Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 10 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Các tế bào thực vật ở cạnh nhau của cùng một mô có thể kết nối trực tiếp qua

  • A. nhân tế bào.
  • B. cầu sinh chất.
  • C. mối nối.
  • D. không bào.

Câu 2: Phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích, làm thay đổi hình dạng của thụ thể. Đây là đặc điểm của giai đoạn nào trong quá trình truyền thông tin giữa các tế bào?

  • A. Giai đoạn tiếp nhận.
  • B. Giai đoạn truyền tin nội bào.
  • C. Giai đoạn đáp ứng.
  • D. Giai đoạn ức chế.

Câu 3: Các phân tử tín hiệu ưa nước như insulin, adrenaline

  • A. được vận chuyển qua màng và liên kết với thụ thể bên trong tế bào (thụ thể nội bào).
  • B. liên kết với phospholipid màng.
  • C. liên kết với thụ thể màng.
  • D. không đi qua màng nên không gây đáp ứng ở tế bào đích.

Câu 4: Khi một tế bào giải phóng phân tử tín hiệu vào môi trường, một số tế bào trong môi trường xung quanh trả lời, đây là

  • A. kiểu truyền tin đặc trưng của hormone.
  • B. truyền tin nội tiết.
  • C. truyền tin cận tiết.
  • D. truyền tin qua tiếp xúc trực tiếp giữa các tế bào.

Câu 5: Tại sao phân tử tín hiệu chỉ gây đáp ứng tế bào ở một hoặc một số loại tế bào đích nhất định?

  • A. Vì tế bào phải có thụ thể tương thích thì mới tiếp nhận được phân tử tín hiệu.
  • B. Vì tế bào phải có hình dạng tương thích thì mới tiếp nhận được phân tử tín hiệu.
  • C. Vì phân tử tín hiệu có thụ thể đặc hiệu để nhận biết tế bào đích tương thích.
  • D. Vì phân tử tín hiệu chỉ có khả năng đi qua màng của tế bào đích tương thích.

Câu 6: Sự ức chế phân tử truyền tin nội bào có thể dẫn đến kết quả nào sau đây?

  • A. Ức chế đáp ứng với tín hiệu.
  • B. Ức chế sự hoạt hóa thụ thể.
  • C. Kéo dài đáp ứng tế bào.
  • D. Làm giảm số lượng phân tử truyền tin nội bào.

Câu 7: Nguyên phân xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?

  • A. Tế bào hợp tử.
  • B. Tế bào sinh dưỡng.
  • C. Tế bào sinh dục sơ khai.
  • D. Tất cả các tế bào trên.

Câu 8: Quá trình các tế bào mới được tạo ra từ tế bào ban đầu, làm tăng số lượng tế bào qua phân bào và thay thế các tế bào chết gọi là

  • A. đổi mới tế bào.
  • B. sinh sản tế bào.
  • C. kiểm soát tế bào.
  • D. thay thế tế bào.

Câu 9: Đuôi của thạch sùng có thể tái sinh là nhờ

  • A. quá trình thụ tinh.
  • B. quá trình giảm phân.
  • C. quá trình nguyên phân.
  • D. quá trình đột biến.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về điểm giống nhau giữa quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật và động vật?

  • A. Chúng đều diễn ra các giai đoạn tương tự nhau.
  • B. Quá trình nguyên phân diễn ra ở tất cả các loại tế bào trong cơ thể động vật và thực vật.
  • C. Từ một tế bào mẹ, tạo thành hai tế bào con giống nhau và giống với tế bào mẹ.
  • D. Nhờ nguyên phân mà cơ thể sinh vật lớn lên được.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về ung thư?

  • A. Khối u lành tính hay còn gọi là ung thư.
  • B. Tế bào ung thư có khả năng di căn đến các mô lân cận và các cơ quan xa.
  • C. Phân chia tế bào một cách bình thường dẫn đến ung thư.
  • D. Các tế bào ung thư không có khả năng phân chia.

Câu 12: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về quá trình giảm phân?

  • A. Ở kì giữa của giảm phân I, mỗi nhiễm sắc thể kép chỉ đính với vi ống ở một phía của tâm động.
  • B. Trong giảm phân, sau mỗi lần phân bào, nhiễm sắc thể đều phải nhân đôi.
  • C. Các nhiễm sắc thể tương đồng có thể trao đổi đoạn cho nhau (trao đổi chéo) tại kì đầu của giảm phân I.
  • D. Trong giảm phân, nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi một lần.

Câu 13: Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân II là

  • A. NST đơn xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo.
  • B. NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo.
  • C. NST đơn xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo.
  • D. NST kép xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo.

Câu 14: Đâu không phải là yếu tố bên trong ảnh hưởng đến quá trình giảm phân?

  • A. Nhân tố di truyền.
  • B. Hormone sinh dục.
  • C. Tuổi thành thục sinh dục.
  • D. Chế độ dinh dưỡng.

Câu 15: Thụ tinh là

  • A. sự phân chia của tế bào làm tăng số lượng tế bào.
  • B. sự trao đổi chéo giữa các chromatid.
  • C. quá trình kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  • D. quá trình phân li và tổ hợp của các nhiễm sắc thể.

Câu 16: Loại tế bào nào sau đây thực hiện quá trình giảm phân?

  • A. Tế bào sinh dưỡng.
  • B. Tế bào sinh dục chín.
  • C. Tế bào ung thư.
  • D. Tế bào sinh dục sơ khai.

Câu 17: Đặc trưng nào dưới đây của nhiễm sắc thể là phù hợp với kì cuối của giảm phân I?

  • A. Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép.
  • B. Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
  • C. Các nhiễm sắc thể đơn tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.
  • D. Các nhiễm sắc thể kép tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.

Câu 18: Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24 ở kì sau của giảm phân I có

  • A. 24 chromatid và 24 tâm động.
  • B. 48 chromatid và 48 tâm động.
  • C. 48 chromatid và 24 tâm động.
  • D. 12 chromatid và 12 tâm động.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân?

  • A. Nhân tố di truyền ảnh hưởng đến quá trình giảm phân hình thành giao tử.
  • B. Sự phối hợp hoạt động của các loại hormone sinh dục ảnh hưởng tới tốc độ của quá trình giảm phân hình thành giao tử.
  • C. Nhân tố nhiệt độ, các hóa chất và các bức xạ có tác động ức chế quá trình giảm phân.
  • D. Nhân tố di truyền là nhân tố bên trong duy nhất có ảnh hưởng tới quá trình giảm phân.

Câu 20: Phản biệt hóa ở tế bào động vật thường

  • A. dễ thực hiện hơn tế bào thực vật.
  • B. không thể thực hiện được.
  • C. khó thực hiện hơn tế bào thực vật.
  • D. thực hiện được ở tất cả các tế bào.

Câu 21: Ứng dụng nào sau đây của công nghệ tế bào có thể tạo được giống mới?

  • A. Vi nhân giống.
  • B. Dung hợp tế bào trần.
  • C. Cấy truyền phôi.
  • D. Nhân bản vô tính.

Câu 22: Vi nhân giống có ứng dụng nào sau đây?

  • A. Bảo tồn các giống cây trồng quý hiếm như các cây gỗ quý, các cây có nguy cơ tuyệt chủng.
  • B. Tạo nguyên liệu khởi đầu cho nuôi cấy dịch huyền phù tế bào, chuyển gene vào tế bào thực vật.
  • C. Tạo ra các giống cây trồng sạch bệnh virus.
  • D. Tất cả những ứng dụng trên.

Câu 23: Ở hành ta 2n = 16, số nhiễm sắc thể có trong 1 tế bào ở cuối kì sau của nguyên phân là

  • A. 8.
  • B. 16.
  • C. 24.
  • D. 32.

Câu 24: Tế bào trần là loại tế bào thực vật đã được loại bỏ

  • A. thành tế bào.
  • B. nhân tế bào.
  • C. ti thể.
  • D. lục lạp.

Câu 25: Công nghệ tế bào dựa trên nguyên lí là

  • A. tính toàn năng của tế bào.
  • B. khả năng biệt hoá của tế bào.
  • C. khả năng phản biệt hoá của tế bào.
  • D. tính toàn năng, khả năng biệt hoá và phản biệt hoá của tế bào.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác