Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 11 chân trời sáng tạo giữa học kì 2 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 giữa học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có ở cảm ứng của động vật ?

phản ứng chậm

phản ứng khó nhận thấy

phản ứng nhanh

hình thức phản ứng kém đa dạng

hình thức phản ứng đa dạng

Phản ứng dễ nhận thấy

Phương án trả lời đúng là :

  • A. (1), (4) và (5)       
  • B. (3), (4) và (5)
  • C. (2), (4) và (5)        
  • D. (3), (5) và (6)

Câu 2: Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi

  • A. số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên
  • B. kích thích của môi trường kéo dài
  • C. kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần
  • D. kích thích của môi trường mạnh mẽ

Câu 3: Đâu là ứng dụng về hiểu biết sinh trưởng và phát triển

  • A. Diệt muỗi trong giai đoạn ấu trùng
  • B. Tưới nước đều đặn cho cây phát triển rễ
  • C. Cho gà mái ấp trứng để nở ra gà con
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Phản ứng “Nằm im theo dõi con mồi, lao đến khi con mồi lại gần” là phản ứng của hiện tượng nào

  • A. Gà mẹ nhìn thấy diều hâu
  • B. Chó giữ nhà nhìn thấy người lạ
  • C. lợn con mới sinh ra
  • D. Đàn sư tử đói nhìn thấy con mồi

Câu 5: Vòng đời của sinh vật hữu tính bắt đầu bằng … và kết thúc bằng …?

  • A. Tế bào; sinh con
  • B. Hợp tử; cái chết
  • C. Tế bào; cái chết
  • D. Hợp tử; sinh con

Câu 6: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là trường hợp ấu trùng phát triển

  • A. hoàn thiện,  qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành
  • B. chưa hoàn thiện,  qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành
  • C. chưa hoàn thiện,  qua một lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành
  • D. chưa hoàn thiện,  qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành

Câu 7: Hiện tượng cảm ứng “Thân cây trầu không bám vào thân cây cau” thuộc loại kích thích nào

  • A. Nước
  • B. Ánh sáng
  • C. Trụ bám
  • D. Âm thanh

Câu 8: Khi nói về tập tính bẩm sinh của động vật, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Sinh ra đã có
  • B. Mang tính bản năng
  • C. Dễ thay đổi
  • D. Được quy định trong kiểu gen

Câu 9: Sinh trưởng ở thực vật là quá trình: 

  • A. tăng chiều dài cơ thể
  • B. tăng về chiều ngang cơ thể
  • C. tăng về khối lượng cơ thể
  • D. tăng về khối lượng và kích thước cơ thể

Câu 10: Các kiểu hướng động âm ở rễ là?

  • A. hướng đất, hướng sáng.
  • B. hướng sáng, hướng hoá.
  • C. hướng sáng, hướng nước.
  • D. hướng nước, hướng hoá.

Câu 11: Khi bị kích thích, thủy tức phản ứng bằng cách: 

  • A. trả lời kích thích cục bộ
  • B. co toàn bộ cơ thể
  • C. co rút chất nguyên sinh
  • D. chuyển động cả cơ thể

Câu 12: Ơstrogen có vai trò

  • A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
  • B. tăng cường quá trình sinh tổng hợp protein, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, qua đó làm tăng sự sinh trưởng của cơ thể
  • C. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
  • D. kích thích chuyển hóa ở tế bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể

Câu 13: Tuổi của cây một năm được tính theo số

  • A. Lóng        
  • B. Lá
  • C. Chồi nách        
  • D. cành

Câu 14: Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với

  • A. tác nhân kích thích từ một hướng
  • B. sự phân giải sắc tố
  • C. đóng khí khổng
  • D. sự thay đổi hàm lượng axit nuclêic

 Câu 15: Phản xạ đơn giản thường là phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ do

  • A. một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia và thường do tủy sống điều khiển
  • B. một số ít tế bào thần kinh tham gia và thường do não bộ điều khiển
  • C. một số tế bào thần kinh nhất định tham gia và thường do tủy sống điều khiển
  • D. một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia và thường do não bộ điều khiển

Câu 16: Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là

  • A. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm
  • B. mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm
  • C. mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh nóng có ở thân cây Một lá mầm
  • D. mô phân sinh bên và mô phân sinh nóng có ở thân cây Hai lá mầm

Câu 17: Tuổi thọ của sinh vật do cái gì quyết định?

  • A. Protein
  • B. Gene
  • C. mRNA
  • D. Amino acid

Câu 18: Biết rằng, hiện tượng khép lá ở cây xấu hổ (cây trinh nữ) khi có tác động cơ học từ môi trường và hiện tượng khép lá ở cây me vào ban đêm. Ý kiến thứ nhất cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây này là giống nhau, ý kiến thứ hai lại cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây có bản chất khác nhau. Hãy giải thích về tác nhân kích thích của hiện tượng này?

  • A. Ở cây xấu hổ: Tiếp xúc cơ học; Ở cây me: Độ ẩm
  • B. Ở cây xấu hổ: Tiếp xúc cơ học; Ở cây me: Nhiệt độ, ánh sáng
  • C. Ở cây xấu hổ: Nhiệt độ, ánh sáng; Ở cây me: Tiếp xúc cơ học
  • D. Ở cây xấu hổ: Độ ẩm; Ở cây me: Tiếp xúc cơ học

Câu 19: Nhận thức về môi trường xung quanh giúp động vật hoang dã nhanh chóng tìm được thức ăn và tránh thú săn mồi là kiểu học tập:

  • A. in vết
  • B. quen nhờn
  • C. học ngầm
  • D. điều kiện hóa

Câu 20: Ứng động không theo chu kỳ đồng hồ sinh học là ứng động?

  • A. Đóng mở khí khổng
  • B. Quấn vòng
  • C. Nở hoa
  • D. Thức ngủ của lá

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác