Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 11 chân trời sáng tạo giữa học kì 1 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 giữa học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Một lá cây tươi được đem cân có khối lượng 0,15 g, sau 15 phút để lá thoát hơi nước thì khối lượng lá giảm mất 0,07 g. Xác định cường độ thoát hơi nước của lá cây trên. Biết diện tích lá 0,5 dm2.

  • A. 0,009 g/dm2/giờ
  • B. 0,64 g/dm2/giờ
  • C. 0,56 g/dm2/giờ
  • D. 0,01 g/dm2/giờ

Câu 2: Lá cây có màu xanh lục vì

  • A. diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  • B. diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  • C. nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  • D. các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.

Câu 3: Quá trình cơ thể lấy các chất cần thiết từ môi trường (như nước, khí oxygen, chất dinh dưỡng,…) và thải các chất không cần thiết (như khí carbon dioxide, chất cặn bã,…) ra ngoài môi trường là quá trình

  • A. trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
  • B. trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.
  • C. trao đổi chất giữa tế bào với tế bào khác.
  • D. trao đổi chất giữa cơ thể với cơ thể khác.

Câu 4: Khi làm thí nghiệm trồng cây trong chậu đất nhưng thiếu một nguyên tố khoáng thì triệu chứng thiếu hụt khoáng thường xảy ra trước tiên ở những bộ phận non. Nguyên tố khoáng đó được nhận xét là?

  • A. Nito
  • B. Canxi.
  • C. Sắt.
  • D. Cả ba nguyên tố trên

Câu 5: Cho các biện pháp sau

(1) Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây → tăng năng suất cây trồng.

(2) Điều khiển tăng diện tích bộ lá nhờ các biện pháp: bón phân, tưới nước hợp lý, thực hiện kỹ thuật chăm sóc phù hợp đối với mỗi loại và giống cây trồng.

(3) Điều tiết hoạt động quang hợp của lá bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân, tưới nước hợp lý, phù hợp đối với mỗi loài và giống cây trồng. Tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời một cách có hiệu quả.

(4) Trồng cây với mật độ dày đặc để lá nhận được nhiều ánh sáng cho quang hợp.

(5) Tuyển chọn, sử dụng các loại cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế với tỷ lệ cao (hạt, quả, củ,...) → tăng hệ số kinh tế của cây trồng.

(6) Các biện pháp nông sinh, bón phân hợp lý. Những biện pháp nào trên đây được sử dụng để tăng năng suất cây trồng thông qua điều tiết quang hợp?

  • A. (1), (2) và (3).
  • B. (1), (2), (3), (5) và (6).
  • C. (1), (2), (3) và (4).
  • D. (3) và (4).

Câu 6: Dị hóa là?

  • A. Phân giải các chất hấp thụ
  • B. Giải phóng năng lượng
  • C. Thải các chất ra ngoài môi trường
  • D. A và B đúng

Câu 7: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể không có vai trò nào sau đây?

  • A. Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
  • B. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào và cơ thể.
  • C. Loại bỏ các chất thải để duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể.
  • D. Giúp cơ thể tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường.

Câu 8: Vai trò chung của các nguyên tố vi lượng là:

  • A. Cấu tạo các đại phân tử
  • B. Hoạt hóa các enzim
  • C. Cấu tạo axit nuclêic
  • D. Cấu tạo protein

Câu 9: Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào sau đây thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?

  • A. Tất cả khi khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên không chiếm diện tích hấp thụ ánh sáng
  • B. Có diện tích bề mặt lá lớn
  • C. Phiến lá mỏng
  • D. Sự phân bố đều khắp trên bề mặt lá của hệ thống mạch dẫn.

Câu 10: Khi chạy, cơ thể có cảm giác nóng lên, mồ hôi ra nhiều, nhịp thở và nhịp tim tăng lên, có biểu hiện khát nước hơn so với lúc chưa chạy. Điều nào sau đây giải thích cho việc này?

  • A. Nhịp thở, nhịp tim tăng lên để cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho các tế bào giúp các tế bào có thể thực hiện quá trình chuyển hóa tạo ra năng lượng để đáp ứng nhu cầu về năng lượng đang tăng lên đó.
  • B. Các quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng sinh ra nhiệt → Cơ thể nóng lên → Cơ thể ổn định nhiệt độ bằng cách thoát mô hôi → Mồ hôi ra nhiều khiến thiếu hụt nguồn nước trong cơ thể → Biểu hiện khát nước nhiều hơn lúc chưa chạy
  • C. A và B đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 11: Hô hấp ở thực vật là gì?

  • A. Quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử Amylase bị phân giải đến O2và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.
  • B. Quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử cacbohidrat bị phân giải đến CO2và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.
  • C. Quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử Glutamine bị phân giải đến CO2và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.
  • D. Quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử Lysine bị phân giải đến O2và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.

Câu 12: Khoảng nhiệt độ nào là tối thiểu cây bắt đầu thực hiện hô hấp?

  • A. (-5 0C) - (5 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau
  • B. (0 0C) - (10 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.
  • C. (5 0C) - (10 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau
  • D. (10 0C) - (20 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

Câu 13: Cho các phát biểu sau:

(1) Trong hoạt động sống của tế bào, trao đổi chất luôn đi kèm với chuyển hóa năng lượng.

(2) Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

(3) Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường gồm hai quá trình đó là lấy vào và thải ra.

(4) Quá trình phân giải glucose trong tế bào có cả sự chuyển hóa các chất và năng lượng.

Số phát biểu đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 14: Giai đoạn đường phân diễn ra tại

  • A. Ti thể.    
  • B. Tế bào chất.    
  • C. Lục lạp.    
  • D. Nhân.

Câu 15: Lông hút rất dễ gẫy và sẽ tiêu biến ở môi trường?

  • A. quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi.
  • B. quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi.
  • C. quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxi.
  • D. quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxi.

Câu 16: Để tìm hiểu quá trình hô hấp ở thực vật, Nhóm học sinh cho 1 bình đựng đầy hạt đậy kín nối với ống nghiệm có nước vôi trong. Nước vôi được sử dụng trong thí nghiệm này nhằm mục đích nào sau đây?

  • A. hấp thụ nhiệt do hô hấp tỏa ra
  • B. Cung cấp canxi cho hạt nảy mầm.
  • C. Giúp hạt nảy mầm nhanh hơn
  • D. chứng minh hô hấp ở thực vật thải CO2

Câu 17: Ở thực vật CAM, khí khổng

  • A. đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm.
  • B. chỉ mở ra khi hoàng hôn.
  • C. chỉ đóng vào giữa trưa.
  • D. đóng vào ban đêm và mở vào ban ngày.

Câu 18: Ở thực vật, nguồn năng lượng khởi đầu là?

  • A. Mặt trời
  • B. Đất
  • C. Nước
  • D. Không khí

Câu 19: Cây có biểu hiện lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chất là do thiếu?

  • A. photpho.
  • B. canxi.
  • C. magie.
  • D. nitơ.

Câu 20: Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế

  • A. thẩm thấu.
  • B. cần tiêu tốn năng lượng.
  • C. nhờ các bơm ion.
  • D. chủ động.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác