Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo giữa học kì 2 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 giữa học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tại trận Cầu Giấy lần thứ hai, chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt là

  • A. Đuy - puy. 
  • B. Ri-vi-e.
  • C. Gác-ni-ê. 
  • D. Hác-măng

Câu 2: Vì sao thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì?

  • A. Lực lượng của ta bố phòng mỏng. 
  • B. Ta không chuẩn bị vì nghĩ địch không đánh.
  • C. Lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa bị bắn, bị giết. 
  • D. Thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế.

Câu 3: Thực dân Pháp bắt đầu nổ súng tiến hành xâm lược Việt Nam vào thời gian nào?

  • A. 1/8/1858. 
  • B. 5/8/1858 
  • C. 25/8/1858 
  • D.1/9/1858.

Câu 4: Mục tiêu tấn công đầu tiên của Thực dân Pháp vào nước ta là ở đâu?

  • A. Thuận An 
  • B. Gia Định 
  • C. Đà Nẵng 
  • D.Hà Nội

Câu 5: Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất vào thời gian nào?

  • A. 24/2/1859 
  • B. 24/2/1861. 
  • C. 5/6/1862. 
  • D.6/5/1862

Câu 6: Đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình Huế là ai?

  • A. Vua Hàm Nghi 
  • B. Tôn Thất Thuyết. 
  • C. Phan Đình Phùng. 
  • D. Nguyễn Thiện Thuật.

Câu 7: Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của tác giả nào?

  • A. Trương Định. 
  • B. Phan Tôn.
  • C. Nguyễn Đình Chiểu. 
  • D. Nguyễn Trung Trực.

Câu 8: Tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất, chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt là ai?

  • A. Đuy - puy. 
  • B. Ri-vi-e. 
  • C. Gác-ni-ê. 
  • D. Hác-măng.

Câu 9:Người chỉ huy cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế là ai?

  • A. Vua Hàm Nghi. 
  • B. Tôn Thất Thuyết. 
  • C. Nguyễn Thiện Thuật. 
  • D. Phan Đình Phùng

Câu 10: Sự kiện đánh dấu mở đầu phong trào Cần vương là sự kiện nào?

  • A. Khởi nghĩa Ba Đình bùng nổ. 
  • B. Khởi nghĩa Bãi Sậy bùng nổ.
  • C. Khởi nghĩa Hương Khê bùng nổ. 
  • D. “Chiếu Cần vương” được ban bố.

Câu 11: Sau khi chính quyền Na-pô-lê-ông III bị lật đổ, một chính phủ mới của giai cấp tư sản được thành lập, mang tên là

  • A. Chính phủ Vệ quốc.
  • B. Chính phủ quốc dân.
  • C. Chính phủ lâm thời tư sản.
  • D. Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp.

Câu 12: Ngày 18/3/1871, nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa chống lại chính phủ Vệ quốc dưới sự lãnh đạo của

  • A. Đảng Cộng sản Pháp.
  • B. Công xã cách mạng Pa-ri.
  • C. chính phủ tư sản lâm thời.
  • D. Ủy ban trung ương Quốc dân quân.

Câu 13: Trước cuộc tấn công xâm lược của quân Phổ, nhân dân Pháp có thái độ như thế nào?

  • A. Ủng hộ quân Phổ lật đổ chính phủ tư sản.
  • B. Kiên quyết chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc.
  • C. Chấp nhận kí hòa ước đầu hàng quân Phổ.
  • D. Phối hợp với chính phủ Vệ quốc để kháng chiến.

Câu 14: Cơ quan cao nhất của Công xã Pa-ri là

  • A. Hội đồng Công xã.
  • B. Ủy ban An ninh xã hội.
  • C. Ủy ban Quân sự.
  • D. Ủy ban Giáo dục.

Câu 15: Các chính sách của Công xã Pari nhằm phục vụ quyền lợi cho đối tượng nào?

  • A. Nhân dân lao động.
  • B. Giai cấp tư sản
  • C. Quý tộc phong kiến.
  • D. Tăng lữ giáo hội.

Câu 16: Trên lĩnh vực kinh tế, Hội đồng Công xã Pa-ri đã ban hành chính sách nào sau đây?

  • A. Giáo dục công miễn phí và không dạy giáo lí trong nhà trường.
  • B. Giải thể quân đội thường trực, trang bị vũ khí cho dân chúng.
  • C. Tiếp quản các nhà máy và giao cho công nhân kiểm soát.
  • D. Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.

Câu 17:  Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh ra đời của giai cấp công nhân?

  • A. Nông dân bị mất ruộng, phải làm thuê trong các đồn điền, hầm mỏ.
  • B. Nhiều nhà máy, công xưởng ở các đô thị mở rộng quy mô sản xuất.
  • C. Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ.
  • D. Cách mạng công nghiệp làm thay đổi căn bản xã hội của các nước tư bản.

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình cảnh của giai cấp công nhân?

  • A. Lương lao động thấp.
  • B. Thời gian lao động nhiều.
  • C. Điều kiện sống và làm việc tồi tàn.
  • D. Phụ nữ và trẻ em được làm các công việc nhẹ.

Câu 19: Tình cảnh giai cấp công nhân Anh là tác phẩm do ai biên soạn?

  • A. C. Mác.
  • B. Ph. Ăng-ghen.
  • C. V. I. Lê-nin.
  • D. G. Rút-xô.

Câu 20: Tổ chức Quốc tế thứ nhất được thành lập vào thời gian nào?

  • A. 1844.
  • B. 1848.
  • C. 1889.
  • D. 1864.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác