Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 10 cánh diều học kì 2 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 10 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Màng sinh chất lõm vào hình thành eo thắt phân chia thành hai tế bào là đặc điểm của
- A. phân chia tế bào chất ở thực vật.
B. phân chia tế bào chất ở động vật.
- C. phân chia nhân ở thực vật.
- D. phân chia nhân ở động vật.
Câu 2: Giảm phân là cơ chế tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới do
- A. sự nhân đôi của DNA và NST.
- B. sự phân li độc lập.
- C. sự tổ hợp ngẫu nhiên của các NST.
D. sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST.
Câu 3: Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng như thế nào đến quá trình giảm phân?
- A. Quy định thời điểm bắt đầu giảm phân.
- B. Quy định số lần giảm phân.
C. Ức chế hình thành thoi phân bào hoặc sự phân chia tế bào chất.
- D. Làm tăng tốc độ quá trình giảm phân hình thành giao tử.
Câu 4: Đặc điểm khác biệt chính của một tế bào đáp ứng với một tín hiệu và một tế bào không có đáp ứng với tín hiệu là có
- A. lipid màng liên kết với tín hiệu.
- B. con đường truyền tin nội bào.
- C. phân tử truyền tin nội bào.
D. thụ thể đặc hiệu.
Câu 5: Dưa hấu, cam và bưởi không hạt có thể được tạo ra từ kĩ thuật
A. nuôi cấy hạt phấn.
- B. dung hợp tế bào trần.
- C. vi nhân giống.
- D. nhân bản vô tính.
Câu 6: Tế bào gốc ở động vật có thể hình thành khi
- A. tế bào động vật bị đột biến.
- B. tế bào động vật phân chia.
C. tế bào sinh dưỡng được được kích hoạt phản biệt hóa.
- D. tế bào sinh dưỡng được biệt hóa thành một loại tế bào có tính chuyên hóa.
Câu 7: Nhóm vi sinh vật nào sau đây có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ?
- A. Vi sinh vật hóa tự dưỡng.
- B. Vi sinh vật hóa dị dưỡng.
C. Vi sinh vật quang tự dưỡng.
- D. Vi sinh vật hóa dưỡng.
Câu 8: Khuẩn lạc nấm men
- A. thường khô, tròn đều và lồi ở tâm, thường có màu trắng sữa.
B. thường nhầy ướt, bề mặt thường dẹt và có nhiều màu sắc (trắng sữa, vàng, đỏ, hồng, cam,...), một số khuẩn lạc đặc biệt có dạng bột mịn.
- C. thường lan rộng, tạo thành dạng sợi dài, xốp, có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, đen, xanh.
- D. thường ướt, hình bầu dục và lõm ở tâm, thường có nhiều màu sắc.
Câu 9: Vi sinh vật thuộc giới Khởi sinh có đặc điểm là
- A. sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc tập đoàn đơn bào, dị dưỡng hoặc tự dưỡng.
B. sinh vật nhân sơ, đơn bào, dị dưỡng hoặc tự dưỡng.
- C. sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc tập đoàn đơn bào, dị dưỡng.
- D. sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, dị dưỡng.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật?
- A. Vi sinh vật sử dụng nguồn carbon là CO2 thuộc kiểu dinh dưỡng là dị dưỡng.
B. Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng thuộc kiểu dinh dưỡng là quang dưỡng.
- C. Chỉ cần cung cấp nguồn carbon và năng lượng phù hợp thì vi sinh vật có thể phát triển thuận lợi.
- D. Vi sinh vật hóa dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng.
Câu 11: Đặc điểm môi trường dinh dưỡng nào sau đây phù hợp với pha cân bằng của quần thể vi khuẩn?
- A. Dinh dưỡng đầy đủ cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
- B. Dinh dưỡng đầy đủ nhưng tiêu hao nhanh cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
C. Dinh dưỡng bắt đầu thiếu hụt cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
- D. Dinh dưỡng cạn kiệt và các chất độc hại cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn tích lũy tăng dần.
Câu 12: Hình thức sinh sản nào dưới đây chỉ có ở vi sinh vật nhân thực?
- A. Phân đôi.
B. Nảy chồi.
- C. Hình thành bào tử vô tính.
- D. Hình thành bào tử tiếp hợp.
Câu 13: Vi sinh vật A có khả năng sinh trưởng ở nhiệt độ từ 15 oC đến 45 oC, sinh trưởng tối ưu ở 30 – 35 oC. Chúng thuộc nhóm vi sinh vật nào dưới đây?
- A. Nhóm vi sinh vật ưa lạnh.
B. Nhóm vi sinh vật ưa ấm.
- C. Nhóm vi sinh vật ưa nhiệt.
- D. Nhóm vi sinh vật cực ưa nhiệt.
Câu 14: Thuốc kháng sinh có đặc điểm nào dưới đây?
- A. Có khả năng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh ở thực vật.
B. Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu một hoặc một vài nhóm vi sinh vật gây bệnh.
- C. Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế nhiều nhóm vi sinh vật gây bệnh.
- D. Có khả năng ức chế sinh trưởng của vi sinh vật gây bệnh ở nồng độ cao.
Câu 15: Con người đã ứng dụng khả năng quang tổng hợp của vi sinh vật để
- A. sản xuất amino acid.
B. sản xuất thực phẩm, dược phẩm (tảo và vi khuẩn lam).
- C. sản xuất dầu diesel sinh học.
- D. sản xuất sản phẩm dùng một lần từ những polymer sinh học.
Câu 16: Vi sinh vật có khả năng tổng hợp enzyme nào sau đây để phân giải tinh bột?
- A. Protease.
- B. Cellulase.
C. Amylase.
- D. Lipase.
Câu 17: Đâu không phải là ứng dụng của quá trình tổng hợp amino acid và protein ở vi sinh vật?
- A. Sản xuất glutamic acid nhờ vi khuẩn Corynebacterium glutamicum.
- B. Sản xuất lysine nhờ vi khuẩn Brevibacterium flavum.
- C. Sản xuất protein nhờ nấm men S. cerevisiae.
D. Sản xuất nhựa sinh học nhờ vi khuẩn Bacillus cereus hay Cupriavidus necator.
Câu 18: Phát triển nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phân giải ở vi sinh vật?
- A. Vi sinh vật sinh tổng hợp protease để phân giải protein thành các amino acid.
- B. Lên men lactic là quá trình chuyển hóa kị khí đường glucose, lactose thành sản phẩm chủ yếu là lactic acid.
C. Vi sinh vật sử dụng hệ enzyme cellulase có sẵn trong môi trường để biến đổi cellulose thành các phân tử đường.
- D. Vi sinh vật phân giải protein thành các amino acid sử dụng để tổng hợp các phân tử protein mới.
Câu 19: Sản xuất ethanol sinh học từ phụ phẩm nông nghiệp là ứng dụng của vi sinh vật
- A. trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
- B. trong chế biến và bảo quản thực phẩm.
C. trong công nghiệp.
- D. trong lâm nghiệp.
Câu 20: Miễn dịch đặc hiệu khác miễn dịch không đặc hiệu ở điểm là
A. được hình thành sau khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh.
- B. là phản ứng miễn dịch chung đối với tất cả các mầm bệnh.
- C. giúp ngăn cản mầm bệnh xâm nhập vào tế bào và cơ thể.
- D. được hình thành mà không cần yêu cầu tiếp xúc với mầm bệnh.
Câu 21: Vì sao để hạn chế sự lây truyền của virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở lúa, người ta thường phun thuốc diệt rầy nâu?
- A. Vì rầy nâu là tác nhân trực tiếp gây ra bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
B. Vì rầy nâu là vật chủ trung gian truyền virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
- C. Vì rầy nâu hút nhựa cây khiến cây bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá héo nhanh hơn.
- D. Vì rầy nâu hút nước của cây khiến cây bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá héo nhanh hơn.
Câu 22: Khi đưa chế phẩm vaccine vector phòng virus SARS – CoV – 2 vào cơ thể thì
- A. gene đích sẽ không biểu hiện và không hình thành được kháng thể.
- B. gene đích sẽ được biểu hiện và hình thành kháng thể kích thích cơ thể sản sinh kháng nguyên tương ứng.
C. gene đích sẽ được biểu hiện và hình thành kháng nguyên kích thích cơ thể sản sinh kháng thể tương ứng.
- D. gene đích sẽ không biểu hiện và hình thành kháng thể kích thích cơ thể sản sinh kháng nguyên tương ứng.
Câu 23: Virus trần khác virus có màng bọc ở điểm là
- A. có màng phospholipid kép bao bọc bên ngoài vỏ capsid.
- B. chỉ có vật chất di truyền là DNA mạch thẳng, dạng kép.
- C. chỉ có vật chất di truyền là RNA mạch vòng, dạng đơn.
D. có thụ thể là protein của vỏ capsid.
Câu 24: Cây bị nhiễm virus thường có biểu hiện là
A. lá bị đốm vàng, đốm nâu, bị sọc hay vằn, bị xoăn và héo, bị úa vàng và rụng; thân còi cọc hoặc bị lùn.
- B. lá bị đốm vàng, đốm nâu, bị sọc hay vằn, bị xoăn và héo, bị màu đỏ và rụng; thân cây mọc cao vống lên.
- C. lá chuyển sang màu xanh đậm bất thường, bị xoăn, rụng sớm; thân cây còi cọc hoặc lùn, dễ bị đổ gãy.
- D. lá bị đốm vàng, đốm nâu, bị nhỏ đi và dày lên bất thường, dễ rụng sớm; thân cây phát triển nhiều nhánh.
Câu 25: Sự lây truyền của virus từ cơ thể mẹ sang cơ thể con thông qua quá trình mang thai là phương thức
A. lây truyền dọc.
- B. lây truyền ngang.
- C. lây truyền chéo.
- D. lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp.
Bình luận