Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 6 cánh diều học kì 1 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 6 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng?
- A. Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân
- B. Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân
- C. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc
D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước
Câu 2: Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng?
- A. Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc
B. Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc
- C. Chế ngự thiên tai, bão lũ
- D. Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy
Câu 3: Tìm các chi tiết không cần thiết khi dựng lại cốt truyện của truyền thuyết Thánh Gióng
- A. Tiếng nói của Gióng đầu tiên là đòi đi đánh giặc
- B. Bà con góp gạo nấu cơm nuôi Gióng
- C. Gióng cầm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp để đánh giặc
- D. Khi nhận vũ khí, Gióng vươn mình thành tráng sĩ
- E. Đánh giặc xong, Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời
- G. Hai vợ chồng ông lão phúc đức nhưng chậm có con
H. Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương
Câu 4: Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết?
- A. Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác
- B. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa
- C. Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử
D. Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan tới sự thật lịch sử
Câu 5: Chi tiết tưởng tượng kì ảo thể hiện trí tưởng tượng chất phác của tác giả dân gian, đúng hay sai?
A. Đúng
- B. Sai
Câu 6: Truyền thuyết Thánh Gióng, không có sự thật lịch sử nào dưới đây?
- A. Ở làng Gióng, đời Hùng Vương thứ sáu
- B. Hiện nay vẫn còn đền thờ làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng
C. Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi
- D. Lúc bấy giờ, giặc Ân tới xâm phạm tới bờ cõi nước ta
Câu 7: Truyện Thánh Gióng không giải thích hiện tượng nào?
- A. Tre ngà có màu vàng óng
- B. Có nhiều ao hồ để lại
C. Lũ lụt hàng năm ở vùng đồng bằng Bắc bộ nước ta
- D. Có làng mang tên làng Cháy
Câu 8: Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?
- A. Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm
- B. Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước
- C. Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy
D. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm
Câu 9: Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?
- A. Thể hiện quan điểm, ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc, cứu nước.
- B. Thể hiện lòng biết ơn của người dân muốn người anh hùng dân tộc trở nên bất tử
- C. Là biểu tượng của lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi và tinh thần sẵn sàng chống quân xâm lược của nhân dân ta.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 10: Ước mơ của nhân dân muốn gửi gắm trong cuộc chiến cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội trong truyện Thạch Sanh là?
- A. Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt
- B. Thạch Sanh vượt qua được hoạn nạn, giúp vua dẹp xâm lăng
- C. Thạch Sanh được vua gả công chúa cho
D. Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt, Thạch Sanh lấy công chúa, lên làm vua
Câu 11: Truyện Thạch Sanh khác với những câu chuyện đã học?
- A. Kết thúc có hậu
- B. Có yếu tố kì ảo, thần kì
- C. Có nhiều tình tiết phức tạp
D. Bên cạnh tình tiết chính, còn mạch tình tiết phụ
Câu 12: Vì sao tên địa điểm trong truyện đều là tên riêng nhưng truyện vẫn mang tính phiếm chỉ?
- A. Vì không phải tất cả các nhân vật, địa điểm trong truyện đều có tên riêng
- B. Tác giả dùng tên riêng cho một số nhân vật thuyết phục người nghe về hiện thực trong tác phẩm
C. Đó chính là tên của cả một loại người, nhân vật đại diện
- D. Trong thực tế cuộc sống, không ai đặt tên là Thạch Sanh, Lí Thông
Câu 13: Thạch Sanh trở thành hình tượng lý tưởng cho sáng tác của các tác giả sau này, đúng hay sai?
A. Đúng
- B. Sai
Câu 14: Cây đàn thần và chiếc niêu cơm thần trong truyện Thạch Sanh có phải là các chi tiết kì ảo không?
A. Có
- B. Không
Câu 15: Kết truyện Ngọc Hoàng biến mẹ con Lý Thông làm bọ hung, mang ý nghĩa gì?
- A. Thể hiện chân lý ác giả ác báo
- B. Đó là cái kết cho những kẻ trơ tráo, bất nhân
- C. Đó là kết truyện phù hợp với motip thường thấy ở truyện cổ tích
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 16: Truyện Thạch Sanh chứa đựng nhiều nội dung, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, nhưng chung quy lại đều cùng một nội dung phản ánh
- A. Đấu tranh chinh phục tự nhiên
- B. Đấu tranh chống xâm lược
- C. Đấu tranh chống sự bất công trong xã hội
D. Đấu tranh giữa thiện và ác
Câu 17: Nhận xét nêu chính xác về nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh?
A. Từ thế giới tâm linh
- B. Từ những người chịu nhiều đau khổ
- C. Từ chú bé mồ côi
- D. Từ những người đấu tranh quật khởi
Câu 18: Tác giả dân gian kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh trong mối quan hệ giữa đời sống thần thánh với đời sống trần gian với mục đích gì?
- A. Thể hiện ước mơ về sức mạnh thần kì chiến thắng thiên nhiên
- B. Thỏa mãn ước mơ có sức mạnh thần kì để chiến thắng giặc ngoại xâm
C. Thỏa mãn trí tưởng tượng bay bổng, hết sức thực tế của nhân dân ta trong cuộc sống
- D. Ca ngợi phẩm chất, tài năng nhân vật cũng như chính nhân dân lao động
Câu 19: Thông qua hình tượng Thạch Sanh, nhân dân ta muốn bày tỏ tình cảm gì?
A. Yêu mến, tự hào về con người có phẩm chất như Thạch Sanh
- B. Gửi gắm ước mơ về hạnh phúc, công bằng xã hội
- C. Ca ngợi sức mạnh trí tuệ, cơ bắp của người nông dân
- D. Lí tưởng hóa nhân vật theo tiêu chuẩn, nguyện vọng của mình
Câu 20: Con vật nào thay Long Quân nhận lại gươm thần trong Sự tích Hồ Gươm?
A. Rùa thần
- B. Mãng xà
- C. Đại bàng
- D. Rồng
Câu 21: Trong văn bản Sự tích Hồ Gươm, Lê Lợi trả gươm cho Long Quân ở đâu?
A. Hồ Tả Vọng
- B. Hồ Tây
- C. Hồ con Rùa
- D. Không rõ
Câu 22: Trong Sự tích Hồ Gươm, Lạc Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?
A. Thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc của cuộc kháng chiến
- B. Thể hiện sự vất vả của Lê Lợi trong việc tìm vũ khí chiến đấu
- C. Đề cao sự phát triển nhanh chóng, chiến thắng của cuộc kháng chiến
- D. Đề cao vai trò của những người có công giúp Lê Lợi chiến thắng
Câu 23: Ai là người nhặt được lưỡi gươm trong truyện?
- A. Lê Lợi
B. Lê Thận
- C. Cả Lê Lợi và Lê Thận
- D. Không ai cả
Câu 24: Trong văn bản Sự tích Hồ Gươm, Lê Lợi mượn gươm ở Thanh Hóa nhưng trả gươm ở Thăng Long vì?
- A. Vì rùa Vàng đòi gươm khi Lê Lợi đang cưỡi thuyền rồng
- B. Đất nước hòa bình, nhà vua còn nhiều việc phải làm
- C. Đất nước hòa bình nên nhà vua có nhiều việc phải làm
D. Thể hiện tư tưởng hòa bình của toàn dân trên khắp mọi miền đất nước
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận