Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 10 cánh diều học kì 2 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 10 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Truyền tin giữa các tế bào là
- A. quá trình tế bào tiếp nhận các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
- B. quá trình tế bào xử lí các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
- C. quá trình tế bào trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
D. quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
Câu 2: Trong cơ thể đa bào, những tế bào ở cạnh nhau của cùng một mô thường sử dụng hình thức truyền tin là
- A. truyền tin cận tiết.
- B. truyền tin nội tiết.
- C. truyền tin qua synapse.
D. truyền tin qua kết nối trực tiếp.
Câu 3: Trình tự các giai đoạn của quá trình truyền thông tin giữa các tế bào là
A. tiếp nhận → truyền tin nội bào → đáp ứng.
- B. truyền tin nội bào → tiếp nhận → đáp ứng.
- C. tiếp nhận → đáp ứng → truyền tin nội bào.
- D. truyền tin nội bào → đáp ứng → tiếp nhận.
Câu 4: Căn cứ vào vị trí, thụ thể của tế bào được phân loại thành
A. thụ thể màng và thụ thể nội bào.
- B. thụ thể màng và thụ thể trong nhân.
- C. thụ thể màng nhân và thụ thể trong nhân.
- D. thụ thể ngoài màng và thụ thể trong màng.
Câu 5: Hình thức nào sau đây là hình thức truyền tin qua kết nối trực tiếp?
- A. Tế bào tiết tiết các tín hiệu hóa học vào khoang gian bào để truyền tín hiệu cho các tế bào xung quanh.
- B. Tế bào tiết tiết các tín hiệu hóa học vào máu để truyền tín hiệu cho các tế bào đích ở xa.
C. Các tế bào truyền tín hiệu cho nhau qua cầu sinh chất ở thực vật hoặc mối nối ở động vật.
- D. Tín hiệu là chất dẫn truyền xung thần kinh được truyền qua khe synapse giữa tế bào thần kinh và tế bào đích.
Câu 6: Truyền tin cận tiết khác truyền tin nội tiết ở điểm là
- A. có sự tiết các phân tử tín hiệu của các tế bào tiết.
- B. có sự tiếp nhận các phân tử tín hiệu của các tế bào đích.
C. các phân tử tín hiệu được tiết vào khoang giữa các tế bào.
- D. các phân tử tín hiệu được truyền đi trong khoảng cách xa.
Câu 7: Chu kì tế bào là
A. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới.
- B. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào đạt kích thước tối đa.
- C. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào già và chết đi.
- D. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào trưởng thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới.
Câu 8: Khi tế bào tăng kích thước, nếu nhận được tín hiệu đủ điều kiện nhân đôi DNA tại điểm kiểm soát G1 thì tế bào sẽ chuyển sang
A. pha S.
- B. pha G2.
- C. phân chia nhân của pha M.
- D. phân chia tế bào chất của pha M.
Câu 9: Khối u ác tính là hiện tượng
- A. tế bào không lan rộng đến vị trí khác.
B. tế bào có khả năng lây lan sang các mô lân cận và các cơ quan ở xa.
- C. tế bào không lan rộng nhưng xâm lấn sang các mô lân cận.
- D. tế bào phân chia một cách bình thường.
Câu 10: Biện pháp nào sau đây có tác dụng phòng tránh ung thư?
- A. Khám sức khỏe định kì.
- B. Có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lí, không sử dụng chất kích thích.
- C. Giữ môi trường sống trong lành.
D. Tất cả các biện pháp trên.
Câu 11: Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể tồn tại ở trạng thái kép gồm có 2 chromatid dính ở tâm động xuất hiện ở
A. pha S, pha G2, pha M (kì đầu, kì giữa).
- B. pha S, pha G2, pha M (kì giữa, kì sau).
- C. pha S, pha G2, pha M (kì sau, kì cuối).
- D. pha S, pha G2, pha M (kì đầu, kì cuối).
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về thời gian chu kì tế bào?
A. Thời gian chu kì tế bào là khác nhau ở các loại tế bào khác nhau của cùng một cơ thể sinh vật.
- B. Thời gian chu kì tế bào là giống nhau ở các loại tế bào khác nhau của cùng một cơ thể sinh vật.
- C. Thời gian chu kì tế bào là khác nhau ở các tế bào cùng loại của cùng một cơ thể sinh vật.
- D. Thời gian chu kì tế bào là giống nhau ở các tế bào cùng loại của các cơ thể khác nhau.
Câu 13: Các giao tử được hình thành qua giảm phân có bộ nhiễm sắc thể
A. đơn bội (n).
- B. lưỡng bội (2n).
- C. tam bội (3n).
- D. tứ bội (4n).
Câu 14: Không sử dụng biện pháp nào sau đây để phòng, chống virus gây bệnh ở thực vật?
A. Phun thuốc trừ sâu.
- B. Tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh.
- C. Tạo giống cây trồng kháng virus.
- D. Chọn giống cây sạch bệnh.
Câu 15: Loại virus nào sau đây thường được sử dụng để sản xuất vaccine vector?
- A. Virus gây bệnh trên động vật.
B. Virus gây bệnh trên vi khuẩn.
- C. Virus gây bệnh trên thực vật.
- D. Virus gây bệnh trên nấm.
Câu 16: Virus thực vật không thể lây truyền bằng phương thức nào sau đây?
- A. Thông qua các vết thương do côn trùng hút chích.
- B. Thông qua con đường thực bào hoặc dung hợp màng tế bào.
C. Thông qua quá trình thụ phấn.
- D. Thông qua vết sây sát do nông cụ gây ra trong quá trình chăm sóc.
Câu 17: Đâu không phải là tác hại của vi sinh vật?
- A. Vi sinh vật phân hủy làm hỏng lương thực như gạo, ngô.
- B. Vi sinh vật phân hủy làm hỏng thực phẩm như thịt, cá.
C. Vi sinh vật phân giải protein trong đậu tương thành nước tương.
- D. Vi sinh vật phân hủy đồ gỗ, các vật dụng trong gia đình.
Câu 18: Việc làm nước tương (xì dầu) trong dân gian thực chất tạo điều kiện thuận lợi để vi sinh vật thực hiện quá trình nào sau đây là chủ yếu?
- A. Tổng hợp amino acid.
B. Phân giải protein.
- C. Phân giải cellulose.
- D. Phân giải lipid.
Câu 19: Sản xuất khí sinh học (biogas) từ rác thải hữu cơ nhờ
- A. vi khuẩn lactic và vi khuẩn acetic.
B. các nhóm vi sinh vật lên men và sinh methane.
- C. nhóm vi sinh vật cố định đạm.
- D. nhóm vi khuẩn ưa kiềm, chịu nhiệt.
Câu 20: Thành phần cấu tạo chính của virus là
- A. màng bọc và vỏ capsid.
- B. vỏ capsid và gai glycoprotein.
- C. màng bọc và gai glycoprotein.
D. lõi nucleic acid và vỏ capsid.
Câu 21: Virus có đặc điểm nào sau đây?
- A. Kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật.
- B. Không có cấu tạo tế bào.
- C. Kích thước rất nhỏ.
D. Tất cả các đặc điểm trên.
Câu 22: Virus trần khác virus có màng bọc ở điểm là
A. có màng phospholipid kép bao bọc bên ngoài vỏ capsid.
- B. chỉ có vật chất di truyền là DNA mạch thẳng, dạng kép.
- C. chỉ có vật chất di truyền là RNA mạch vòng, dạng đơn.
- D. có thụ thể là protein của vỏ capsid.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chu trình nhân lên của virus?
A. Các thành phần của virus sẽ hợp nhất với nhau để hình thành cấu trúc nucleocapsid xảy ra ở giai đoạn lắp ráp.
- B. Virus cố định trên tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ.
- C. Virus trần đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ.
- D. Virus sử dụng vật chất di truyền của chính nó để tổng hợp protein và nucleic acid.
Câu 24: Lây truyền dọc là sự lây truyền của virus từ cơ thể mẹ sang cơ thể con thông qua
- A. đường hô hấp.
B. quá trình mang thai.
- C. đường tiêu hóa.
- D. vết trầy xước trên cơ thể.
Câu 25: Đối với các bệnh lây qua đường máu thì cần sử dụng biện pháp phòng, chống nào dưới đây?
- A. Cần có biện pháp cách li, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
- B. Khoanh vùng, tiêu hủy động vật bị bệnh.
C. Không dùng chung bơm kim tiêm.
- D. Phun thuốc khử trùng tại những nơi người bệnh đi qua.
Bình luận