Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 11 chân trời sáng tạo giữa học kì 2 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 giữa học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Những phản xạ nào sau đây thuộc loại phản xạ có điều kiện?

Khi thấy rắn thì mọi người đều bỏ chạy

Cá bơi lên mặt nước khi nghe tiếng kẻng của người nuôi cá

Khiêng vật nặng cơ thể bị ra mồ hôi

Khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp, nếu mặc không đủ ấm thì cơ thể sẽ bị run rẩy

Tinh tinh dùng que để bắt mối trong tổ ra ăn

  • A. 1, 2, 5
  • B. 1, 2, 3, 4
  • C. 2, 3, 4, 5
  • D. 1, 2, 3, 4, 5

Câu 2: Chim di cư để tránh rét, cá di cư để đẻ trứng là:

  • A. Tập tính thứ sinh
  • B. Tập tính bẩm sinh.
  • C. Bản năng
  • D. Cả B và C.

Câu 3: Khía cạnh tế bào, Ở sinh vật sinh sản vô tính, cá thể mẹ…. để sinh ra cá thể con. Điền vào chỗ chấm.

  • A. Nguyên phân
  • B. Giảm phân
  • C. Nảy chồi
  • D. B và C

Câu 4: Khi đi ra vườn, Lan thấy mỗi lần chạm tay vào cây trinh nữ, lá của cây lại cụp xuống. Hiện tượng này là

  • A. sự sinh trưởng của cây.
  • B. sự phát triển của cây.
  • C. sự cảm ứng của cây.
  • D. sự sinh sản của cây.

Câu 5: Tuổi thọ của sinh vật là?

  • A. Thời gian tán tỉnh bạn tỉnh của sinh vật
  • B. Thời gian sinh con của sinh vật
  • C. Thời gian mà sinh vật chết
  • D. Thời gian sống của sinh vật

Câu 6: Đối với gia súc, ở mùa có khí hậu lạnh thì sự sinh trưởng và phát triển chậm hơn mùa có khí hậu thích hợp. Nguyên nhân chủ yếu là vì: 

  • A. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa, sinh sản giảm
  • B. Cơ thể mất nhiều năng lượng để duy trì thân nhiệt
  • C. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng
  • D. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể giảm, sinh sản tăng

Câu 7: Các bộ phân tham gia cảm ứng ở thực vật là?

  • A. Rễ
  • B. Thân
  • C. Lá
  • D. Cả A, B và C

Câu 8: Loại tập tính nào sau đây phản ánh mối quan hệ khác loài rõ nét nhất?

  • A. Tập tính kiếm ăn
  • B. Tập tính di cư
  • C. Tập tính bảo vệ lãnh thổ
  • D. Tập tính sinh sản

Câu 9: Hoocmon thực vật có tính chuyên hóa: 

  • A. cao hơn hoocmon ở động vật bậc cao
  • B. thấp hơn hoocmon ở động vật bậc cao
  • C. vừa phải
  • D. không có tính chuyên hóa

Câu 10: Khi sống trong bóng tối được chiếu sáng từ một phía, ngọn cây hướng về ánh sáng là do bao nhiêu nguyên nhân trong số các nguyên nhân sau? 

  • A. Auxin phân bố không đều ở hai phía ít hay nhiều ánh sáng
  • B. Auxin phân bố nhiều về phía ít ánh sáng
  • C. Lượng auxin nhiều kích thích sự sinh trưởng của tế bào
  • D. Lượng auxin nhiều ức chế sự sinh trưởng của tế bào

Câu 11: Khi nói về tổ chức thần kinh ở các nhóm động vật, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Nhện có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
  • B. Mực có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
  • C. Sứa có hệ thần kinh mạng lưới
  • D. Cá có thệ thần kinh mạng lưới

Câu 12: Ở trẻ em, nếu cơ thể dư thừa loại hoocmon nào sau đây thì sẽ gây bệnh khổng lồ?

  • A. Hoocmon sinh trưởng (GH)
  • B. Hoocmon insualin
  • C. Hoocmon glucagon
  • D. Hoocmon tiroxin

Câu 13: Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?

  • A. Cơ thể thực vật ra hoa
  • B. Cơ thể thực vật tạo hạt
  • C. Cơ thể thực vật tăng kích thước
  • D. Cơ thể thực vật rụng lá, hoa

Câu 14: Sự đóng mở của khí khổng là ứng động?

  • A. sinh trưởng
  • B. không sinh trưởng
  • C. ứng động tổn thương
  • D. tiếp xúc

Câu 15: Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành bởi các tế bào thần kinh

  • A. rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh
  • B. phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh
  • C. rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh
  • D. phân bố tập trung ở một số vùng trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh

Câu 16: Quang chu kì là gì?

  • A. Là thời gian chiếu sáng trong cả chu kì sống của cây
  • B. Là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối, liên quan đến sự ra hoa của cây
  • C. Là thời gian chiếu sáng của môi trường vào cây trong giai đoạn sinh trưởng
  • D. Là năng lượng môi trường cung cấp cho một cơ thể trong suốt chu kì sống của nó

Câu 17: Trình tự các giai đoạn trong vòng đời của bướm lần lượt là

  • A. trứng → sâu bướm → kén → bướm trưởng thành.
  • B. trứng → kén → sâu bướm → bướm trưởng thành.
  • C. sâu bướm → kén → bướm trưởng thành → trứng.
  • D. kén → sâu bướm → bướm trưởng thành → trứng.

Câu 18: Để hoa đào nở nhanh để kịp ngày Tết, người nông dân thường dùng nước ấm 40 - 50 0C tưới quanh gốc với tần suất 5 - 6 lần mỗi ngày. Tác nhân nào kích thích hiện tượng nở hoa ở cây đào?

  • ​A. Nhiệt độ.
  • B. Ánh sáng.
  • C. Độ ẩm.
  • D. Chất dinh dưỡng.

Câu 19: Xét các trường hợp sau :

Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính

Không phải bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính

Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính

Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính

Có bao nhiêu trường hợp trên đây đúng về mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính ?

  • A. 1        
  • B. 2        
  • C. 3       
  • D. 4

Câu 20: Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của

  • A. ứng động tiếp xúc và hóa ứng động
  • B. quang ứng động và điện ứng đông
  • C. nhiệt ứng động và thủy ứng đống
  • D. ứng động tổn thương

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác