Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 10 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vai trò của các điểm kiểm soát trong chu kì tế bào là

  • A. rút ngắn thời gian của quá trình phân bào.
  • B. kéo dài thời gian của quá trình phân bào.
  • C. đảm bảo tính chính xác của quá trình phân bào.
  • D. đảm bảo tính đột biến của quá trình phân bào.

Câu 2: Trong chu kì tế bào, pha nào sau đây không thuộc kì trung gian?

  • A. Pha M.
  • B. Pha G1.
  • C. Pha S.
  • D. Pha G2.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về chu kì tế bào?

  • A. Chu kì tế bào là hoạt động sống có tính chất chu kì.
  • B. Chu kì tế bào là hoạt động sống chỉ diễn ra ở sinh vật đa bào.
  • C. Thời gian của chu kì tế bào là thời gian của các giai đoạn trong chu kì tế bào.
  • D. Kết quả của chu kì tế bào là từ một tế bào mẹ ban đầu hình thành 2 tế bào con.

Câu 4: Quá trình nguyên phân không bao gồm kì nào sau đây?

  • A. Kì trung gian.
  • B. Kì giữa.
  • C. Kì đầu.
  • D. Kì cuối.

Câu 5: Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn trong nguyên phân có ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Tạothuận lợi cho sự phân li của nhiễm sắc thể.
  • B. Tạo thuận lợi cho sự nhân đôi của nhiễm sắc thể.
  • C. Tạothuận lợi cho sự tiếp hợp của nhiễm sắc thể.
  • D. Tạo thuận lợi cho sự trao đổi chéo của nhiễm sắc thể.

Câu 6: Nhân tố nào sau đây gây ảnh hưởng đến quá trình giảm phân?

  • A. Môi trường sống.
  • B. Chế độ ăn uống.
  • C. Di truyền và hormone.
  • D. Tất cả các yếu tố trên.

Câu 7: Tại kì trung gian trước khi diễn ra giảm phân, tế bào nhân đôi nhiễm sắc thể và DNA bao nhiêu lần?

  • A. 1 lần.
  • B. 2 lần.
  • C. 3 lần.
  • D. 4 lần.

Câu 8: Sự khác nhau trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và thực vật là do

  • A. tế bào động vật có kích thước nhỏ.
  • B. tế bào động vật có nhiều lysosome.
  • C. tế bào thực vật có thành cellulose.
  • D. tế bào thực vật có không bào lớn.

Câu 9: Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là

  • A. các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn.
  • B. các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép.
  • C. có sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể.
  • D. có sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào.

Câu 10: Ở lúa nước 2n = 24, số nhiễm sắc thể có trong 1 tế bào ở cuối kì sau của nguyên phân là

  • A. 72.
  • B. 12.
  • C. 24.
  • D. 48.

Câu 11: Sử dụng mẫu vật là hoa hành có thể quan sát được quá trình nào sau đây?

  • A. Giảm phân.
  • B. Quang hợp.
  • C. Nguyên phân.
  • D. Hô hấp tế bào.

Câu 12: Khi quan sát tiêu bản, nếu thấy các nhiễm sắc thể đơn đang phân li về hai cực của tế bào thì kết luận tế bào đang ở kì nào của nguyên phân?

  • A. Kì đầu.
  • B. Kì giữa.
  • C. Kì sau.
  • D. Kì cuối.

Câu 13: Quan sát tiêu bản của một rễ hành, ta có thể thấy trường hợp nào sau đây?

  • A. Các tế bào đang ở các kì khác nhau.
  • B. Một số tế bào đang ở cùng một kì.
  • C. Một số tế bào không nhìn rõ nhiễm sắc thể.
  • D. Tất cả các trường hợp trên.

Câu 14: Nhân bản vô tính không được phép thực hiện trên người vì

  • A. người có bộ NST lớn khó thực hiện.
  • B. không đủ trang thiết bị hiện đại.
  • C. các lí do về đạo đức sinh học.
  • D. gặp khó khăn trong việc chuyển gene.

Câu 15: Nguyên liệu nào sau đây không dùng làm nguyên liệu đầu vào của công nghệ vi nhân giống cây trồng?

  • A. Mô phân sinh đỉnh.
  • B. Lá cây.
  • C. Thân cây.
  • D. Mô bần.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phản biệt hóa?

  • A. Là quá trình kích hoạt tế bào đã biệt hóa thành tế bào mới giảm hoặc không còn tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng.
  • B. Phản biệt hóa có thể thực hiện ở hầu hết các loại tế bào khác nhau của cơ thể thực vật.
  • C. Phản biệt hóa ở tế bào động vật thường dễ thực hiện hơn ở tế bào thực vật.
  • D. Khả năng phản biệt hóa của tế bào động vật có sự khác biệt rất lớn giữa các loại tế bào, mô, cơ quan.

Câu 17: Phát biểu nào đúng khi nói về quá trình giảm phân?

  • A. Kết quả của giảm phân luôn tạo ra 4 loại giao tử.
  • B. Trao đổi chéo là cơ chế tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất trong giảm phân.
  • C. Loài nào có số lượng nhiễm sắc thể càng lớn thì qua giảm phân càng tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
  • D. Tất cả các sinh vật đều có thể phân chia giảm phân.

Câu 18: Đặc trưng nào dưới đây của nhiễm sắc thể là phù hợp với kì cuối của giảm phân I?

  • A. Các nhiễm sắc thể đơn tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.
  • B. Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép.
  • C. Các nhiễm sắc thể kép tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.
  • D. Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội.

Câu 19: Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn?

  • A. 2.
  • B. 4.
  • C. 8.
  • D. 16.

Câu 20: Khi làm tiêu bản quan sát quá trình nguyên phân, mục đích của việc ngâm củ hành trong nước và trồng hành để thu hoạch bộ phận là

  • A. rễ hành.
  • B. thân hành.
  • C. lá hành.
  • D. hoa hành.

Câu 21: Quan sát tiêu bản giảm phân ở hoa hẹ, ta thấy tế bào có các nhiễm sắc thể đang xếp thành hàng trên mặt phẳng xích đạo, tế bào này đang ở

  • A. kì đầu.
  • B. kì giữa.
  • C. kì sau.
  • D. kì cuối.

Câu 22: Khi làm tiêu bản quan sát tế bào nguyên phân, người ta thường lấy mẫu ở đầu chóp rễ hành chủ yếu vì

  • A. đầu chóp rễ hành chứa mô phân sinh ngọn.
  • B. đầu chóp rễ hành chứa nhiều tế bào hơn.
  • C. đầu chóp rễ hành mềm dễ ép tạo tiêu bản.
  • D. đầu chóp rễ hành dễ bắt màu với thuốc nhuộm.

Câu 23: Trong quy trình làm và quan sát tiêu bản quá trình giảm phân của tế bào thực vật, phải đặt túi phấn lên lam kính có sẵn HCl nhằm

  • A. làm cho NST dừng di chuyển.
  • B. làm cho NST tăng kích thước.
  • C. làm cho NST tách rời nhau ra.
  • D. làm cho NST được bắt màu tốt hơn.

Câu 24: Nhân bản vô tính ở động vật là quá trình

  • A. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn giống nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào sinh dưỡng ban đầu.
  • B. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn khác nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào sinh dưỡng ban đầu.
  • C. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn khác nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào sinh dục chín ban đầu.
  • D. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn giống nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào sinh dục chín ban đầu.

Câu 25: Đâu không phải là thành tựu của công nghệ tế bào thực vật?

  • A. Nhân nhanh các giống cây trồng.
  • B. Tạo mô, cơ quan thực vật thay thế.
  • C. Tạo giống cây trồng mới.
  • D. Sản xuất các chất có hoạt tính sinh học trong tế bào thực vật.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác