Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 11 kết nối tri thức cuối học kì 2 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 cuối học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sinh sản vô tính ở động vật có các hình thức nào sau đây?

  • A. Phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, tái sinh
  • B. Phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh
  • C. Phân đôi, tái sinh, bào tử, sinh dưỡng
  • D. Phân đôi, tiếp hợp, phân mảnh, tái sinh

Câu 2: Sinh sản là gì?

  • A. Quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của loài.
  • B. Quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển kế tục của loài.
  • C. Quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự tồn tại vĩnh viễn của loài.
  • D. Quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự tiến hóa của loài

Câu 3: Dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng là?

  • A. Tăng khối lượng, số lượng và kích thước của tế bào
  • B. Tăng khối lượng, số lượng và kích thước của chiều cao
  • C. Tăng khối lượng, số lượng và kích thước của cân nặng
  • D. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 4: Ở động vật, sự tự điều chỉnh được thực hiện thông qua

  • A. Quá trình điều hòa của hệ thần kinh và hệ nội tiết theo cơ chế liên hệ ngược.
  • B. Quá trình điều hòa của hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn theo cơ chế liên hệ ngược.
  • C. Quá trình điều hòa của hệ tiêu hóa và hệ nội tiết theo cơ chế liên hệ ngược.
  • D. Quá trình điều hòa của hệ thần kinh và hệ tuần hoàn theo cơ chế liên hệ ngược.

Câu 5: Cảm ứng ở thực vật là:

  • A. Phản ứng vận động của các cơ quan thực vật đối với kích thích
  • B. Phản ứng sinh trưởng của các cơ quan thực vật đối với kích thích
  • C. Phản ứng vươn tới của các cơ quan thực vật đối với kích thích    
  • D. Phản ứng tránh xa của các cơ quan thực vật đối với kích thích

Câu 6: Vai trò của ứng động đối với đời sống thực vật là:

  • A. Giúp cây biến đổi quá trình sinh lí - sinh hoá theo nhịp đồng hồ sinh học.
  • B. Giúp cây biến đổi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.
  • C. Giúp cây phản ứng kịp thời trước những thay đổi của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển.
  • D. Giúp cây thích nghi đa dạng với những tác động của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.

Câu 7: Đâu là ví dụ về hệ thống mở của cơ thể sinh vật?

  • A. Chiến tranh giữa hai cường quốc trên thế giới
  • B. Chó đuổi đàn gà chạy loạn xạ
  • C. Mèo ăn chuột và chuột ăn gạo
  • D. Cá voi ăn sinh vật phù du, động vật nhuyễn thể và giáp xác nhỏ nhưng chất thải mà nó thải ra cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất giúp những loài sinh vật là thức ăn này phát triển, góp phần to lớn vào việc duy trì hệ sinh thái biển.

Câu 8: Cơ thể động vật đã xuất hiện tổ chức thần kinh, nhưng đáp ứng không hoàn toàn chính xác bằng cách co rút toàn thân, xảy ra ở:

  • A. Giáp xác
  • B. Cá.
  • C. Ruột khoang
  • D. Thân mềm.

Câu 9: Tập tính động vật là:

  • A. Chuỗi những phản ứng trả lời lại các kích thích của môi trường, nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển.
  • B. Các phản xạ có điều kiện của động vật học được trong quá trình sống.
  • C. Các phản xạ không điều kiện, mang tính bẩm sinh của động vật, giúp chúng được bảo vệ.
  • D. Các phản xạ không điều kiện, nhưng được sự can thiệp của não hộ.

Câu 10: GnRH kích thích

  • A. phát triển ống sinh tinh và sản sinh ra tinh trùng
  • B. tế bào kẽ sản sinh ra testosteron
  • C. tuyến yên sản sinh LH và FSH
  • D. ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng

Câu 11: Xitôkinin có tác dụng kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và

  • A. phát triển chồi bên,  làm tăng sự hóa già của tế bào
  • B. Phát triển chồi bên,  làm chậm sự hóa già của tế bào
  • C. làm chậm sự phát triển của chồi bên và sự hóa già của tế bào
  • D. làm chậm sự phát triển của chồi bên,  làm chậm sự hóa già của tế bào

Câu 12: Nghiên cứu, sản xuất thuốc chữa bệnh là hoạt động nghề nghiệp của

  • A. Bác sĩ pháp y.
  • B. Bác sĩ y khoa.
  • C. Dược sĩ.
  • D. Giảng viên.

Câu 13: Từ một tế bào hoặc mô thực vật có thể nuôi cấy để phát triển thành một cây hoàn chỉnh là nhờ đặc tính nào của tế bào thực vật?

  • A. Toàn năng
  • B. Phân hóa
  • C. Chuyên hóa cao
  • D. Tự dưỡng

Câu 14: Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của

  • A. các hệ cơ quan trong cơ thể
  • B. cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào
  • C. các mô trong cơ thể
  • D. các cơ quan trong cơ thể

Câu 15: Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?

  • A. Cơ thể thực vật ra hoa
  • B. Cơ thể thực vật tạo hạt
  • C. Cơ thể thực vật tăng kích thước
  • D. Cơ thể thực vật rụng lá, hoa

Câu 16: Sinh sản vô tính ở động vật là từ một cá thể

  • A. sinh ra một hay nhiều cá thể giống hoặc khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
  • B. luôn xinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
  • C. sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
  • D. luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng

Câu 17: Tắm nắng vào lúc sáng sớm hay chiều tối ( ánh sáng yếu) có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò

  • A. chuyển hóa Na để hình thành xương
  • B. chuyển hóa Ca để hình thành xương
  • C. chuyển hóa K để hình thành xương
  • D. oxi hóa để hình thành xương

Câu 18: Mỗi liên hệ giữa hệ bài tiết và hệ tuần hoàn?

  • A. Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của hệ tuần hoàn
  • B. Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.
  • C. Mỗi hệ đều có chức năng riêng và không có mỗi liên hệ
  • D. Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài không qua hệ tuần hoàn

Câu 19: Sinh sản vô tính ở thực vật là cây non được sinh ra mang đặc tính

  • A. giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
  • B. giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
  • C. giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
  • D. giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái

Câu 20: Hình thức sinh sản nào sau đây chỉ tạo ra đúng hai cá thể con giống hệt nhau từ một cá thể mẹ?

  • A. Trinh sinh.
  • B. Phân đôi.
  • C. Nảy chồi.
  • D. Phân mảnh.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác