Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 10 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Kĩ năng đầu tiên cần có trong tiến trình nghiên cứu môn Sinh học là
A. quan sát.
- B. xây dựng giả thuyết.
- C. thiết kế và tiến hành thí nghiệm.
- D. báo cáo kết quả.
Câu 2: Trong một khu rừng nhiệt đới có các cấp độ tổ chức sống nào sau đây?
- A. Cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.
B. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.
- C. Tế bào, cơ thể, quần thể, sinh quyển.
- D. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.
Câu 3: Nguyên tố nào sau đây có vai trò đặc biệt quan trọng với sự sống?
- A. H.
- B. S.
C. C.
- D. O.
Câu 4: Trong tế bào, nước tồn tại ở hai dạng là
A. nước tự do và nước liên kết.
- B. nước tự do và nước bán tự do.
- C. nước liên kết và nước phân li.
- D. nước liên kết và nước đông đặc.
Câu 5: Chất nào sau đây được xếp vào nhóm polysaccharide?
- A. Tinh bột.
- B. Glycogen.
- C. Cellulose.
D. Cả 3 loại trên.
Câu 6: Protein không có đặc điểm nào sau đây?
- A. Dễ biến tính khi nhiệt độ tăng cao.
- B. Có tính đa dạng.
- C. Là đại phân tử có cấu trúc đa phân.
D. Có khả năng tự sao chép.
Câu 7: Vùng nhân của tế bào vi khuẩn có đặc điểm
A. chứa một phân tử ADN dạng vòng, đơn.
- B. chứa một phân tử ADN mạch thẳng, xoắn kép.
- C. chứa một phân tử ADN dạng vòng, kép.
- D. chứa một phân tử ADN liên kết với protein.
Câu 8: Người ta chia vi khuẩn ra hai loại là vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm dựa vào
A. cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào.
- B. cấu trúc của nhân tế bào.
- C. số lượng plasmid trong tế bào chất của vi khuẩn.
- D. khả năng chịu nhiệt của vi khuẩn.
Câu 9: Đặc điểm cấu tạo của tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ là
- A. có màng sinh chất.
- B. có các bào quan như bộ máy Golgi, lưới nội chất.
- C. có màng nhân.
D. B và C đều đúng.
Câu 10: Bào quan ribosome không có đặc điểm nào sau đây?
- A. Làm nhiệm vụ tổng hợp protein.
- B. Được cấu tạo bởi hai thành phần chính là rRNA và protein.
- C. Có cấu tạo gồm một tiểu phần lớn và một tiểu phần bé.
D. Được bao bọc bởi màng kép phospholipid.
Câu 11: Bào quan nào có đặc điểm màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp tạo thành các mào?
- A. Lưới nội chất.
- B. Ribosome.
C. Ti thể.
- D. Trung thể.
Câu 12: Loài nào sau đây là sinh vật nhân sơ?
- A. HIV.
- B. Ruồi giấm.
C. Trực khuẩn lao.
- D. Nấm men.
Câu 13: Đặc điểm không có ở tế bào nhân sơ là
A. thành tế bào cấu tạo chủ yếu là chitin.
- B. kích thước nhỏ nên sinh trưởng, sinh sản nhanh.
- C. chưa có hệ thống nội màng, chưa có màng nhân.
- D. bào quan không có màng bao bọc.
Câu 14: Các bào quan nào sau đây có khả năng tổng hợp ATP cho các hoạt động sống?
- A. Ti thể, peroxisome.
- B. Lục lạp, nhân.
C. Ti thể, lục lạp.
- D. Lưới nội chất, Golgi.
Câu 15: Trong cấu trúc của màng sinh chất loại protein có chức năng nào sau đây chiếm tỉ lệ nhiều nhất?
A. Vận chuyển.
- B. Hormone.
- C. Enzyme.
- D. Thụ thể.
Câu 16: Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường diễn ra theo hình thức
- A. vận chuyển thụ động.
- B. vận chuyển chủ động.
- C. xuất nhập bào.
D. vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, xuất nhập bào.
Câu 17: Vận chuyển thụ động
- A. cần tiêu tốn năng lượng.
B. không cần tiêu tốn năng lượng.
- C. cần có sự biến dạng của màng sinh chất.
- D. cần các bơm đặc biệt trên màng.
Câu 18: Yếu tố nào sau đây không có trong thành phần của phân tử ATP?
- A. Adenine.
- B. Đường ribose.
- C. Nhóm phosphate.
D. Protein.
Câu 19: Enzyme được tổng hợp trong tế bào sống để
- A. cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ.
- B. làm nguyên liệu tổng hợp các chất.
C. xúc tác các phản ứng sinh hóa.
- D. làm chất trung gian chuyển hóa giữa các quá trình.
Câu 20: Bản chất của quá trình hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng
- A. thủy phân.
B. oxi hóa – khử.
- C. tổng hợp.
- D. phân giải.
Câu 21: Trong quá trình phân giải hiếu khí, một phần năng lượng bị mất đi dưới dạng
- A. hóa năng.
B. nhiệt năng.
- C. điện năng.
- D. cơ năng.
Câu 22: Hoạt động nào sau đây của tế bào khởi động cho quá trình truyền tín hiệu?
A. Phân tử tín hiệu này liên kết với protein thụ thể.
- B. Phân tử tín hiệu hoạt hóa chuỗi các phân tử truyền tin.
- C. Tế bào thực hiện phiên mã và dịch mã.
- D. Sự thay đổi hình dạng của thụ thể.
Câu 23: Trong môi trường nhược trương, tế bào có nhiều khả năng sẽ bị vỡ ra là
A. tế bào hồng cầu.
- B. tế bào nấm men.
- C. tế bào thực vật.
- D. tế bào vi khuẩn.
Câu 24: Khi tiến hành thí nghiệm kiểm tra hoạt tính của enzyme amylase, nếu không sử dụng mẫu vật là khoai tây, ta có thể thay thế bằng
- A. các loại củ có hàm lượng lipid cao.
- B. các loại thịt có hàm lượng protein cao.
- C. các loại thịt có hàm lượng lipid cao.
D. các loại củ có hàm lượng tinh bột cao.
Câu 25: Điều nào không xảy ra trong pha sáng của quá trình quang hợp?
- A. Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng.
- B. Nước được phân li và giải phóng điện tử.
C. Carbohydrate được tạo ra.
- D. Hình thành ATP.
Bình luận