Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 10 cánh diều học kì 2 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 10 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đáp ứng tế bào là

  • A. sự thay đổi hình dạng thụ thể dẫn đến hoạt hóa thụ thể.
  • B. những thay đổi trong tế bào đích.
  • C. những thay đổi trong phân tử tín hiệu.
  • D. sự truyền tín hiệu hóa học trong tế bào.

Câu 2: Ảnh hưởng của yếu tố nào sau đây có thể dẫn đến bệnh ung thư?

  • A. Môi trường sống ô nhiễm.
  • B. Yếu tố di truyền.
  • C. Sử dụng thực phẩm không an toàn.
  • D. Tất cả các yếu tố trên.

Câu 3: Để hình thành trứng và tinh trùng cần phải trải qua quá trình

  • A. nhân đôi nhiễm sắc thể.
  • B. giảm phân.
  • C. thụ tinh.
  • D. phân giải.

Câu 4: Các phân tử tín hiệu kị nước như testosterone đi qua màng của tất cả các tế bào nhưng chỉ ảnh hưởng đến các tế bào đích bởi vì

  • A. chỉ các tế bào đích mới có các đoạn DNA thích hợp.
  • B. chỉ các tế bào đích có các enzyme vận chuyển testosterone.
  • C. thụ thể nội bào chỉ có ở tế bào đích.
  • D. chỉ trong các tế bào đích testosterone mới có thể bắt đầu chuỗi truyền tin nội bào dẫn đến kích hoạt sự phiên mã gene.

Câu 5: Kĩ thuật loại bỏ thành tế bào và lai giữa các tế bào cùng loài hoặc khác loài gọi là

  • A. vi nhân giống.
  • B. dung hợp tế bào trần.
  • C. nuôi cấy hạt phấn.
  • D. nuôi tế bào đơn bội.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nhân bản vô tính ở động vật?

  • A. Dê Barbari là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính.
  • B. Nhân bản vô tính chỉ được phép làm trên động vật.
  • C. Nhân bản vô tính tạo ra các cá thể hoàn toàn khác nhau.
  • D. Các cá thể nhân bản vô tính giống nhau về kiểu hình nhưng có kiểu gene khác nhau.

Câu 7: Căn cứ để phân loại các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật là

  • A. dựa vào nguồn carbon và nguồn cung cấp vật chất.
  • B. dựa vào nguồn oxygen và nguồn cung cấp năng lượng.
  • C. dựa vào nguồn oxygen và nguồn cung cấp vật chất.
  • D. dựa vào nguồn carbon và nguồn cung cấp năng lượng.

Câu 8: Vi khuẩn và vi khuẩn cổ thuộc

  • A. giới Khởi sinh.
  • B. giới Nguyên sinh.
  • C. giới Nấm.
  • D. giới Thực vật.

Câu 9: Vì sao khuẩn lạc nấm mốc thường lan rộng?

  • A. Do tế bào nấm mốc phát triển tạo thành sợi dài, xốp.
  • B. Do tế bào nấm mốc phát triển tạo thành dạng rắn.
  • C. Do môi trường nuôi cấy nấm mốc thường khô và loãng.
  • D. Do khuẩn lạc nấm mốc thường kết hợp với khuẩn lạc vi sinh vật khác và lan rộng.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm của vi sinh vật?

  • A. Vi sinh vật không thể tồn tại trong cơ thể thực vật và động vật.
  • B. Vi sinh vật có kích thước nhỏ nên quá trình hấp thu và chuyển hóa vật chất chậm.
  • C. Vi sinh vật thuộc giới Nấm là sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc tập đoàn đơn bào, dị dưỡng.
  • D. Vi sinh vật rất đa dạng nhưng phân bố của chúng rất hẹp.

Câu 11: Sinh khối vi khuẩn đạt cao nhất vào thời điểm

  • A. đầu pha tiềm phát, cuối pha lũy thừa.
  • B. cuối pha tiềm phát, đầu pha lũy thừa.
  • C. đầu pha lũy thừa, cuối pha cân bằng.
  • D. cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng.

Câu 12: Hình thức sinh sản vô tính bằng phân đôi theo hình thức phân bào không có thoi vô sắc xảy ra ở

  • A. một số vi sinh vật nhân sơ.
  • B. phần lớn vi sinh vật nhân sơ.
  • C. tất cả vi sinh vật nhân sơ.
  • D. tất cả vi sinh vật nhân thực.

Câu 13: Mô tả nào dưới đây nói về pha tiềm phát (pha lag) của quần thể vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường dinh dưỡng lỏng, hệ kín?

  • A. Vi khuẩn phân chia rất chậm, số tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi.
  • B. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng tổng hợp các enzyme trao đổi chất và DNA, chuẩn bị cho quá trình phân bào; mật độ tế bào trong quần thể gần như không thay đổi.
  • C. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng phân chia rất chậm, số tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi.
  • D. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng tổng hợp các enzyme trao đổi chất và DNA, các tế bào trong quần thể phân chia mạnh mẽ.

Câu 14: Vi sinh vật B có khả năng sinh trưởng ở pH khoảng 5,5 – 8,0, sinh trưởng tối ưu ở pH 6,5 – 7,0. Chúng thuộc nhóm vi sinh vật nào dưới đây?

  • A. Nhóm vi sinh vật ưa acid.
  • B. Nhóm vi sinh vật ưa kiềm.
  • C. Nhóm vi sinh vật chịu kiềm.
  • D. Nhóm vi sinh vật ưa trung tính.

Câu 15: Kháng sinh penicillin được sản xuất từ

  • A. vi khuẩn Bacillus cereus.
  • B. nấm men S. cerevisiae.
  • C. nấm mốc Penicillium chrysogenum.
  • D. nấm mốc Penicillium glaucum.

Câu 16: Muối chua rau củ, thực chất là tạo điều kiện để quá trình nào sau đây xảy ra?

  • A. Phân giải nucleic acid và lên men lactic.
  • B. Phân giải protein và lên men lactic.
  • C. Phân giải carbohydrate và lên men lactic.
  • D. Phân giải lipid và lên men lactic.

Câu 17: Virus khi nhân lên trong tế bào thực vật sẽ lan sang các tế bào khác bằng cách

  • A. tổng hợp enzyme làm thủng thành tế bào và chui sang tế bào bên cạnh.
  • B. phân chia nhanh làm vỡ tế bào rồi chui sang tế bào bên cạnh.
  • C. trực tiếp qua cầu sinh chất.
  • D. nảy chồi giải phóng dần và xâm nhập vào tế bào bên cạnh.

Câu 18: Để hạn chế sự lây truyền virus cúm A từ động vật sang người, không sử dụng biện pháp nào sau đây?

  • A. Ăn chín, uống sôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
  • B. Không mua bán các loại gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc.
  • C. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết; cần giết mổ và sử dụng ngay để tránh lãng phí.
  • D. Khu chuồng trại chăn nuôi phải sạch sẽ, có hàng rào cách li với những loài hoang dã.

Câu 19: Virus gây bệnh trên đối tượng nào sau đây thường có màng bọc?

  • A. Động vật.
  • B. Thực vật.
  • C. Nấm.
  • D. Vi khuẩn.

Câu 20: Thành phần nào của virus có vai trò mang thông tin di truyền?

  • A. Vỏ capsid.
  • B. Lõi nucleic acid.
  • C. Màng phospholipid kép.
  • D. Gai glycoprotein.

Câu 21: Virus trần xâm nhập vào tế bào chủ bằng cách

  • A. đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ.
  • B. đưa nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ cấu trúc bao quanh để giải phóng vật chất di truyền.
  • C. đưa gai glycoprotein trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ cấu trúc bao quanh để giải phóng vật chất di truyền.
  • D. nhân lên bên ngoài tế bào chủ rồi đưa vật chất di truyền vào trong tế bào.

Câu 22: Phage T4 có thụ thể nằm ở

  • A. vỏ capsid.
  • B. glycoprotein.
  • C. lõi nucleic acid.
  • D. đầu tận cùng của lông đuôi.

Câu 23: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về sự phóng thích của virus có màng bọc ra khỏi tế bào vật chủ?

  • A. Tổng hợp các đoạn màng có gắn glycoprotein và hợp với màng sinh chất.
  • B. Tổ hợp vỏ capsid, hệ gene đi ra ngoài theo kiểu xuất bào.
  • C. Tiết enzyme làm tan màng tế bào và chui ra ngoài.
  • D. Kéo theo màng sinh chất của tế bào chủ và tạo thành vỏ ngoài của virus.

Câu 24: Sinh vật nào sau đây không làm lây virus từ cây bệnh sang cây khỏe?

  • A. Côn trùng.
  • B. Động vật ăn thực vật.
  • C. Động vật ăn thịt.
  • D. Nấm.

Câu 25: Yếu tố nào sau đây không phải là miễn dịch không đặc hiệu?

  • A. Da và niêm mạc.
  • B. Tế bào lympho.
  • C. Dịch tiết của cơ thể như nước mắt, dịch vị.
  • D. Các đại thực bào, bạch cầu trung tính.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác