Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 6 cánh diều học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 6 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bài thơ À ơi tay mẹ được viết theo thể thơ nào?

  • A. Song thất lục bát.
  • B. Lục bát.
  • C. 5 chữ.
  • D. Tự do.

Câu 2: Nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn thơ sau?

Ru cho sóng lặng bãi bồi

Mưa không chỗ dột ngoại ngồi vá khâu

Ru cho đời nín cái đau

À ơi... Mẹ chẳng một câu ru mình.

  • A. Hoán dụ.
  • B. Nói quá.
  • C. Điệp từ.
  • D. So sánh.

Câu 3: À ơi tay mẹ là bài thơ bày tỏ tình cảm của người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh...đến quên mình. 

Đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 4: Hai câu thơ: “Bàn tay mẹ chắn mưa sa/ Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng” chỉ điều gì?

  • A. Bàn tay mẹ mạnh mẽ, kiên cường
  • B. Bàn tay mẹ vất vả, hi sinh
  • C. Bàn tay mẹ dịu dàng
  • D. Bàn tay mẹ mềm mại, xinh đẹp

Câu 5: Hình ảnh mưa và bão trong hai câu thơ: “Bàn tay mẹ chắn mưa sa/ Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng” ẩn dụ cho điều gì?

  • A. Những hiện tượng thiên tai của tự nhiên
  • B. Cuộc sống nhiều trải nghiệm
  • C. Những khó khăn của cuộc đời
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Tác phẩm “À ơi tay mẹ” của ai?

  • A. Bình Nguyên
  • B. Lâm Thị mỹ Dạ
  • C. Nguyễn Đức Mậu
  • D. Phan Trọng Luận

Câu 7: Tác phẩm “À ơi tay mẹ” được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A. 2001
  • B. 2002
  • C. 2003
  • D. 2004

Câu 8: Bài thơ “À ơi tay mẹ” được gửi dự thi cuộc thi nào?

  • A. Ngày của mẹ
  • B. Thơ lục bát
  • C. Trao gửi yêu thương
  • D. Tri ân

Câu 9: Bài thơ Về thăm mẹ có thể chia thành mấy phần?

  • A. 2.
  • B. 5.
  • C. 4.
  • D. 3.

Câu 10: Qua hai câu dưới đây của bài thơ Về thăm mẹ, tác giả đã nhấn mạnh phẩm chất nào của người mẹ?

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.

  • A. Sự mạnh mẽ, kiên quyết.
  • B. Lòng yêu thương xóm làng.
  • C. Sự hi sinh quên mình.
  • D. Lòng yêu thương con.

Câu 11: Hai từ "rưng rưng", "nghẹn ngào" là loại từ nào?

  • A. Từ láy.
  • B. Từ đơn.
  • C. Từ ghép.

Câu 12: Bài thơ Về thăm mẹ thuộc thể thơ gì?

  • A. Thơ tự do
  • B. Thơ 7 chữ
  • C. Thơ 5 chữ
  • D. Thơ lục bát

Câu 13: Về thăm mẹ là bài thơ thể hiện tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ mình. Mặc dù mẹ không ở nhà nhưng hình ảnh mẹ hiện hữu trong từng sự vật thân thuộc xung quanh. 

Đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 14: Bài thơ Về thăm mẹ là lời của ai?

  • A. Người mẹ
  • B. Người con
  • C. Tác giả
  • D. Một người khác

Câu 15: Người con trong bài thơ về thăm mẹ trong hoàn cảnh nào?

  • A. Không nhớ đường về nhà
  • B. Mẹ vắng nhà
  • C. Mẹ đã không còn
  • D. Mẹ đang nấu cơm

Câu 16: Trong bài thơ Về thăm mẹ, người con về thăm mẹ trong hoàn cảnh nào?

  • A. Buổi sáng mùa hè
  • B. Buổi tối mùa thu
  • C. Buổi chiều đông
  • D. Buổi sáng mùa đông

Câu 17: Bài thơ Về thăm mẹ của tác giả Phan Trọng Luận.

Đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 18: Bài ca dao số 1 trong văn bản Ca dao Việt Nam nói về tình cảm nào trong gia đình?

  • A. Tình cảm anh em.
  • B. Tình cảm chị em.
  • C. Tình cảm cha mẹ với con.
  • D. Tình cảm với cội nguồn.

Câu 19: Bài ca dao số 2 trong văn bản Ca dao Việt Nam nói về tình cảm nào trong gia đình?

  • A. Tình cảm với cội nguồn.
  • B. Tình cảm cha mẹ với con.
  • C. Tình cảm anh em.
  • D. Tình cảm chị em.

Câu 20: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài ca dao số 2?

(2) Con người có cố, có ông,

Như cây có cội, như sông có nguồn.

  • A. Nhân hóa.
  • B. Hoán dụ.
  • C. So sánh.
  • D. Ẩn dụ.

Câu 21: Khi kể về trải nghiệm của đáng nhớ, ta sử dụng ngôi thứ ba để kể

Đúng hay sai

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 22: Đáp án nào dưới đây không phải yêu cầu về kể lại một trải nghiệm đáng nhớ?

  • A. Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ
  • B. Sử dụng các từ khóa, cụm từ
  • C. Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể
  • D. Tập trung vào sự việc đã xảy ra

Câu 23: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ được hiểu là: Dùng sơ đồ để trình bày trải nghiệm đáng nhớ.

Đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 24: Cần trao đổi với các bạn về bài nói trên tinh thần nào?

  • A. Thẳng thắn và yêu thích.
  • B. Tôn trọng và yêu thích.
  • C. Cầu thị và tranh biện.
  • D. Tôn trọng và cầu thị.

Câu 25: Đâu không phải điều cần lưu ý khi nói và nghe?

  • A. Cử chỉ điệu bộ.
  • B. Nội dung.
  • C. Giọng nói.
  • D. Tranh ảnh đi kèm.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo