Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 10 cánh diều học kì 1 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 10 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm là

  • A. phương pháp sử dụng giác quan để thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu.
  • B. phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm.
  • C. phương pháp nghiên cứu được thực hiện bên ngoài phòng thí nghiệm.
  • D. phương pháp thu thập thông tin trên đối tượng nghiên cứu trong những điều kiện được tác động có chủ đích.

Câu 2: Việc xác định được có khoảng 30 000 gene trong DNA của con người có sự hỗ trợ của

  • A. thống kê.
  • B. tin sinh học.
  • C. khoa học máy tính.
  • D. pháp y.

Câu 3: Đơn vị quần xã dùng để chỉ tập hợp của

  • A. toàn bộ các sinh vật cùng loài.
  • B. toàn bộ các sinh vật khác loài.
  • C. một quần thể cùng loài.
  • D. các quần thể khác loài sống trong một khu vực.

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ…, các hoạt động sống của cơ thể đều diễn ra trong…”

  • A. Tế bào.
  • B. Mô.
  • C. Cơ quan.
  • D. Cơ thể.

Câu 5: Có tối đa bao nhiêu electron mà một nguyên tử carbon có thể chia sẻ với các nguyên tử khác?

  • A. 2.
  • B. 4.
  • C. 6.
  • D. 8.

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về lipid?

  • A. Chúng hòa tan trong nước.
  • B. Chúng là thành phần quan trọng của màng tế bào.
  • C. Chúng không phải là polymer.
  • D. Chúng được cấu tạo hoặc không được cấu tạo từ acid béo.

Câu 7: Cấu trúc nào của tế bào nhân sơ có vai trò kiểm soát sự ra vào các chất?

  • A. Vỏ nhầy.
  • B. Plasmid.
  • C. Roi.
  • D. Màng tế bào.

Câu 8: Tế bào vi khuẩn có chứa bào quan nào sau đây?

  • A. Lysosome.
  • B. Ribosome.
  • C. Trung thể.
  • D. Lưới nội chất.

Câu 9: Thành phần nào sau đây sản xuất và sửa đổi các protein sẽ được tiết ra ngoài tế bào?

  • A. Bộ máy Golgi.
  • B. Không bào.
  • C. Lysosome.
  • D. Peroxisome.

Câu 10: Bào quan nào sau đây thường chiếm thể tích lớn trong tế bào thực vật?

  • A. Nhân.
  • B. Ti thể.
  • C. Không bào trung tâm.
  • D. Bộ máy Golgi.

Câu 11: Thành phần nào sau đây có chứa các enzyme chuyển hydrogen từ các chất khác nhau đến oxygen tạo ra H2O2?

  • A. Lysosome.
  • B. Không bào.
  • C. Bộ máy Golgi.
  • D. Peroxisome.

Câu 12: Trong tế bào vi khuẩn, ribosome có chức năng nào sau đây?

  • A. Hấp thụ chất dinh dưỡng cho tế bào.
  • B. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.
  • C. Tổng hợp protein cho tế bào.
  • D. Cả 3 chức năng trên.

Câu 13: Các thành phần nào sau đây không bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ?

  • A. Màng sinh chất, thành tế bào, vỏ nhầy.
  • B. Màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.
  • C. Vỏ nhầy, vùng nhân, tế bào chất.
  • D. Vỏ nhầy, roi, lông.

Câu 14: Một tế bào thiếu khả năng tổng hợp và tiết glycoprotein rất có thể sẽ bị thiếu

  • A. DNA nhân.
  • B. ribosome.
  • C. bộ máy Golgi.
  • D. ribosome và bộ máy Golgi.

Câu 15: Bào quan nào sau đây không được ghép đúng với chức năng của nó?

  • A. Bộ máy Golgi – sửa đổi, đóng gói và vận chuyển protein.
  • B. Lysosome – phân giải các phân tử lớn.
  • C. Peroxisome – tổng hợp ATP.
  • D. Lưới nội chất – tổng hợp lipid.

Câu 16: Hình thức vận chuyển nào sau đây không tiêu tốn năng lượng ATP?

  • A. Vận chuyển chủ động.
  • B. Thẩm thấu.
  • C. Nhập bào.
  • D. Xuất bào.

Câu 17: Điều nào sau đây có thể xảy ra dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ở người bị sốt cao?

  • A. Sự phá hủy cấu trúc bậc 1 của các enzyme.
  • B. Sự thay đổi cấu trúc không gian ba chiều của các enzyme.
  • C. Các amino acid bị loại khỏi trung tâm hoạt động.
  • D. Enzyme liên kết với chất không phải là cơ chất.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình quang hợp?

  • A. Khí oxygen được tạo ra trong pha tối.
  • B. Chất hữu cơ được tạo ra trong pha sáng.
  • C. ATP sinh ra trong quang hợp là nguồn năng lượng lớn cung cấp cho tế bào.
  • D. Oxygen sinh ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nước.

Câu 19: Trong điều kiện hiếu khí, một phân tử glucose phân giải hoàn toàn thành CO2 và H2O cung cấp

  • A. 12 ATP.
  • B. 28 ATP.
  • C. 32 ATP.
  • D. 38 ATP.

Câu 20: Trong pha sáng của quá trình quang hợp, nước được phân li nhờ

  • A. sự tăng nhiệt độ trong tế bào.
  • B. năng lượng của ánh sáng.
  • C. sự xúc tác của diệp lục.
  • D. sự kết hợp với CO2.

Câu 21: Cứ 3 phân tử CO2 đi vào chu trình Calvin thì chu trình tạo ra sáu phân tử

  • A. ribulose bisphosphate.
  • B. glyceraldehyde 3 – phosphate.
  • C. fructose.
  • D. glucose.

Câu 22: Trong quá trình lên men, pyruvic acid được giữ lại ở bào tương và chuyển hóa thành

  • A. acetyl Co - A.
  • B. glucose.
  • C. lactic acid hoặc ethanol.
  • D. acetic acid và glucose.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây chỉ ra điểm đặc trưng của một protein vận chuyển trong màng sinh chất?

  • A. Protein vận chuyển trong màng sinh chất là một protein rìa màng.
  • B. Protein vận chuyển trong màng sinh chất thường vận chuyển một loại phân tử nhất định.
  • C. Protein vận chuyển trong màng sinh chất đòi hỏi tiêu tốn năng lượng để hoạt động.
  • D. Protein vận chuyển trong màng sinh chất hoạt động chống lại sự khuếch tán.

Câu 24: Một con trùng biến hình ăn một con trùng giày. Con trùng biến hình sử dụng hình thức nào sau đây để đưa trùng giày vào bên trong tế bào của nó?

  • A. Khuếch tán tăng cường.
  • B. Nhập bào.
  • C. Vận chuyển chủ động bằng bơm.
  • D. Xuất bào.

Câu 25: Một số loại thuốc kháng sinh tác động đến sự tổng hợp ATP ở vi khuẩn. Vi khuẩn chịu tác động của thuốc kháng sinh sẽ thiếu

  • A. nucleic acid.
  • B. ti thể.
  • C. năng lượng.
  • D. lipid.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác