Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 6 cánh diều học kì 2 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 6 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đâu không phải là lợi ích của việc nuôi thú cưng được nêu trong: Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?
- A. Bồi dưỡng sự tự tin
- B. Phát triển ý thức
C. Tăng chỉ số IQ
- D. Cải thiện kĩ năng đọc
Câu 2: Dòng nào không nêu đúng yêu cầu cụ thể về việc khai thác yếu tố biểu cảm và “phi ngôn ngữ” khi trình bày một vấn đề?
- A. Dùng động tác, cử chỉ, ánh mắt.
- B. Sử dụng có hiệu quả các phương tiện nghe nhìn.
C. Coi trọng hình thức ngâm diễn minh họa.
- D. Vận dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (khi có điều kiện).
Câu 3: Đâu không phải lưu ý khi thảo luận nhóm về vấn đề "Nguyên nhân nào khiến nước ngọt ngày càng khan hiếm"?
- A. Loại bỏ nguyên nhân không chính đáng.
- B. Xác định nguyên nhân chính.
- C. Tìm nguyên nhân.
D. Chú trọng vào giải pháp.
Câu 4: Đâu là nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn Chích bông ơi!?
A. Truyện lồng trong truyện
- B. Ước lệ tượng trưng
- C. Sử dụng tài hoa các điển cố, điển tích
- D. Ngôi kể thứ nhất dễ dàng bộc lộ cảm xúc chân thực của nhân vật
Câu 5: Trong văn bản Cô bé bán diêm, mộng tưởng nào không hiện lên sau những lần
quẹt diêm của cô bé?
A. Ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh.
- B. Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng.
- C. Bàn ăn thịnh soạn với khăn trải bàn trắng tinh; người bà và cảnh hai bà cháu bay lên
- D. Cây thông Nô-en được trang trí lộng lẫy.
Câu 6: Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, tác giả cho biết nước ngọt trên hành tinh chủ
yếu phân bố ở đâu?
A. Bắc Cực, Nam Cực, dãy Hi-ma-lay-a
- B. Các sa mạc lớn
- C. Những nơi có dân cư sinh sống
- D. Trong các thành phố lớn
Câu 7: Gấu con chân vòng kiềng là sáng tác của ai?
A. U-xa-chốp
- B. Puskin
- C. O Hen-ri
- D. An-đéc-xen
Câu 8: Văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng của tác giả nào?
- A. Bùi Đình Phong
- B. Nguyễn Nhật Ánh
C. Nguyệt Cát
- D. Hà My
Câu 9: Trong văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà ?, tại sao khi nuôi thú cưng, trẻ
sẽ phát triển ý thức?
- A. Vì trẻ không được người lớn chăm sóc nữa
B. Vì vật nuôi luôn cần sự quan tâm, chăm sóc từ trẻ
- C. Vì vật nuôi tăng động và luôn cần người chơi cùng
Câu 10: Ông lão đánh cá thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
A. Nhân vật hiền lành, lương thiện
- B. Nhân vật tài năng xuất chúng
- C. Nhân vật bất hạnh
- D. Nhân vật độc ác
Câu 11: Khi tài năng của cô em được phát hiện, người anh có thái độ ra sao?
- A. Chê bai, không thèm quan tâm tranh của em
- B. Ghét bỏ, luôn luôn mắng em vô cớ
C. Buồn bã, khó chịu, gắt gỏng, không còn thân với em như trước
- D. Vui mừng vì em có tài
Câu 12: Nội dung chính của văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? là gì?
- A. Nhấn mạnh vai trò quan trọng của nước ngọt
- B. Nêu lên hiện trạng bạo hành động vật
- C. Nhắc nhở con người sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
D. Nêu lên lợi ích của việc nuôi thú cưng
Câu 13: Văn bản Điều không tính trước được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
- B. Ngôi thứ hai
- C. Ngôi thứ ba
- D. Ngôi thứ nhất và thứ ba
Câu 14: Chi tiết thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?
A. Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt
- B. Hai cái răng đen nhánh cứ nhai ngoàm ngoạp
- C. Cái đầu nổi từng tảng rất bướng
- D. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ
Câu 15: Đâu là nghệ thuật nổi bật trong văn bản Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến
thắng?
- A. Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc
B. Cấu trúc chặt chẽ, logic, rõ ràng, chân thực
- C. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục
Câu 16: Trong những từ sau, từ nào không xuất hiện trong bài thơ?
- A. Lâm thâm
B. Thâm trầm
- C. Trầm ngâm
- D. Nằng nặc
Câu 17: Truyện Bức tranh của em gái tôi được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
- B. Ngôi thứ hai
- C. Ngôi thứ ba
- D. Sử dụng cả 3 ngôi kể
Câu 18: Nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động
vật? là gì?
- A. Miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc
- B. Sử dụng nhuần nhuyễn kho tàng văn học dân gian Việt Nam
- C. Sáng tạo tình huống truyện
D. Lập luận chặt chẽ cùng những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục
Câu 19: Trong lần quẹt diêm thứ mấy, em thấy cảnh hai bà cháu dắt tay nhau bay lên trời, thoát mọi đói rét và đau buồn?
- A. Lần thứ ba
- B. Lần thứ hai
- C. Lần thứ tư
D. Lần thứ năm
Câu 20: Nhân vật kể chuyện là người anh trai có tác dụng gì?
- A. Nói rõ được tình cảm gia đình
- B. Trình bày đầy đủ tài năng của người em gái
C. Trình bày được rõ nét tư tưởng tình cảm, trạng thái của người anh
- D. Cả 3 phương án trên
Câu 21: Bố cục văn bản Khan hiếm nước ngọt chia ra làm mấy phần?
- A. 1 phần
- B. 2 phần
C. 3 phần
- D. 4 phần
Câu 22: Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt (Ra thế/Lượm ơi!...; Thôi rồi, Lượm ơi !)
thể hiện cảm xúc gì ở người chú?
- A. Sự hồi hộp, lo lắng
- B. Sự bàng hoàng, xót xa
- C. Sự ngạc nhiên, bất ngờ
D. Sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.
Câu 23: Văn bản Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng cùng thể loại với văn bản nào?
- A. Lượm
- B. Bức tranh của em gái tôi
- C. Chích bông ơi!
D. Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng
Câu 24: Trạng ngữ không được dùng để làm gì?
A. Chỉ chủ thể của hành động được nói đến trong câu.
- B. Chỉ nguyên nhân, mục đích của hành động được nói đến trong câu.
- C. Chỉ phương tiện và cách thức của hành động được nói đến trong câu.
- D. Chỉ thời gian và nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.
Câu 25: Trong bài thơ Lượm, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- A. Miêu tả
- B. Tự sự, biểu cảm
- C. Biểu cảm
D. Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận