Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 10 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Lĩnh vực nào sau đây nghiên cứu về cấu tạo và hoạt động sống của tế bào?
- A. Di truyền học.
B. Sinh học tế bào.
- C. Giải phẫu học.
- D. Động vật học.
Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của sinh học là
- A. các vật sống và không sống.
- B. các sinh vật nhân tạo và sinh vật tự nhiên.
- C. năng lượng và vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng.
D. các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống.
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về vai trò của Sinh học?
- A. Thành tựu của sinh học góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
- B. Thành tựu sinh học giúp con người giảm bệnh tật, nâng cao sức khỏe.
C. Các nghiên cứu về sinh học gây ô nhiễm môi trường.
- D. Tạo ra các giống cây trồng sạch bệnh.
Câu 4: Sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai được gọi là
- A. tăng trưởng kinh tế.
B. phát triển bền vững.
- C. phát triển đa dạng.
- D. tiến bộ sinh học.
Câu 5: Sự kết hợp giữa sinh học và tin học mang lại những triển vọng gì trong tương lai?
- A. Phát triển các phần mềm chuyên dụng.
- B. Hạn chế sinh vật thí nghiệm.
- C. Kết hợp với khoa học Trái đất và vũ trụ để nghiên cứu khả năng tồn tại của sự sống ở các hành tinh.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 6: Xét nghiệm DNA hoặc dấu vân tay để xác định mối quan hệ huyết thống là ứng dụng của ngành nào sau đây?
A. Pháp y.
- B. Dược học.
- C. Công nghệ thực phẩm.
- D. Nông nghiệp.
Câu 7: Phương pháp sử dụng tri giác để thu thập thông tin về đối tượng được quan sát là
- A. phương pháp nhận biết.
- B. phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
C. phương pháp quan sát.
- D. phương pháp thực nghiệm khoa học.
Câu 8: Trình tự các sự kiện nào dưới đây phản ánh đúng trình tự các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học?
- A. Đặt câu hỏi → Quan sát → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.
- B. Quan sát → Hình thành giả thuyết → Đặt câu hỏi → Phân tích kết quả → Thiết kế thí nghiệm → Rút ra kết luận.
C. Quan sát → Đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.
- D. Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Đặt ra câu hỏi → Rút ra kết luận.
Câu 9: “Xây dựng ngân hàng gene giúp lưu trữ cơ sở dữ liệu trình tự gene” là ứng dụng của ngành nào dưới đây?
- A. Pháp y.
- B. Dược học.
- C. Công nghệ thực phẩm.
D. Tin sinh học.
Câu 10: Thiết bị nào thường được sử dụng để quan sát tế bào thực vật?
- A. Kính lúp.
B. Kính hiển vi.
- C.Pipet.
- D.Máy li tâm.
Câu 11: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống là
- A. tập hợp tổ chức nhỏ nhất trong thế giới sống.
- B. tập hợp tổ chức lớn nhất trong thế giới sống.
- C. tập hợp tổ chức lớn nhất và nhỏ nhất trong thế giới sống.
D. tập hợp tất cả các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.
Câu 12: Các cấp độ tổ chức sống cơ bản bao gồm
- A. nguyên tử, phân tử, bào quan.
- B. nguyên tử, phân tử, tế bào, cơ thể.
C. tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.
- D. phân tử, bào quan, tế bào, cơ thể.
Câu 13: Con thỏ thuộc cấp độ tổ chức nào của thế giới sống?
- A. Hệ cơ quan.
B. Cơ thể.
- C. Quần thể.
- D. Quần xã.
Câu 14: Trong hoạt động hô hấp tế bào, nước được tạo ra từ giai đoạn nào sau đây?
- A. Đường phân.
B. Chuỗi truyền điện tử.
- C. Chu trình Krebs.
- D. Đường phân và chu trình Krebs.
Câu 15: Nội dung nào dưới đây có ở quang tổng hợp mà không có ở hóa tổng hợp?
A. Sử dụng năng lượng ánh sáng.
- B. Sản phẩm tạo ra là carbohydrate.
- C. Nguồn carbon sử dụng là từ CO2.
- D. Xảy ra trong tế bào sống.
Câu 16: Sự tiếp xúc giữa kháng nguyên và kháng thể thuộc kiểu truyền thông tin nào sau đây?
- A. Truyền tin cục bộ.
B. Truyền tin qua tiếp xúc trực tiếp.
- C. Truyền tin qua khoảng cách xa.
- D. Truyền tin qua mối nối giữa các tế bào.
Câu 17: Hai còn đường vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất là
A. khuếch tán trực tiếp qua lớp kép phospholipid hoặc qua kênh protein vận chuyển.
- B. khuếch tán trực tiếp qua lớp kép phospholipid hoặc xuất bào.
- C. qua bơm protein đặc hiệu hoặc xuất bào.
- D. qua bơm protein đặc hiệu hoặc nhập bào.
Câu 18: Loại liên kết nào trong phân tử ATP khi bị bẻ gãy sẽ giải phóng một lượng lớn năng lượng?
- A. Liên kết hydro.
B. Liên kết cao năng.
- C. Liên kết ester.
- D. Liên kết ion.
Câu 19: Tốc độ phản ứng của enzyme nhanh hay chậm phụ thuộc vào
- A. cấu tạo của sản phẩm.
B. hoạt tính của enzyme.
- C. các ion kim loại.
- D. hình dạng của cơ chất.
Câu 20: Trong pha sáng của quá trình quang hợp, ATP và NADPH được tạo ra từ
- A. quang phân li nước.
B. chuỗi truyền điện tử.
- C. diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng.
- D. hấp thụ năng lượng của nước.
Câu 21: Trong chu trình Krebs, mỗi phân tử Acetyl – CoA được oxy hóa hoàn toàn sẽ tạo ra được bao nhiêu phân tử CO2?
- A. 1.
B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 22: Các tế bào không có kiểu truyền thông tin nào sau đây?
- A. Qua các mối nối giữa tế bào.
B. Qua sự di chuyển của các phân tử nước.
- C. Truyền tin cục bộ.
- D. Truyền tin qua khoảng cách xa.
Câu 23: Để quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh, tại sao lại dùng mẫu vật là củ hành tím mà không dùng củ hành tây?
A. Tế bào củ hành tím có kích thước to hơn tế bào củ hành tây nên dễ quan sát.
- B. Tế bào củ hành tím là tế bào nhân thực còn tế bào củ hành tây là tế bào nhân sơ.
- C. Tế bào củ hành tím có màu tím sẽ dễ quan sát hơn tế bào củ hành tây.
- D. Tế bào củ hành tím dễ tìm hơn tế bào củ hành tây.
Câu 24: Các enzyme ở người hoạt động ở khoảng nhiệt độ nào sau đây?
- A. 25 – 40oC.
B. 35 – 40oC.
- C. 15 – 40oC.
- D. 15 – 30oC.
Câu 25: Kết quả quan trọng nhất của pha sáng quang hợp là
- A. các điện tử được giải phóng từ phân li nước.
- B. sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng.
- C. sự giải phóng oxygen.
D. sự tạo thành ATP và NADPH.
Bình luận