Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 10 cánh diều học kì 1 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 10 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đâu là các thiết bị đảm bảo an toàn cho người làm việc trong phòng thí nghiệm?
A. Găng tay, áo bảo hộ, kính bảo vệ mắt.
- B. Tranh ảnh, mô hình, mẫu vật.
- C. Phần mềm dạy học, xử lí số liệu.
- D. Cân điện tử, bộ cảm biến.
Câu 2: Phát biểu nào sai khi nói về sinh học và những vấn đề xã hội?
- A. Khi sinh học và khoa học công nghệ phát triển thì kinh tế cũng được phát triển, cuộc sống con người được tăng lên.
B. Nhân bản vô tính con người không ảnh hưởng tới vấn đề đạo đức.
- C. Việc chẩn đoán và lựa chọn giới tính thai nhi là vi phạm đạo đức sinh học
- D. Chỉnh sửa gene của người có thể gây tranh cãi về vấn đề đạo đức xã hội.
Câu 3: Hoạt động nào sau đây xảy ra ở tế bào sống?
- A. Trao đổi chất.
- B. Sinh trưởng và phát triển.
- C. Cảm ứng và sinh trưởng.
D. Tất cả các hoạt động nói trên.
Câu 4: Nội dung cơ bản của học thuyết tế bào là?
- A. Tế bào là đơn vị cơ sở cấu tạo nên mọi sinh vật. Sinh vật được hình thành từ tế bào.
- B. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống và tế bào được sinh ra từ tế bào có trước.
- C. Các đặc trưng cơ bản của sự sống được biểu hiện đầy đủ ở cấp tế bào và tế bào được sinh ra từ tế bào có trước.
D. Tất cả các cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào, tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống và tế bào được sinh ra từ tế bào có trước.
Câu 5: Ở người, nguyên tố nào có hàm lượng thấp nhất trong số các nguyên tố dưới đây?
- A. Hydrogen.
B. Phosphorus.
- C. Nitrogen.
- D. Oxygen.
Câu 6: Khi phân tích thành phần carbohydrate ở tế bào gan, loại polysaccharide dự trữ năng lượng chiếm hàm lượng đáng kể là
- A. tinh bột.
B. glycogen.
- C. cellulose.
- D. pectin.
Câu 7: Ở tế bào nhân sơ, bên ngoài màng tế bào là cấu trúc
- A. vùng nhân.
- B. tế bào chất.
- C. plasmid.
D. thành tế bào.
Câu 8: Vi khuẩn có kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V lớn, điều này giúp cho vi khuẩn
A. dễ dàng trao đổi chất với môi trường.
- B. dễ gây bệnh cho các loại vật chủ.
- C. dễ dàng tránh các chất độc hại.
- D. dễ dàng biến đổi trước môi trường.
Câu 9: Một tế bào có thành tế bào, lục lạp, không bào trung tâm là
- A. tế bào vi khuẩn.
B. tế bào thực vật.
- C. tế bào động vật.
- D. tế bào nấm men.
Câu 10: Phân tử nào sau đây định vị ở cả hai lớp lipid kép?
A. Protein xuyên màng.
- B. Cholesterol.
- C. Protein bám màng.
- D. Oligosaccharide.
Câu 11: Cấu trúc nào là nơi tổng hợp các protein có thể được xuất ra khỏi tế bào?
A. Lưới nội chất hạt.
- B. Lysosome.
- C. Lưới nội chất trơn.
- D. Bộ máy Golgi.
Câu 12: Khi bị mất thành tế bào thì vi khuẩn thường bị chết. Nguyên nhân chủ yếu là do
- A. vi khuẩn mất khả năng duy trì hình dạng tế bào.
- B. vi khuẩn không thể trao đổi chất với môi trường.
C. vi khuẩn mất khả năng chống lại sức trương nước làm vỡ tế bào.
- D. vi khuẩn bị mất chất di truyền.
Câu 13: Sinh vật nào dưới đây có cấu tạo tế bào nhân sơ?
- A. Nấm.
- B. Bèo tấm.
C. Vi khuẩn lam.
- D. Động vật nguyên sinh.
Câu 14: Bào quan nào không có màng bán thấm?
A. Ribosome.
- B. Peroxisome.
- C. Bộ máy Golgi.
- D. Lysosome.
Câu 15: Giống như nhân, ti thể có hai lớp màng. Màng ti thể có đặc điểm gì khác với màng nhân?
- A. Màng trong ti thể hầu như không có các protein.
B. Màng trong ti thể có nhiều nếp gấp.
- C. Màng ngoài của ti thể gắn với màng của lưới nội chất.
- D. Màng ngoài của ti thể có ribosome liên kết.
Câu 16: Sự xuất bào là
- A. hình thức vận chuyển thụ động.
- B. cơ chế mà tế bào ăn các tế bào khác.
- C. quá trình vận chuyển trong đó các túi được hình thành từ màng sinh chất.
D. hình thức tế bào giải phóng các phân tử lớn như protein.
Câu 17: Các phân tử lớn như protein, polysaccharide được vận chuyển bằng phương thức
- A. khuếch tán đơn giản.
- B. khuếch tán tăng cường.
C. nhập bào và xuất bào.
- D. thẩm thấu.
Câu 18: Trong cấu tạo phân tử ATP có bao nhiêu gốc phosphate?
- A. 1.
- B. 2.
C. 3.
- D. 4.
Câu 19: Hoạt động xúc tác của enzyme ảnh hưởng bởi yếu tố nào sau đây?
- A. Nhiệt độ.
- B. Độ pH.
- C. Chất hoạt hóa và chất ức chế.
D. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 20: Trong điều kiện có ánh sáng, khi ngâm lá rong đuôi chồn trong ống nghiệm chứa nước, có hiện tượng bọt khí nổi lên vì
- A. lá tạo ra oxygen qua quá trình hô hấp.
- B. khí nitrogen trong khoang chứa khí của lá bay ra.
- C. khí hòa tan trong nước được giải phóng.
D. lá tạo ra oxygen qua quá trình quang hợp.
Câu 21: Quá trình nào sau đây trong các tế bào nhân chuẩn sẽ diễn ra bình thường cho dù có hay không có oxygen?
- A. Chuỗi truyền electron.
B. Đường phân.
- C. Chu trình Krebs.
- D. Sự oxi hóa pyruvic acid.
Câu 22: Quang khử là quá trình quang tổng hợp xảy ra ở
- A. thực vật.
- B. động vật.
- C. nấm.
D. vi khuẩn.
Câu 23: Khi một tế bào hồng cầu người được đặt trong một môi trường nhược trương, nó sẽ
A. trải qua quá trình phá vỡ tế bào.
- B. trải qua quá trình co nguyên sinh.
- C. ở trạng thái cân bằng.
- D. giảm kích thước.
Câu 24: Hoạt động nào sau đây yêu cầu năng lượng từ ATP?
- A. Sự di chuyển của khí O2 ra khỏi lá.
B. Sự di chuyển của ion khoáng vào tế bào lông hút rễ cây.
- C. Sự di chuyển của hormone steroid vào trong tế bào.
- D. Sự di chuyển của nước vào tế bào trùng giày.
Câu 25: Câu nào sau đây là không đúng khi nói về phản ứng do enzyme xúc tác?
- A. Enzyme tạo thành phức hợp với cơ chất của chúng.
- B. Enzyme làm tăng tốc độ các phản ứng hóa học.
C. Enzyme không thay đổi hình dạng khi liên kết với cơ chất.
- D. Phản ứng xảy ra tại trung tâm hoạt động của enzyme.
Bình luận