Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 10 cánh diều học kì 1 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 10 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của sinh học là

  • A. thế giới sinh vật gồm thực vật, động vật, vi sinh vật, nấm,… và con người.
  • B. cấu trúc, chức năng của sinh vật.
  • C. sinh học phân tử, sinh học tế bào, di truyền học và sinh học tiến hóa.
  • D. công nghệ sinh học.

Câu 2: Đạo đức sinh học là

  • A. những quy tắc ứng xử phù hợp trong nghiên cứu sinh học liên quan đến đối tượng nghiên cứu là động vật.
  • B. những quy tắc ứng xử phù hợp trong nghiên cứu sinh học liên quan đến đối tượng nghiên cứu là thực vật.
  • C. những quy tắc ứng xử phù hợp trong nghiên cứu sinh học liên quan đến đối tượng nghiên cứu là con người.
  • D. những quy tắc ứng xử phù hợp với đạo đức xã hội trong nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của sinh học vào thực tiễn.

Câu 3: Các nhà sinh học nghiên cứu các sinh vật về các lĩnh vực nào dưới đây?

  • A. Sinh học phân tử và sinh học tế bào.
  • B. Sinh lí học và hóa sinh học.
  • C. Di truyền học và tiến hóa.
  • D. Tất cả các lĩnh vực trên.

Câu 4: Hoạt động nào sau đây không ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững?

  • A. Sử dụng nguồn năng lượng không tái tạo như than đá, dầu mỏ.
  • B. Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như gió, năng lượng mặt trời.
  • C. Xả chất thải chưa qua xử lý vào môi trường.
  • D. Sử dụng các loài động, thực vật quý hiếm làm thực phẩm và dược phẩm.

Câu 5: Lĩnh vực khoa học mới nào dưới đây nghiên cứu về khả năng tồn tại của sự sống ngoài Trái Đất?

  • A. Tin sinh học.
  • B.Mô phỏng sinh học.
  • C. Sinh học vũ trụ.
  • D. Hóa sinh học.

Câu 6: Tiến trình nào sau đây thể hiện đúng các bước của phương pháp quan sát?

  • A. Xác định mục tiêu → Tiến hành → Báo cáo.
  • B. Báo cáo → Tiến hành → Xác định mục tiêu.
  • C. Báo cáo → Xác định mục tiêu → Tiến hành.
  • D. Tiến hành → Xác định mục tiêu → Báo cáo.

Câu 7: Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm là

  • A. phương pháp sử dụng giác quan để thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu.
  • B. phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm.
  • C. phương pháp nghiên cứu sử dụng đối tượng nghiên cứu là các vi sinh vật có kích thước nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường.
  • D. phương pháp thu thập thông tin trên đối tượng nghiên cứu trong những điều kiện được tác động có chủ đích.

Câu 8: Bước đầu tiên để nhận ra vấn đề cần giải quyết trong tiến trình nghiên cứu khoa học là

  • A. Hình thành giả thuyết khoa học.
  • B. Quan sát và đặt câu hỏi.
  • C. Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
  • D. Kiểm tra giả thuyết khoa học.

Câu 9: Các nhà khoa học đã giải mã thành công bộ gene người nhờ ứng dụng của

  • A. lĩnh vực dược học.
  • B. lĩnh vực thống kê.
  • C.lĩnh vực tin sinh học.
  • D. lĩnh vực sinh lí học.

Câu 10: Thiết bị nào sau đây được sử dụng để đảm bảo an toàn cho người làm việc trong phòng thí nghiệm?

  • A. Găng tay, áo bảo hộ, kính bảo vệ mắt.
  • B. Tranh ảnh, mô hình, mẫu vật.
  • C. Phần mềm dạy học, xử lí số liệu.
  • D. Cân điện tử, bộ cảm biến.

Câu 11: Trong các cấp độ tổ chức sống sau đây, cấp độ tổ chức sống nào là nhỏ nhất?

  • A. Quần thể.
  • B. Quần xã – Hệ sinh thái.
  • C. Sinh quyển.
  • D. Cơ thể.

Câu 12: Đặc điểm chung nào của cấp độ tổ chức sống thể hiện mối quan hệ tương tác qua lại giữa sinh vật và môi trường?

  • A. Là hệ thống mở.
  • B. Có khả năng tự điều chỉnh.
  • C. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
  • D. Có khả năng liên tục tiến hóa.

Câu 13: Ruột non thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?

  • A. Tế bào.
  • B. Mô.
  • C. Cơ quan.
  • D. Cơ thể.

Câu 14: Năng lượng cung cấp cho các phản ứng trong pha tối chủ yếu lấy từ đâu?

  • A. ATP do các ti thể trong tế bào cung cấp.
  • B. ATP và NADPH từ pha sáng của quang hợp.
  • C. ATP từ quá trình hô hấp tế bào.
  • D. Tất cả các nguồn năng lượng trên.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về pha tối của quá trình quang hợp?

  • A. Pha tối của quang hợp diễn ra ở xoang thylakoid.
  • B. Pha tối của quang hợp không sử dụng sản phẩm của pha sáng.
  • C. Pha tối của quang hợp sử dụng sản phẩm của pha sáng.
  • D. Pha tối diễn ra ở những tế bào không được chiếu sáng.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình quang hợp và hô hấp tế bào?

  • A. Quang hợp tạo ra glucose còn hô hấp tế bào sử dụng glucose.
  • B. Quang hợp tạo ra oxygen còn hô hấp tế bào sử dụng oxygen.
  • C. Quang hợp chỉ xảy ra ở thực vật trong khi hô hấp tế bào chỉ xảy ra ở động vật.
  • D. Quang hợp chỉ xảy ra trong điều kiện có ánh sáng còn hô hấp tế bào xảy ra mọi lúc.

Câu 17: Vận chuyển chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao là cơ chế

  • A. chủ động.
  • B. thụ động.
  • C. khuếch tán.
  • D. thẩm thấu.

Câu 18: Sự phân giải của các phân tử dự trữ năng lượng không cung cấp trực tiếp năng lượng cho tế bào mà gián tiếp thông qua

  • A. ATP.
  • B. protein.
  • C. lipid.
  • D. enzyme.

Câu 19: Enzyme không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Hoạt tính xúc tác mạnh.
  • B. Có tính đặc hiệu với phản ứng và cơ chất.
  • C. Sử dụng năng lượng ATP.
  • D. Thực hiện nhiều phản ứng trung gian.

Câu 20: Trong pha sáng của quá trình quang hợp, ATP và NADPH được tổng hợp nhờ

  • A. sắc tố quang hợp hấp thụ ánh sáng.
  • B. hoạt động của chuỗi chuyền electron.
  • C. quang phân li nước.
  • D. chu trình Calvin.

Câu 21: Quá trình đường phân diễn ra

  • A. ở bào tương.
  • B. ở ti thể.
  • C. chỉ khi có O2.
  • D. chỉ khi không có O2.

Câu 22: Các hợp chất hữu cơ có thể được tạo ra từ các sản phẩm của chu trình Calvin bao gồm

  • A. chỉ có carbohydrate.
  • B. chỉ có amino acid.
  • C. chỉ có lipid.
  • D. carbohydrate, amino acid và lipid.

Câu 23: Một tế bào có thành tế bào sẽ gặp khó khăn nhất khi thực hiện quá trình

  • A. khuếch tán.
  • B. thẩm thấu.
  • C. nhập bào.
  • D. vận chuyển chủ động.

Câu 24: Nếu quá trình thủy phân ATP bị ức chế, thì kiểu vận chuyển các chất qua màng nào sau đây cũng bị ức chế?

  • A. Sự di chuyển của oxy vào tế bào.
  • B. Chuyển động của nước qua kênh aquaporin.
  • C. Sự khuếch tán dễ dàng của một chất có thể thẩm thấu.
  • D. Sự vận chuyển các ion ngược chiều gradient nồng độ.

Câu 25: Một con trùng biến hình sống trong hồ ăn một con trùng giày. Con trùng biến hình sử dụng phân tử nào sau đây để nhanh chóng phân hủy các phân tử hữu cơ trong trùng giày?

  • A. Enzyme.
  • B. Glucose.
  • C. Nước.
  • D. Chất độc.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác