Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 10 cánh diều học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 10 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đối với thụ thể bên trong tế bào, các phân tử tín hiệu

  • A. không thể liên kết với thụ thể.
  • B. liên kết với thụ thể ở bên ngoài tế bào.
  • C. liên kết với thụ thể màng.
  • D. đi qua màng và liên kết với thụ thể tạo thành phức hợp tín hiệu – thụ thể.

Câu 2: Trong sự phân chia tế bào, các tế bào mới được tạo ra từ một tế bào

  • A. đều khác nhau.
  • B. đều khác nhau và một số giống tế bào mẹ.
  • C. đều giống nhau và giống tế bào mẹ.
  • D. một số tế bào giống nhau và một số tế bào khác nhau.

Câu 3: Hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội

  • A. gấp đôi bộ nhiễm sắc thể đơn bội trong các giao tử.
  • B. gấp ba lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội trong các giao tử.
  • C. gấp bốn lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội trong các giao tử.
  • D. bằng bộ nhiễm sắc thể đơn bội trong các giao tử.

Câu 4: Hormone từ tế bào tuyến giáp được vận chuyển trong máu đến các tế bào cơ làm tăng cường hoạt động phiên mã, dịch mã và trao đổi chất ở các tế bào cơ. Sự truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ được thực hiện theo hình thức nào sau đây?

  • A. Truyền tin cận tiết.
  • B. Truyền tin nội tiết.
  • C. Truyền tin qua synapse.
  • D. Truyền tin qua kết nối trực tiếp.

Câu 5: Động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính năm 1996 là

  • A. lợn Ỉ.
  • B. bò Sahiwal.
  • C. cừu Dolly.
  • D. dê Beetal.

Câu 6: Tế bào nào sau đây có tính toàn năng?

  • A. Tế bào hồng cầu.
  • B. Tế bào bạch cầu.
  • C. Tế bào thần kinh.
  • D. Tế bào hợp tử.

Câu 7: Vi sinh vật có thể phân bố trong các loại môi trường là

  • A. môi trường đất, môi trường nước.
  • B. môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
  • C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn.
  • D. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.

Câu 8: Nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của vi khuẩn là

  • A. ánh sáng.
  • B. hóa học.
  • C. chất hữu cơ.
  • D. ánh sáng và hóa học.

Câu 9: Nhóm sinh vật nào dưới đây thuộc nhóm vi sinh vật?

  • A. Trùng roi, trùng giày, tảo đơn bào, rêu.
  • B. Nấm men, trùng roi, tảo silic, vi khuẩn lactic.
  • C. Trùng giày, rêu, giun, sán.
  • D. Trùng giày, trùng biến hình, giun, sán.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vi sinh vật?

  • A. Vi sinh vật là những cơ thể sống nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được.
  • B. Vi sinh vật nhỏ bé nên quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh.
  • C. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực.
  • D. Vi sinh vật rất đa dạng nhưng phân bố của chúng rất hẹp.

Câu 11: Sinh trưởng của vi sinh vật là

  • A. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.
  • B. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên phân.
  • C. sự tăng lên về số lượng tế bào của cơ thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.
  • D. sự tăng lên về số lượng tế bào của cơ thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên phân.

Câu 12: Vi sinh vật nhân thực có thể sinh sản bằng các hình thức nào dưới đây?

  • A. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính.
  • B. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử hữu tính.
  • C. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính và hữu tính.
  • D. Hình thành bào tử vô tính và hữu tính.

Câu 13: Để khắc phục hiện tượng mật độ tế bào vi khuẩn không tăng ở pha cân bằng có thể thực hiện biện pháp nào sau đây?

  • A. Bổ sung thêm một lượng vi sinh vật giống thích hợp.
  • B. Bổ sung thêm nguồn chất dinh dưỡng vào môi trường.
  • C. Bổ sung thêm khí oxygen với nồng độ thích hợp.
  • D. Bổ sung thêm khí nitrogen với nồng độ thích hợp.

Câu 14: Vì sao một số chất hoá học như phenol, các kim loại nặng, alcohol thường dùng làm chất diệt khuẩn?

  • A. Vì các chất này có thể gây biến tính và làm bất hoạt protein, phá hủy cấu trúc màng sinh chất,…
  • B. Vì các chất này có thể tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu sự sinh trưởng của một hoặc một vài nhóm vi sinh vật.
  • C. Vì các chất này có thể gây biến đổi vật chất di truyền làm giảm khả năng thích nghi của vi sinh vật với môi trường.
  • D. Vì các chất này có thể ngăn cản sự hấp thụ nước khiến các vi sinh vật bị chết do thiếu nước trầm trọng.

Câu 15: Vi sinh vật nào sau đây quang hợp không thải O2?

  • A. Vi khuẩn màu tía và màu lục.
  • B. Vi khuẩn lam và vi tảo.
  • C. Vi tảo và vi khuẩn màu tía.
  • D. Vi khuẩn màu tía và vi tảo.

Câu 16: Quá trình phân giải có vai trò là

  • A. hình thành các hợp chất đặc trưng để xây dựng và duy trì các hoạt động sống của tế bào.
  • B. hình thành năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp và các hoạt động của tế bào.
  • C. hình thành nguyên liệu và năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp và các hoạt động của tế bào.
  • D. hình thành các hợp chất tích lũy năng lượng để duy trì các hoạt động sống của tế bào.

Câu 17: Con người ứng dụng quá trình tổng hợp các chất ức chế sự phát triển của các sinh vật khác ở vi sinh vật để

  • A. sản xuất dầu diesel sinh học.
  • B. sản xuất glutamic acid.
  • C. sản xuất nhựa hóa dầu.
  • D. sản xuất thuốc kháng sinh.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phân giải ở vi sinh vật?

  • A. Vi sinh vật có thể phân giải các hợp chất hữu cơ và chuyển hóa các chất vô cơ giúp khép kín vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.
  • B. Con người có thể ứng dụng quá trình phân giải của vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường, tạo ra các sản phẩm hữu ích khác.
  • C. Khả năng phân giải của vi sinh vật trong tự nhiên là đa dạng và ngẫu nhiên nhưng luôn có hại cho con người.
  • D. Vi sinh vật có khả năng phân giải làm hư hỏng thực phẩm, gây mất mĩ quan các vật dụng, đồ gỗ dùng xây dựng nhà cửa,…

Câu 19: Trong quy trình sản xuất ethanol sinh học, người ta đã sử dụng vi sinh vật nào dưới đây để chuyển hóa đường thành ethanol?

  • A. Nấm mốc Aspergillus niger.
  • B. Vi khuẩn Bacillus thuringiensis.
  • C. Nấm men Saccharomyces cerevisiae.
  • D. Vi tảo Arthrospira platensis.

Câu 20: Dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật là

  • A. vi khuẩn.
  • B. virus.
  • C. vi tảo.
  • D. vi nấm.

Câu 21: Virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ là giai đoạn nào trong chu trình nhân lên của virus?

  • A. Hấp phụ.
  • B. Xâm nhập.
  • C. Sinh tổng hợp.
  • D. Lắp ráp.

Câu 22: Cấu trúc đóng vai trò là thụ thể của virus có màng bọc là

  • A. vỏ capsid.
  • B. lông đuôi.
  • C. lõi nucleic acid.
  • D. các gai glycoprotein trên lớp màng phospholipid kép.

Câu 23: Để xâm nhập vào tế bào thực vật virus không sử dụng phương thức nào sau đây?

  • A. Virus truyền từ cây này sang cây kia thông qua các vết thương.
  • B. Virus truyền từ tế bào này sang tế bào bên cạnh qua cầu sinh chất.
  • C. Virus trực tiếp phá hủy thành cellulose để xâm nhập vào tế bào thực vật.
  • D. Virus truyền từ cây mẹ sang cây con qua hạt phấn, hạt giống hay hình thức nhân giống vô tính.

Câu 24: Virus có đặc điểm nào sau đây thường có tần số và tốc độ đột biến cao?

  • A. Virus có vỏ capsid.
  • B. Virus có hệ gene là DNA.
  • C. Virus có hệ gene là RNA.
  • D. Virus có vỏ ngoài.

Câu 25: Để phòng tránh lây nhiễm COVID - 19 do SARS -CoV-2 gây ra, cần thực hiện biện pháp nào sau đây?

  • A. Tiêu diệt muỗi vằn truyền bệnh, mắc màn khi đi ngủ.
  • B. Tránh tiếp xúc với động vật, không để động vật cắn.
  • C. Không dùng chung bơm kim tiêm.
  • D. Đeo khẩu trang, khử khuẩn, không tụ tập đông người, tiêm vaccine.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác