Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 11 cánh diều giữa học kì 2 ( Đề số 3 )

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 11 giữa học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho hai dây dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện ngược chiều chạy qua thì hai dây dẫn

  • A. hút nhau. 
  • B. đều dao động. 
  • C. không tương tác. 
  • D. đẩy nhau.

Câu 2: Cho mạch điện như hình vẽ. Khi đóng khóa K thì:

c2

  • A. đèn (1) và đèn (2) đều sáng từ từ
  • B. đèn (1) và đèn (2) đều sáng lên ngay
  • C. đèn (2) sáng ngay lập tức, đèn (1) sáng từ từ
  • D. đèn (1) sáng ngay lập tức, đèn (2) sáng từ từ

Câu 3: Chọn phát biểu đúng về hiện tượng khúc xạ. Đối với một cặp môi trường trong suốt nhất định thì:

  • A. tỉ số giữa góc tới và góc khúc xạ luôn là hằng số.

  • B. góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới.
  • C. khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần.
  • D. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới.

Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng về nam châm?

  • A. Mọi nam châm đều hút được sắt;
  • B. Mọi nam châm khi nằm cân bằng thì trục đều trùng theo phương bắc nam;
  • C. Mọi nam châm bao giờ cũng có hai cực
  • D. Các cực cùng tên của các nam châm thì đẩy nhau;

Câu 5: Một ống dây hình trụ có độ tự cảm L. Nếu giảm số vòng dây trên một mét chiều dài đi hai lần thì độ tự cảm L’ của ống dây là:

  • A. 2L. 
  • B. L/2 
  • C. 4L 
  • D. L/4

Câu 6: Phương của lực Lo – ren – xơ không có đặc điểm

  • A. vuông góc với mặt phẳng chứa véc tơ vận tốc và véc tơ cảm ứng từ.

  • B. vuông góc với mặt phẳng thẳng đứng.
  • C. vuông góc với véc tơ vận tốc của điện tích.
  • D. vuông góc với véc tơ cảm ứng từ.

Câu 7: Chiều của đường sức từ xung quanh dây dẫn thẳng dài mang dòng điện tuân theo quy tắc nào?

  • A. nắm tay phải
  • B. nắm tay trái 
  • C. bàn tay phải 
  • D. bàn tay trái

Câu 8: Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với

  • A. diện tích của mạch.
  • B. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch ấy.
  • C. điện trở của mạch.
  • D. độ lớn từ thông qua mạch.

Câu 9: Một học sinh phát biểu: phản xạ toàn phần là phản xạ ánh sáng khi không có khúc xạ. Trong ba trường hợp truyền ánh sáng như hình vẽ, trường hợp nào có phản xạ toàn phần?

c9

  • A. cả (1), (2), (3) đều không. 
  • B. trường hợp (1)
  • C. trường hợp (2) 
  • D. trường hợp (3)

Câu 10: Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều

  • A. sao cho từ trường cảm ứng luôn cùng chiều với từ trường ngoài.
  • B. sao cho từ trường cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài.
  • C. sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch.
  • D. hoàn toàn ngẫu nhiên.

Câu 11: Chọn phát biểu đúng về hiện tượng khúc xạ. Đối với một cặp môi trường trong suốt nhất định thì:

  • A. tỉ số giữa góc tới và góc khúc xạ luôn là hằng số.
  • B. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới.
  • C. góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới.
  • D. khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần.

Câu 12: Khi sử dụng điện, dòng điện Fucô sẽ xuất hiện trong:

  • A. Ấm điện. 

  • B. Quạt điện. 
  • C. Bàn là điện. 
  • D. Bếp điện.

Câu 13: Một đoạn dây dẫn thẳng dài l=4cm mang dòng điện I = 20 A, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ $B = 5.10-3  T và đoạn dây vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Tính lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn.

  • A. $4.10^{-3}$ N
  • B. $4,1.10^{-3}$ N

  • C. $5.10^{-3}$ N

  • D. $2. 10^{-3}$ N

Câu 14: Một bể chứa nước có thành cao 80 cm và đáy phẳng dài 120 cm và độ cao mực nước trong bể là 60 cm, chiết suất của nước là 4/3. Ánh nắng chiếu theo phương nghiêng góc 30 0 so với phương ngang. Độ dài bóng đen tạo thành trên mặt nước là

  • A. 11,5cm
  • B. 34,6cm
  • C. 63,7cm
  • D. 44,4cm

Câu 15: Một điểm sáng S nằm trong chất lỏng (chiết suất n), cách mặt chất lỏng một khoảng 12 cm, phát ra chùm sáng hẹp đến gặp mặt phân cách tại điểm I với góc tới rất nhỏ, tia ló truyền theo phương IR. Đặt mắt trên phương IR nhìn thấy ảnh ảo S’ của S dường như cách mặt chất lỏng một khoảng 10 cm. Chiết suất của chất lỏng đó là

  • A. n = 1,12
  • B. n = 1,2
  • C. n = 1,33
  • D. n = 1,4

Câu 16: Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1H, cường độ dòng điện qua ống dây giảm đều đặn từ 2A về 0 trong khoảng thời gian 0,4s. Tìm độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong ống dây trong khoảng thời gian nói trên

  • A. 0,5 V
  • B. -0,5 V
  • C. 50 V
  • D. 5 V

Câu 17: Cho mạch điện như hình vẽ, L = 1H, E=12 V, r = 0, điện trở của biến trở là $R =10 \Omega$. Điều chỉnh biến trở để trong 0,1 s điện trở của biến trở giảm còn $5 \Omega$.Cường độ dòng điện trong mạch trong khoảng thời gian nói trên

c17

  • A. 1,2 A
  • B. 1,6 A.
  • C. 0,8 A.
  • D. 0

Câu 18: Một ống dây hình trụ dài gồm N = 1000 vòng dây, diện tích mỗi vòng dây $S = 100cm^{2}$. Ống dây có $R=16 \Omega$.  hai đầu nối đoản mạch và được đặt trong từ trường đều: vectơ cảm ứng từ B ong song với trục của hình trụ và độ lớn tăng đều 0,04 T/s. Tính công suất tỏa nhiệt trong ống dây.

  • A. 0,01 W
  • B. 0,1 W
  • C. 1 W
  • D. 10 W

Câu 19: Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 20 cm trong không khí, có hai dòng điện ngược chiều, cùng cường độ $I_{1} =I_{2}= 9 A chạy qua. Xác định cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm M cách đều hai dây dẫn một khoảng 30 cm.

  • A. $B = 4\times 10^{-7} T $
  • B. $B = 4\times 10^{-6} T $
  • C. $B = 5\times 10^{-6} T $

  • D. $B = 4,2 \times 10^{-6} T $

Câu 20: Một vòng dây thẳng tròn bán kính 4cm. Dòng điện chạy trong vòng dây có cường độ 3A. Tính cảm ứng từ tại tâm của vòng dây ?

  • A. $B = 7,4 \times 10^{-5} T$
  • B. $B = 3 \times 10^{-5} T$.
  • C. $B = 4,7 T$
  • D. $B = 4,7 \times 10^{-5} T$

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác