Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo giữa học kì 2 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 giữa học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Tháng 2/1848 diễn ra sự kiện nào dưới đây?

  • A. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được công bố.
  • B. Cuộc tổng bãi công của gần 40 vạn công nhân dệt Si-ca-gô.
  • C. Công nhân dệt thành phố Li-ông (Pháp) nổi dậy khởi nghĩa.
  • D. Tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa được thành lập.

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tới sự thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

  • A. Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản.
  • B. Sự chênh lệch về vai trò, vị thế chính trị của các nước đế quốc.
  • C. Hệ thống thuộc địa không đều giữa “đế quốc già” và “đế quốc trẻ”.
  • D. Sự khác nhau về tiềm lực quân sự giữa các nước các nước đế quốc.

Câu 3: Từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, mâu thuẫn trong tranh giành thuộc địa đã dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu là

  • A. phe Liên minh và phe Hiệp ước.
  • B. phe Đồng minh và phe phát xít.
  • C. phe Liên minh và phe Đồng minh.
  • D. phe phát xít và phe Hiệp ước.

Câu 4:  Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

  • A. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội.
  • B. Đức đánh chiếm vùng An-dát và Lo-ren của Pháp.
  • C. Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc- bi ám sát.
  • D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.

Câu 5: Khi mới hình thành, phe Hiệp ước gồm những nước nào?

  • A. Đức, Anh, Pháp.
  • B. Đức, Áo - Hung, Italia.
  • C. Nga, Đức, Italia.
  • D. Anh, Pháp, Nga.

Câu 6: Duyên cớ dẫn đến sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

  • A. Đức tấn công Ba Lan.
  • B. Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi.
  • C. Anh tuyên chiến với Đức.
  • D. Thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xéc-bi.

Câu 7:  Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo nhân dân lao động Nga đấu tranh trong Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười (1917)?

  • A. Đảng Bôn-sê-vích.
  • B. Đảng Men-sê-vích.
  • C. Đảng cộng sản Nga.
  • D. Đảng công nhân xã hội Nga.

Câu 8: Chế độ quân chủ chuyên chế ở Nga bị lật đổ sau cuộc cách mạng nào dưới đây?

  • A. Cách mạng năm 1905 - 1907.
  • B. Cách mạng tháng Hai năm 1917.
  • C. Cách mạng tháng Mười năm 1917.
  • D. Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 9: Vấn đề cấp bách đặt ra cho nước Nga sau Cách mạng tháng Hai là gì?

  • A. Lật đổ sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế.
  • B. Phá vỡ thế bao vây, cô lập của các nước đế quốc.
  • C. Chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
  • D. bảo vệ và củng cố chính quyền của giai cấp tư sản.

Câu 10: Đêm 24/10/1917 (tức ngày 6/11), dưới sự chỉ huy trực tiếp của Lê-nin, quần chúng cách mạng Nga đã chiếm được nhiều vị trí then chốt ở

  • A. Xta-lin-grát.
  • B. Mat-xcơ-va.
  • C. Lê-nin-grát.
  • D. Pê-tơ-rô-grát.

Câu 11: Đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga, Cách mạng tháng Mười (1917) là một cuộc cách mạng

  • A. dân chủ tư sản kiểu cũ.
  • B. giải phóng dân tộc.
  • C. dân chủ tư sản kiểu mới.
  • D. dân chủ nhân dân.

Câu 12: Cuộc chiến đấu giữa các chiến sĩ Công xã Pa-ri với quân đội chính phủ tư sản từ ngày 21/5/1871 đến ngày 28/5/1871 được gọi là

  • A. tuần lễ vàng.
  • B. tuần lễ đặc biệt.
  • C. tuần lễ đẫm máu.
  • D. tuần lễ đen tối.

Câu 13: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của Công xã Pa-ri là gì?

  • A. Chính quyền Na-pô-lê-ông II cấu kết với Phổ để tiêu diệt Công xã.
  • B. Không nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của quần chúng nhân dân.
  • C. Giai cấp vô sản Pháp còn non yếu, chưa có chính đảng lãnh đạo.
  • D. Các chính sách của Công xã không phục vụ quyền lợi của nhân dân.

Câu 14:  Tính chất của cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871 ở Pháp là

  • A. cách mạng tư sản.
  • B. cách mạng vô sản.
  • C. chiến tranh giải phóng dân tộc.
  • D. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

Câu 15: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của Công xã Pa-ri?

  • A. Cổ vũ tinh thần cách mạng cho nhân dân lao động.
  • B. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
  • C. Để lại kinh nghiệm cho phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản.
  • D. Mở ra con đường giải phóng mới cho nhân dân các nước thuộc địa.

Câu 16: Nội dung nào trong bản “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” thể hiện rõ tư tưởng đoàn kết các lực lượng công nhân quốc tế?

  • A. “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!”.
  • B. “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản tất yếu”.
  • C. “Tư sản tạo ra những người đào huyệt chôn chính nó”.
  • D. “Chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng”.

Câu 17: Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế thứ hai (1889) đã quyết định lấy ngày nào làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của vô sản các nước?

  • A. Mùng 1/5 hằng năm.
  • B. Mùng 5/1 hằng năm.
  • C. Ngày 25/6 hằng năm.
  • D. Ngày 22/12 hằng năm.

Câu 18: Vào cuối thế kỉ XIX, sự lớn mạnh của phong trào công nhân đã dẫn đến sự ra đời của

  • A. tổ chức Đồng minh những người Cộng sản.
  • B. tổ chức Quốc tế Cộng sản (còn gọi là Quốc tế thứ ba).
  • C. nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới (Nga Xô Viết).
  • D. nhiều tổ chức chính trị của giai cấp công nhân trên thế giới.

Câu 19: Trong thời gian tồn tại (1864 - 1889), Quốc tế thứ nhất đã tiến hành bao nhiêu kì đại hội?

  • A. 4 kì đại hội.
  • B. 5 kì đại hội.
  • C. 6 kì đại hội.
  • D. 7 kì đại hội.

Câu 20: Quốc tế thứ 2 bị chia rẽ và tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ nhất

  • A. bùng nổ.
  • B. bước vào giai đoạn quyết liệt.
  • C. bước vào giai đoạn kết thúc.
  • D. kết thúc.
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác