Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng việt 5 tuần 25: Nhớ nguồn

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 5 tập 2 tuần 25: Nhớ nguồn. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đọc bài phong cảnh Đền Hùng, bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?

  • A. Bài văn tả cảnh Đền Hùng, ở núi Nghĩa Lĩnh (Vĩnh Phúc)
  • B. Bài văn tả cảnh đền Hùng, ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc)
  • C. Bài văn tả cảnh đền Hùng, ở núi Nghĩa Lĩnh (Phú Thọ)
  • D. Bài văn tả cảnh đền Hùng ở huyện Chí Linh (Hải Dương)

Câu 2: Đền Thượng nằm trên ngọn núi nào?

  • A. Núi Nghĩa Lĩnh
  • B. Núi Sóc Sơn
  • C. Núi Ba Vì
  • D. Núi Bà Đen

Câu 3: Từ lăng của các vua Hùng nhìn ra xung quanh có thể thấy những gì?

  • A. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên trái là dãy Tam Đảo
  • B. Phía xa là núi Sóc Sơn
  • C. Trước mặt là Ngã Ba Hạc
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4: Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh khái niệm sau:

"Trong bài băn, đoạn văn các câu phải có ........ chặt chẽ với nhau."

  • A. liên kết
  • B. gắn kết
  • C. Móc nối
  • D. cả 3 đáp án đều sai

Câu 5: Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống?

"Dạo này, bé rất lười học. Việc học dường như chỉ khiến ...... cảm thấy mệt mỏi và áp lực mà không hề thoải mái và hứng thú gì cả".

  • A. mình
  • B. mẹ
  • C. bé
  • D. bố

Câu 6: Đọc truyện Vì muôn dân và trả lời câu hỏi: Trước khi mất, cha của Trần Quốc Tuấn trăng trối điều gì?

  • A. Con hãy là một người biết vì dân vì nước, biết đặt lợi ích của quốc gia lên trên lợi ích của bản thân mình.
  • B. “Con hãy vì cha mà lấy thiên hạ. Nếu không, nơi chín suối, cha không thể nhắm mắt!"
  • C. “Con hãy chăm sóc tốt cho già trẻ lớn bé trong nhà. Có như vậy thì cha mới yên lòng được”
  • D. “Con phải sống cho xứng đáng là người nhà Trần. Đó cũng là điêu mà cha kì vọng ở con”

Câu 7: Trước lời trăng trối của cha, Trần Quốc Tuấn có thái độ như thế nào?

  • A. Cho là phải và nhất nhất nghe theo lời cha dặn
  • B. Ông không cho điều ấy là phải, vì mong cha hiểu cho mình nên khi cha vừa dặn dò xong ông đã vội giãi bày nỗi lòng của mình cho cha hiểu.
  • C. Thương cha, Trần Quốc Tuấn gật đầu để cha yên lòng nhưng ông không cho điều đó là phải và luôn tìm cách hòa giải mối hiêm khích trong gia tộc.
  • D. Ông không chấp nhận được với những điều cha căn dặn, vì tính cách thẳng thắn ông đã trực tiếp từ chối luôn.

Câu 8: Trước tình hình giặc Nguyên sang xâm lược, Trần Quốc Tuấn đã làm những gì để hóa giải mối hiềm khích?

  • A. Vừa từ Vạn Kiếp về tới Thăng Long, đậu thuyền ở bến Đông, ông sai mời Trần Quang Khải cùng bàn kế đánh giặc.
  • B. Ông mời Trần Quang Khải đi uống rượu để bày tỏ nỗi lòng.
  • C. Biết Quang Khải ngại tắm, ông sai nấu sẵn nước thơm và xin được đắm giùm. Ông tự tay cởi áo cho Quang Khải, dội nước thơm cho Quang Khải.
  • D. Cả A và C đều đúng

Câu 9: Đọc bài cửa sông và cho biết, phép nhân hóa ở khổ thơ cuôi cùng giúp tác giả nói lên điều gì về tấm lòng của cửa sông đối với cội nguồn?

  • A. giúp tác giả nói rằng: cửa sông là nơi cuối cùng của những dòng sông, chỗ sông với biển giáp nhau
  • B. giúp tác giả nói rằng: cửa sông là nơi tàu thuyền ra khơi đánh cá và trở về.
  • C. giúp tác giả bộc lộ được tình cảm, tấm lòng của cửa sông đối với cội nguồn phát sinh ra những dòng sông.
  • D. Cả 3 ý trên đều sai

Xem đáp án

Bình luận