Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 10 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Để chứng minh cho giả thuyết về vấn đề nghiên cứu được đề ra chúng ta cần làm bước

  • A. quan sát.
  • B. xây dựng giả thuyết.
  • C. thiết kế và tiến hành thí nghiệm.
  • D. báo cáo kết quả nghiên cứu.

Câu 2: Tất cả các tổ chức sống đều là hệ mở vì

  • A. thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
  • B. thường xuyên tiến hóa.
  • C. có khả năng sinh sản.
  • D. có khả năng cảm ứng.

Câu 3: Nguyên tố nào sau đây có vai trò tạo ra “bộ khung xương” cho các đại phân tử hữu cơ?

  • A. H.
  • B. S.
  • C. C.
  • D. O.

Câu 4: Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, có hiện tượng nước bốc hơi khỏi cơ thể. Điều này có ý nghĩa gì?

  • A. Làm tăng các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
  • B. Tạo ra sự cân bằng nhiệt cho tế bào và cơ thể.
  • C. Giảm bớt sự tỏa nhiệt từ cơ thể ra môi trường.
  • D. Tăng sự sinh nhiệt cho cơ thể.

Câu 5: Phân tử nào sau đây khác so với các phân tử còn lại?

  • A. Glycogen.
  • B. Tinh bột.
  • C. Maltose.
  • D. Testosterone.

Câu 6: Đặc điểm cấu tạo của phân tử DNA là?

  • A. Gồm hai mạch polynucleotide song song và ngược chiều.
  • B. Gồm một mạch polynucleotide.
  • C. Gồm ba mạch polynucleotide.
  • D. Gồm một hay nhiều mạch polynucleotide.

Câu 7: Tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là:

  • A. màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.
  • B. tế bào chất, vùng nhân, các bào quan.
  • C. nhân, các bào quan, tế bào chất.
  • D. màng sinh chất, nhân, tế bào chất.

Câu 8: Chức năng di truyền ở vi khuẩn được thực hiện bởi

  • A. thành tế bào.
  • B. chất tế bào.
  • C. màng sinh chất.
  • D. vùng nhân.

Câu 9: Cấu trúc nào của tế bào động vật có vai trò giúp ổn định hình dạng tế bào và là nơi neo giữ các bào quan?

  • A. Màng sinh chất.
  • B. Khung xương tế bào.
  • C. Lysosome.
  • D. Bộ máy Golgi.

Câu 10: Ở lớp màng trong của ti thể có chứa nhiều

  • A. enzyme hô hấp.
  • B. kháng thể.
  • C. hormone.
  • D. sắc tố.

Câu 11: Ý nào dưới đây không phải là chức năng của màng sinh chất?

  • A. Vận chuyển các chất.
  • B. Truyền tín hiệu.
  • C. Chức năng nhận biết tế bào.
  • D. Tổng hợp protein.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về tế bào nhân sơ?

  • A. Tỉ lệ S/V lớn giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng.
  • B. Bên trong màng sinh chất là thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan.
  • C. Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh.
  • D. Vật chất di truyền của tế bào nhân sơ là phân tử DNA mạch kép, dạng vòng.

Câu 13: Tế bào chất của tế bào nhân sơ có chứa cấu trúc nào sau đây?

  • A. Hệ thống nội màng.
  • B. Các bào quan có màng bao bọc.
  • C. Bộ khung xương tế bào.
  • D. Ribosome và các hạt dự trữ.

Câu 14: Trong thành phần của nhân tế bào có

  • A. acid nitric.
  • B. acid phosphoric.
  • C. acid clohydric.
  • D. acid sunfuric.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về màng sinh chất?

  • A. Gồm các phân tử phospholipid và protein thường xuyên chuyển động.
  • B. Thành phần protein gồm protein bám màng và protein xuyên màng.
  • C. Tính “động” của màng sinh chất là do các phân tử protein luôn luôn chuyển động.
  • D. Màng sinh chất vừa có tính ổn định vừa có tính linh hoạt.

Câu 16: Quá trình tổng hợp các chất phức tạp từ những chất đơn giản, đồng thời giải phóng năng lượng gọi là

  • A. đồng hóa.
  • B. dị hóa.
  • C. hô hấp.
  • D. quang hợp.

Câu 17: Trong tế bào, các acid pyruvic được oxy hóa để tạo thành chất A. Chất A sau đó đi vào chu trình Krebs, chất A là?

  • A. Acid lactic.
  • B. Acetyl - CoA.
  • C. Acid acetic.
  • D. Glucose.

Câu 18: Sự giống nhau giữa hóa tổng hợp và quang hợp là?

  • A. Đều sử dụng nguồn năng lượng ánh sáng.
  • B. Đều sử dụng nguồn năng lượng hóa học.
  • C. Đều sử dụng nguồn nguyên liệu CO2.
  • D. Đều xảy ra ở thực vật.

Câu 19: Giai đoạn đáp ứng tín hiệu có thể diễn ra

  • A. trong nhân hoặc trong tế bào chất.
  • B. trong nhân hoặc môi trường bên ngoài tế bào.
  • C. trong tế bào chất hoặc màng ti thể.
  • D. trong màng ti thể hoặc môi trường bên ngoài tế bào.

Câu 20: Quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ thông qua sử dụng năng lượng của ánh sáng gọi là

  • A. quang tổng hợp.
  • B. hóa tổng hợp.
  • C. quang phân li.
  • D. hóa phân li.

Câu 21: Sơ đồ tóm tắt nào sau đây thể hiện đúng quá trình đường phân?

  • A. Glucose → acid piruvic + ATP + NADH.
  • B. Glucose → CO2 + ATP + NADH.
  • C. Glucose → nước + năng lượng.
  • D. Glucose → CO2 + nước.

Câu 22: Sự truyền tín hiệu từ tế bào này sang tế bào khác qua phân tử tín hiệu để tạo ra các đáp ứng nhất định gọi là

  • A. biến đổi thông tin.
  • B. thông tin giữa các tế bào.
  • C. đáp ứng tín hiệu.
  • D. truyền tín hiệu.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng với hình thức vận chuyển chủ động?

  • A. Cần năng lượng ATP.
  • B. Cần kênh protein đặc hiệu.
  • C. Dùng để vận chuyển nước.
  • D. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.

Câu 24: Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP?

  • A. Sinh trưởng ở cây xanh.
  • B. Sự khuếch tán chất tan qua màng tế bào.
  • C. Sự co cơ ở động vật.
  • D. Sự vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất.

Câu 25: Trong quang hợp, oxygen được tạo ra từ quá trình nào sau đây?

  • A. Hấp thụ năng lượng ánh sáng của diệp lục.
  • B. Quang phân li nước.
  • C. Pha tối.
  • D. Chuỗi truyền điện tử.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác