Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 10 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác gọi là
- A. phân tích tế bào.
- B. mối quan hệ giữa các tế bào.
- C. thông tin giữa các tế bào.
D. xử lí tín hiệu tế bào.
Câu 2: Sự kết thúc quá trình truyền thông tin giữa các tế bào đòi hỏi điều gì sau đây?
- A. Loại bỏ thụ thể.
B. Đảo ngược sự liên kết giữa phân tử tín hiệu và thụ thể.
- C. Hoạt hóa một loạt các phân tử truyền tin khác.
- D. Phân hủy phân tử truyền tin cuối cùng.
Câu 3: Quá trình thông tin giữa các tế bào gồm có
- A. 1 giai đoạn.
- B. 2 giai đoạn.
C. 3 giai đoạn.
- D. 4 giai đoạn.
Câu 4: Biểu hiện nào sau đây là kết quả của việc một phân tử tín hiệu liên kết với một thụ thể?
- A. Sự hoạt hóa enzyme thụ thể.
B. Sự thay đổi hình dạng của thụ thể.
- C. Sự di chuyển của thụ thể trong màng sinh chất.
- D. Sự giải phóng tín hiệu khỏi thụ thể.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây mô tả đúng về quá trình truyền thông tin giữa các tế bào?
- A. Các tế bào truyền thông tin với nhau thường ở gần nhau.
- B. Các thụ thể giữ nguyên hình dạng khi liên kết với phân tử tín hiệu.
- C. Lipid màng bị biến đổi trong quá trình truyền tin.
D. Hoạt động enzyme trong tế bào chất hoặc sự tổng hợp RNA của tế bào nhận tín hiệu có thể biến đổi.
Câu 6: Sự truyền tín hiệu qua synapse giữa các tế bào thần kinh lân cận giống như truyền tín hiệu hormone (truyền tin nội tiết) ở đặc điểm nào sau đây?
- A. Các phân tử tín hiệu được tiết vào máu.
- B. Các phân tử tín hiệu được truyền ở khoảng cách xa.
- C. Các phân tử tín hiệu có cấu trúc giống nhau.
D. Cần có sự liên kết của phân tử tín hiệu với thụ thể.
Câu 7: Pha G1 là pha
A. chuẩn bị nhân đôi DNA.
- B. nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể.
- C. chuẩn bị phân bào.
- D. phân bào.
Câu 8: Ở kì trung gian, pha nào có sự tổng hợp các chất cần thiết cho sự tăng trưởng và hoạt động sống của tế bào?
A. Pha G1.
- B. Pha G2.
- C. Pha S.
- D. Pha M.
Câu 9: Ung thư được hình thành do cơ chế nào sau đây?
- A. Các tế bào phân chia một cách bình thường.
B. Các tế bào phân chia liên tục và di căn đến các bộ phận khác.
- C. Các tế bào phân chia bình thường và di căn đến các bộ phận khác.
- D. Các tế bào không có khả năng phân chia.
Câu 10: Nhiễm sắc thể kép tồn tại trong quá trình nguyên phân ở
A. kì trung gian đến hết kì giữa.
- B. kì trung gian đến hết kì sau.
- C. kì trung gian đến hết kì cuối.
- D. kì đầu, kì giữa và kì sau.
Câu 11: Kì đầu của quá trình nguyên phân không xảy ra sự kiện nào sau đây?
- A. Các nhiễm sắc thể bắt đầu đóng xoắn và co ngắn.
- B. Thoi phân bào được hình thành.
- C. Các nhiễm sắc thể kép đính với thoi phân bào ở tâm động.
D. Các nhiễm sắc thể kép tiếp hợp và trao đổi chéo.
Câu 12: Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để phòng tránh bệnh ung thư?
- A. Tránh tiếp xúc với tác nhân gây ung thư.
- B. Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp, không sử dụng chất kích thích.
- C. Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
D. Chỉ đi khám sức khỏe khi có dấu hiệu của bệnh.
Câu 13: Trong giảm phân, nhiễm sắc thể trải qua hai lần phân bào liên tiếp, nhưng chỉ nhân đôi
A. một lần.
- B. hai lần.
- C. ba lần.
- D. bốn lần.
Câu 14: Trong giảm phân II, các NST có trạng thái kép ở các kì nào sau đây?
A. Kì giữa II, kì sau II và kì cuối II.
- B. Kì đầu II, kì sau II và kì cuối II.
- C. Kì đầu II, kì giữa II.
- D. Tất cả các kì.
Câu 15: Các nhân tố bên ngoài như nhiệt độ, các hóa chất, bức xạ có tác động
- A. kích thích quá trình giảm phân.
- B. ức chế quá trình giảm phân.
- C. quy định thời điểm bắt đầu giảm phân.
D. làm tăng tốc độ quá trình giảm phân hình thành giao tử.
Câu 16: Sự phối hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế
- A. duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể (2n) của loài qua các thế hệ tế bào.
- B. duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể (n) của loài qua các thế hệ tế bào.
C. duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ.
- D. duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài sinh sản vô tính qua các thế hệ.
Câu 17: Dung hợp tế bào trần là kĩ thuật
- A. nhân nhanh các giống cây trồng.
B. loại bỏ thành tế bào và lai giữa các tế bào cùng loài hoặc khác loài.
- D. chuyển gene từ tế bào thực vật sang tế bào động vật.
C. lai giữa hai tế bào để tạo ra tế bào có khả năng phân chia liên tục.
Câu 18: Để sản xuất mô sụn thay thế cho các đệm khớp bị thoái hóa ở người, người ta không dùng kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào nào dưới đây?
A. Kĩ thuật nuôi cấy mô sụn trưởng thành in vitro.
- B. Kĩ thuật nuôi cấy và biệt hóa tế bào gốc tủy.
- C. Kĩ thuật phản biệt hóa mô tế bào soma trưởng thành và biệt hóa thành mô sụn.
- D. Kĩ thuật nuôi cấy và biệt hóa tế bào gốc phôi.
Câu 19: Sắp xếp nào dưới đây theo thứ tự tăng dần về tính toàn năng của các dòng tế bào là đúng?
- A. Dòng tế bào gốc phôi, dòng tế bào gốc cuống rốn, dòng tế bào gốc cơ tim, dòng tế bào mô cơ.
- B. Dòng tế bào mô cơ, dòng tế bào gốc cơ tim, dòng tế bào gốc cuống rốn, dòng tế bào gốc phôi.
- C. Dòng tế bào mô cơ, dòng tế bào gốc cuống rốn, dòng tế bào gốc cơ tim, dòng tế bào gốc phôi.
D. Dòng tế bào gốc phôi, dòng tế bào gốc cơ tim, dòng tế bào gốc cuống rốn, dòng tế bào mô cơ.
Câu 20: Không dùng mẫu vật nào dưới đây để quan sát quá trình nguyên phân và giảm phân?
- A. Rễ củ hành.
- B. Châu chấu đực trưởng thành.
C. Lõi cây thân gỗ.
- D. Hoa hẹ.
Câu 21: Khi làm tiêu bản hoa hẹ quan sát quá trình giảm phân, sau khi đậy lamen cần dùng ngón tay ấn nhẹ lên lamen để
- A. cố định nhiễm sắc thể.
B. dàn đều tế bào trên lam kính.
- C. các tế bào vỡ ra.
- D. các NST ngừng di chuyển.
Câu 22: Khi làm tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào thực vật, sau khi tách được túi phấn cần
- A. dầm nát bao phấn bằng kim mũi mác.
- B. nhỏ 1 – 2 giọt carmine acetic 2% để nhuộm trong 10 phút.
C. đặt lên lam kính có sẵn 1 giọt HCl 1,5N; ngâm trong 1 phút.
- D. đậy lamen và dùng ngón tay cái ấn nhẹ.
Câu 23: Ở bước nhuộm mẫu trong quy trình làm tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào, việc đun nóng nhẹ ống nghiệm chứa rễ hành cùng thuốc nhuộm nhằm
- A. giúp ngăn chặn nước đi vào trong tế bào.
- B. giúp ngăn chặn thuốc nhuộm đi vào trong tế bào.
- C. giúp nước đi vào tế bào dễ dàng hơn.
D. giúp thuốc nhuộm đi vào tế bào dễ dàng hơn.
Câu 24: Công nghệ tế bào bao gồm các chuyên ngành nào?
- A. Công nghệ nuôi cấy mô tế bào và công nghệ sản xuất các chất hoạt tính từ tế bào động vật, thực vật.
B. Công nghệ nuôi cấy mô tế bào và công nghệ di truyền tế bào.
- C. Công nghệ vi sinh vật, công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào động vật.
- D. Công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào động vật.
Câu 25: Công nghệ tế bào không dựa trên nguyên lí nào?
- A. Tính toàn năng của tế bào.
- B. Khả năng biệt hóa của tế bào.
- C. Khả năng phản biệt hóa của tế bào.
D. Khả năng phân bào giảm nhiễm của tế bào.
Bình luận