Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 10 cánh diều học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 10 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Các nhà sinh học nghiên cứu các sinh vật về lĩnh vực nào dưới đây?

  • A. Sinh học phân tử và sinh học tế bào.
  • B. Sinh lí học và hóa sinh học.
  • C. Di truyền học và tiến hóa.
  • D. Tất cả các lĩnh vực trên.

Câu 2: Ý nào sau đây không phải là ứng dụng của công nghệ sinh học trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh?

  • A. Xạ trị cho bệnh nhân ung thư.
  • B. Cấy ghép mô tế bào; thụ tinh nhân tạo.
  • C. Xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học.
  • D. Tạo ra nhiều giống cây trồng mới.

Câu 3: Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là?

  • A. Chúng có cấu tạo phức tạp.
  • B. Chúng được cấu tạo bởi nhiều bào quan.
  • C. Ở tế bào có các đặc điểm chủ yếu của sự sống.
  • D. Chúng có cấu tạo đơn giản.

Câu 4: Sinh vật đa bào là những sinh vật được cấu tạo từ

  • A. 1 tế bào.
  • B. 2 tế bào.
  • C. nhiều tế bào.
  • D. một hoặc nhiều tế bào.

Câu 5: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng đối với cơ thể con người và các động vật có xương sống khác?

  • A. Nitrogen (N).
  • B. Calcium (Ca).
  • C. Kẽm (Zn).
  • D. Sodium (Na).

Câu 6: Một học sinh đang chuẩn bị cho cuộc thi chạy marathon trong trường. Để có nguồn năng lượng nhanh nhất, học sinh này nên ăn thức ăn có chứa nhiều

  • A. carbohydrate.
  • B. lipid.
  • C. protein.
  • D. calcium.

Câu 7: Dưới kính hiển vi, bạn quan sát một tế bào có thành tế bào nhưng không có nhân riêng biệt. Tế bào đó là?

  • A. Một tế bào thực vật.
  • B. Một tế bào thần kinh.
  • C. Một tế bào động vật.
  • D. Một tế bào vi khuẩn.

Câu 8: Lớp vỏ nhầy của vi khuẩn có chức năng gì?

  • A. Giúp vi khuẩn tăng sức tự vệ hay bám dính vào các bề mặt.
  • B. Giúp vi khuẩn dễ dàng nhân đôi..
  • C. Giúp vi khuẩn dễ dàng di chuyển.
  • D. Giúp vi khuẩn trượt nhanh trong tế bào.

Câu 9: Màng sinh chất

  • A. cho phép tất cả các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào.
  • B. được cấu tạo chủ yếu bởi lớp lipid kép.
  • C. được cấu tạo chủ yếu từ lớp protein kép.
  • D. ngăn không cho tất cả các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào.

Câu 10: Thành phần nào sau đây đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hình dạng của tế bào thực vật?

  • A. Thành tế bào.
  • B. Màng sinh chất.
  • C. Lưới nội chất.
  • D. Cầu sinh chất.

Câu 11: Cấu trúc hay vị trí nào sau đây là nơi định vị của các sợi nhiễm sắc trong tế bào nhân thực?

  • A. Lỗ màng nhân.
  • B. Chất nhân.
  • C. Màng nhân.
  • D. Nhân con.

Câu 12: Bào quan nào sau đây là đặc điểm chung ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật?

  • A. Lục lạp.
  • B. Trung thể.
  • C. Không bào trung tâm.
  • D. Ti thể.

Câu 13: Tế bào nhân thực phức tạp hơn tế bào nhân sơ vì chúng có

  • A. màng sinh chất.
  • B. kích thước nhỏ hơn.
  • C. các bào quan có màng bao bọc.
  • D. tốc độ sinh sản cao hơn.

Câu 14: Các chất được tạo ra trong một tế bào và xuất ra bên ngoài tế bào sẽ đi qua

  • A. lưới nội chất và bộ máy Golgi.
  • B. nhân và bộ máy Golgi.
  • C. lưới nội chất và lysosome.
  • D. nhân và ti thể.

Câu 15: Virus, vi khuẩn và các bào quan già, hỏng sẽ bị phá vỡ tại

  • A. ribosome.
  • B. lysosome.
  • C. peroxisome.
  • D. ti thể.

Câu 16: Phân tử nào sau đây có thể di chuyển qua lớp lipid kép của màng sinh chất nhanh nhất?

  • A. CO2.
  • B. Amino acid.
  • C. Glucose.
  • D. H2O.

Câu 17: Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên

  • A. một áp suất phân cách.
  • B. một áp suất chất tan.
  • C. một áp suất thẩm thấu.
  • D. một áp suất vận chuyển.

Câu 18: ATP giải phóng năng lượng khi

  • A. nó trải qua một phản ứng ngưng tụ.
  • B. một nhóm carboxyl được thêm vào cấu trúc của nó.
  • C. một nhóm phosphate được loại bỏ khỏi cấu trúc của nó.
  • D. một nhóm phosphate được thêm vào cấu trúc của nó.

Câu 19: Hầu hết các enzyme

  • A. bị thay đổi bởi các phản ứng mà chúng xúc tác.
  • B. phân giải các cơ chất.
  • C. tăng cường các liên kết hóa học trong cơ chất của chúng.
  • D. nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ hoặc độ pH.

Câu 20: Phân tử nào trong tế bào thực vật là phân tử thu nhận năng lượng bức xạ từ ánh sáng mặt trời?

  • A. Glucose.
  • B. CO2.
  • C. Diệp lục.
  • D. H2O.

Câu 21: Trong các tế bào, quá trình phân giải glucose bắt đầu bằng

  • A. quá trình lên men.
  • B. quá trình đường phân.
  • C. quá trình oxy hóa pyruvate.
  • D. chu trình Krebs.

Câu 22: Quang hệ và chuỗi truyền electron nằm trong

  • A. màng ngoài của lục lạp.
  • B. màng trong của lục lạp.
  • C. stroma.
  • D. màng thylakoid.

Câu 23: Khi tiếp xúc với thuốc kháng sinh, có loài vi khuẩn sẽ bơm kháng sinh ra khỏi tế bào. Loài vi khuẩn đó có thể thực hiện cơ chế nào sau đây?

  • A. Khuếch tán đơn giản.
  • B. Vận chuyển chủ động.
  • C. Thẩm thấu.
  • D. Khuếch tán tăng cường.

Câu 24: Sự khác biệt giữa xuất bào và nhập bào là

  • A. xuất bào làm tăng diện tích bề mặt của màng sinh chất còn nhập bào làm giảm diện tích bề mặt màng sinh chất.
  • B. xuất bào không có tính chọn lọc đối với các phân tử được chuyển ra ngoài tế bào, còn nhập bào chọn lọc hơn.
  • C. nhập bào chỉ vận chuyển nước vào trong tế bào, xuất bào còn vận chuyển nhiều loại phân tử khác.
  • D. nhập bào đòi hỏi cung cấp năng lượng tế bào nhưng xuất bào thì không.

Câu 25: Trung tâm hoạt động của một enzyme là vùng

  • A. liên kết với các chất điều hòa.
  • B. liên kết với các sản phẩm của phản ứng.
  • C. tham gia trực tiếp vào phản ứng xúc tác của enzyme.
  • D. bị ức chế bởi coenzyme hoặc ion kim loại.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác