Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng việt 5 tuần 26: Nhớ nguồn

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 5 tập 2 tuần 26: Nhớ nguồn. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy từ sáng sớm để làm gì?

  • A. Để xin học cho con cái của mình
  • B. Để mời thầy ăn tiệc họp mặt với cả lớp
  • C. Để mừng thọ thầy
  • D. Để chúc thọ vợ thầy

Câu 2: Cụ giáo Chu được miêu tả như thế nào?

  • A. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập
  • B. Cụ giáo mặc bộ quần áo màu trắng giản dị, đang lang thang trong sân vườn
  • C. Cụ giáo mặc áo dài đỏ, khăn xếp ngay ngắn, ngồi trong nhà chờ người tới mừng thọ
  • D. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm đang say sưa dạy học trò luyện chữ.

Câu 3: Chi tiết nào cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?

  • A. Ngay từ sáng sớm các môn sinh đã tề tựu trước nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy
  • B. Họ dâng biếu thầy những cuốn sách, cùng thầy đi thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng
  • C. Họ kính cẩn đi theo thầy theo thứ tự trước sau
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 4: Hãy cho biết tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình từ thuở học vỡ lòng?

  • A. Rất tôn kính và biết ơn
  • B. Rất yêu thương
  • C. Như những người đồng nghiệp
  • D. Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 5: Câu tục ngữ, thành ngữ nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu là:

  • A. Uống nước nhớ nguồn
  • B. Tôn sư trọng đạo
  • C. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 6: Hội thi thổi cơm ở làng Đồng Vân được bắt nguồn từ đâu?

  • A. từ nạn đói của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa
  • B. từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa
  • C. từ câu chuyện thần thoại về nữ thần thổi cơm bên bờ sông Đáy xưa
  • D. từ câu chuyện cô con gái một mình xin gạo thổi cơm cứu người cha bị bệnh bên bờ sông Đáy xưa

Câu 7: Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm?

  • A. Mỗi đội cử ra một người chạy thi, ai chạy nhanh tới đích trước thì sẽ lấy được ngọn lửa to hơn.
  • B. Mỗi đội được phát hai hòn đá, phải ngồi đánh đến khi nào ra lửa thì thôi.
  • C. Bốn thanh niên của bốn đội leo lên cây chuối đã bôi mỡ để lấy nén hương đã cắm trên đó, ai lấy được trước thì sẽ được phát 3 que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa.
  • D. Bốn thanh niên của bốn đội leo lên cây chuối đã bôi mỡ để lấy hai cục đá đã đặt trên đó, ai lấy được trước thì sẽ được phát thêm một bó rơm, dùng hai cục đá đánh ra lửa cho bó rơm cháy.

Câu 8: Chọn đáp án nêu đúng nghĩa của "truyền thống"

  • A. Phong tục và tập quán của tổ tiên ông bà
  • B. Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở địa phương khác nhau.
  • C. Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  • D. Những phong tục cổ hủ của người xưa

Câu 9: Tiếng "truyền" nào sau đây KHÔNG có nghĩa trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau):

  • A. truyền thống
  • B. truyền tin
  • C. truyền nghề
  • D. truyền ngôi

Câu 10: Chọn từ có tiếng "truyền" thích hợp để điền vào chỗ trống sau:

"Cô giáo em kẻ chuyện bằng một giọng kể ...... khiến lớp em ai nghe xong cũng xúc động"

  • A. truyền thống
  • B. truyền hình
  • C. truyền cảm
  • D. truyền tụng

Câu 11: Chọn từ có tiếng "truyền" thích hợp để điền vào chỗ trống sau:

"Tết âm lịch còn được gọi là tết ......... của dân tộc"

  • A. truyền ngôi
  • B. tuyên truyền
  • C. truyền cảm
  • D. cổ truyền

Xem đáp án

Bình luận