đó là việc làm giúp nước ta sánh vai được với các cường quốc năm châu.
  • C. Vì đó là việc làm giúp nước nhà thoát khỏi cảnh yếu hèn sau hơn 80 năm trời nô lệ.
  • D. cả ba câu A, B, C đều đúng

Câu 8:  Từ đồng nghĩa là:

  • A. những từ hoàn toàn giống nhau
  • B. những từ gần giống nhau
  • C. những từ giống nhau hoặc gần giống nhau
  • D. cả ba ý trên đều sai

Câu 6: Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.

Đọc đoạn văn trên và so sánh nghĩa của các từ in đậm có trong đoạn:

  • A. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau đều chỉ chung một màu sắc.
  • B. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa gần giống nhau nhưng khác nhau về cấp độ màu sắc.
  • C. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa hoàn toàn khác nhau.
  • D. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa trái nhau

Câu 7: Trong các từ sau, từ nào là từ không đồng nghĩa với từ "quê hương"

  • A. đất nước
  • B. giang sơn
  • C. tổ tiên
  • D. non sông

Câu 9: Những nhân vật xuất hiện trong truyện Lý Tự Trọng?

  • A. Lý Tự Trọng, mật thám, luật sư, tên đội tây, đồng chí cách mạng
  • B. mẹ Lý Tự Trọng, Lý Tự Trọng, cán bộ cách mạng
  • C. bố Lý Tự Trọng, Lý Tự Trọng, luật sư, mật thám
  • D. Bố mẹ Lý Tự Trọng, Lý Tự Trọng, cán bộ cách mạng

Câu 10: Trở về nước sau khi ra nước ngoài học tập, Lý Tự Trọng được giao nhiệm vụ gì?

  • A. chỉ huy một đơn vị cách mạng
  • B. chuyển và nhận tài liệu trao đổi với các tổ chức Đảng bạn qua đường tàu biển
  • C. ra chiến trường chiến đấu
  • D. làm tham mưu quân sự cho một đơn vị cách mạng

Câu 11: Từ nào sau đây có nghĩa chỉ "màu vàng nhạt, tươi, ánh lên, nắng mang sắc độ này giữa mùa đông là nắng đẹp không gay gắt, nóng bức?

  • A. vàng xuộm
  • B. vàng hoe
  • C. vàng lịm
  • D. vàng chói

Câu 12: Từ nào sau đây có nghĩa chỉ "màu vàng đậm điều khắp, khiến ta nghĩ tới cả cánh đồng trải đều màu vàng lúa chín vàng.".

  • A. vàng tươi
  • B. vàng hoe
  • C. vàng xuộm
  • D. vàng lịm

Câu 13: Bài văn "quang cảnh làng mạc ngày mùa" thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?

  • A. thể hiện tình cảm yêu mến đến da diết của tác giả đối với quê hương mình
  • B. phải là một người có tình yêu gắn bó sâu nặng với quê hương làng mạc, với cảnh vật, con người mới bộ lộ cảm xúc, tình yêu hay đến như vậy
  • C. cả hai ý trên đều đúng
  • D. cả hai ý trên đều sai

Câu 14: Một bài văn tả cảnh thường có mấy phần?

  • A. 1 phần
  • B. 2 phần
  • C. 3 phần
  • D. 4 phần

Câu 15: Đối với phần thân bài, chúng ta cần triển khai vấn đề gì?

  • A. tả từng phần của cảnh
  • B. tả sự thay đổi của cảnh
  • C. miêu tả chi tiết cảnh 
  • D. tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian

Câu 16: Đàn cá hồi gặp thác phải nghỉ lại lấy sức để sáng mai vượt sóng. Suốt đêm thác réo....

Hãy điền từ thích hợp vào chỗ chấm:

  • A. điên cuồng
  • B. dữ dằn
  • C. điên đảo
  • D. điên loạn

Câu 17: Buổi sớm trên cánh đồng

Từ làng, Thủy đi tắt ra cánh đồng để ra bến tàu điện. Sớm đầu thu mát lạnh. Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi. Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thủy làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh. Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng. Mặt trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố.

Theo LƯU QUANG VŨ

Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?

  • A. Vòm trời, giọt mưa, sợi cỏ, gánh rau thơm
  • B. những bẹ cải, những bó huệ của người bán hàng
  • C. bầy sáo đen mỏ vàng, mặt trời mọc
  • D. cả ba ý trên đều đúng

Câu 18: Từ đồng nghĩa với từ "qua đời" là:

  • A. chết
  • B. ra đi
  • C. thiệt mạng
  • D. cả ba ý trên đều đúng

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác