Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 10 cánh diều học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 10 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tiến trình thể hiện đúng các bước của phương pháp quan sát là?

  • A. Xác định mục tiêu → Tiến hành → Báo cáo.
  • B. Báo cáo → Tiến hành → Xác định mục tiêu.
  • C. Báo cáo → Xác định mục tiêu → Tiến hành.
  • D. Tiến hành → Xác định mục tiêu → Báo cáo.

Câu 2: Thí nghiệm sinh học nào sau đây không gây tranh luận trái chiều liên quan đến đạo đức xã hội?

  • A. Chuyển gene tạo giống lúa mới có năng suất cao.
  • B. Chuyển gene ở động vật và dùng nhiều loài động vật làm thí nghiệm.
  • C. Nhân bản vô tính con người.
  • D. Chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi sớm.

Câu 3: Thành phần nào dưới đây không phải là cấp độ cơ bản của thế giới sống?

  • A. Tế bào thực vật.
  • B. Quần xã sinh vật.
  • C. Nguyên tử.
  • D. Cơ thể động vật.

Câu 4: Ai là người đầu tiên có những quan sát và mô tả về tế bào sống?

  • A. R. Hooke.
  • B. A.V. Leeuwenhoek.
  • C. M. Schleiden.
  • D. T. Schwann.

Câu 5: Trong một phân tử nước, hai nguyên tử hydrogen liên kết với một nguyên tử oxygen bằng

  • A. liên kết hydrogen.
  • B. liên kết cộng hóa trị không phân cực.
  • C. liên kết cộng hóa trị phân cực.
  • D. liên kết ion.

Câu 6: Chuỗi nucleotide với trình tự GAACCGGAACAU

  • A. có số lượng base purine nhiều hơn số lượng base pyrimidine.
  • B. có số lượng base pyrimidine nhiều hơn số lượng base purine.
  • C. có số lượng base purine bằng số lượng base pyrimidine.
  • D. không có base pyrimidine.

Câu 7: Thành phần nào sau đây không phải là của một tế bào nhân sơ?

  • A. DNA.
  • B. Ribosome.
  • C. Màng sinh chất.
  • D. Lưới nội chất.

Câu 8: Chất di truyền của tế bào nhân sơ là

  • A. phân tử DNA dạng vòng, mạch kép.
  • B. phân tử DNA dạng thẳng.
  • C. phân tử RNA dạng vòng, mạch kép.
  • D. phân tử RNA dạng thẳng.

Câu 9: Những phân tử nào sau đây là thành phần cấu tạo chính của màng sinh chất?

  • A. Phospholipid và triglyceride.
  • B. Carbohydrate và protein.
  • C. Glycoprotein và cholesterol.
  • D. Phospholipid và protein.

Câu 10: Ở tế bào nhân thực, ATP được tổng hợp chủ yếu ở đâu trong tế bào?

  • A. Trong bào tương.
  • B. Trên màng trong ti thể.
  • C. Trên màng lưới nội chất.
  • D. Trên màng sinh chất.

Câu 11: Thành phần nào sau đây cấu tạo nên bộ khung tế bào?

  • A. Màng nhân.
  • B. Vi sợi.
  • C. Ti thể.
  • D. Sợi nhiễm sắc.

Câu 12: Sinh vật nhân sơ là sinh vật không có

  • A. khả năng hấp thụ thức ăn.
  • B. khả năng sống sót trong môi trường khắc nghiệt.
  • C. nhân hoàn chỉnh.
  • D. chất di truyền.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Tế bào của tất cả các sinh vật đều có nhân.
  • B. Cả tế bào động vật và tế bào thực vật đều có thành tế bào.
  • C. Ở tế bào nhân sơ, không có bất kì bào quan nào được bao bọc bởi màng.
  • D. Tế bào được hình thành từ các nguyên liệu không sống.

Câu 14: Các tế bào có nhu cầu năng lượng cao thường có bào quan nào sau đây với số lượng lớn hơn các tế bào khác?

  • A. Ti thể.
  • B. Peroxisome.
  • C. Lysosome.
  • D. Túi vận chuyển.

Câu 15: Bào quan nào sau đây chủ yếu tham gia vào quá trình tổng hợp các loại dầu, phospholipid và steroid?

  • A. Ribosome.
  • B. Peroxisome.
  • C. Ti thể.
  • D. Lưới nội chất trơn.

Câu 16: Phân tử có đặc điểm nào sau đây đi qua màng sinh chất dễ dàng nhất?

  • A. Lớn và kị nước.
  • B. Lớn và ưa nước.
  • C. Nhỏ và kị nước.
  • D. Tích điện.

Câu 17: Ẩm bào liên quan đến việc vận chuyển

  • A. chất lỏng vào trong tế bào.
  • B. một tế bào vào trong một tế bào khác.
  • C. các phân tử lớn ra khỏi tế bào.
  • D. các phân tử kị nước vào trong tế bào.

Câu 18: Thành phần cấu tạo của ATP gồm có

  • A. adenine và 3 nhóm phosphate.
  • B. adenine, ribose và 3 nhóm phosphate.
  • C. adenine và ribose.
  • D. các thành phần khác không bao gồm adenine, ribose và 3 nhóm phosphate.

Câu 19: Một số enzyme còn có thêm thành phần không phải là protein được gọi là

  • A. cơ chất.
  • B. trung tâm hoạt động.
  • C. cofactor.
  • D. sản phẩm.

Câu 20: Sản phẩm cuối cùng của quá trình quang hợp bao gồm

  • A. carbon dioxide và nước.
  • B. carbon dioxide và oxygen.
  • C. carbohydrate.
  • D. oxygen và nước.

Câu 21: Đường phân là

  • A. quá trình phân giải glycogen thành CO2 và H2O.
  • B. quá trình phân giải glucose thành CO2 và H2O.
  • C. quá trình phân giải fructose thành hai phân tử chứa ba carbon.
  • D. quá trình phân giải glucose thành hai phân tử chứa ba carbon.

Câu 22: Quá trình phân giải được thực hiện theo hai con đường là

  • A. hô hấp tế bào hoặc quang hợp.
  • B. hô hấp tế bào hoặc lên men.
  • C. quang hợp và lên men.
  • D. quang hợp và đường phân.

Câu 23: Chu trình Calvin bắt đầu khi CO2 kết hợp với một carbohydrate gồm năm carbon được gọi là

  • A. 3 – phosphoglycerate.
  • B. ribulose bisphosphate.
  • C. glyceraldehyde 3 – phosphate.
  • D. fructose.

Câu 24: Sản phẩm của quá trình đường phân được vận chuyển vào chất nền ti thể để tiếp tục phân giải là

  • A. acetyl CoA.
  • B. pyruvic acid.
  • C. lactic acid.
  • D. citric acid.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình quang hợp và hô hấp tế bào?

  • A. Quang hợp tạo ra oxygen còn hô hấp tế bào sử dụng oxygen.
  • B. Quang hợp sử dụng glucose còn hô hấp tế bào tạo ra glucose.
  • C. Quang hợp chỉ xảy ra ở thực vật trong khi hô hấp tế bào chỉ xảy ra ở động vật.
  • D. Quang hợp chỉ xảy ra trong điều kiện có ánh sáng còn hô hấp tế bào chỉ xảy ra trong bóng tối.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác