Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo cuối học kì 2 (Đề số 2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 cuối học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Các thành tựu khoa học, kĩ thuật thế kỉ XVIII - XIX đã tác động trực tiếp đến đời sống xã hội loài người, đưa nhân loại bước vào thời đại
- A. văn minh nông nghiệp.
B. văn minh công nghiệp.
- C. văn minh hậu công nghiệp.
- D. văn minh thông tin.
Câu 2: Bộ tiểu thuyết “Những người khốn khổ” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn nào?
A. Vích-to Huy-gô.
- B. Lép Tôn-xtôi.
- C. H. Ban-dắc.
- D. Lo Bai-rơn.
Câu 3: Nhà văn Lép Tôn-xtôi là tác giả của tác phẩm nào dưới đây?
- A. “Những người khốn khổ”.
B. “Chiến tranh và hòa bình”.
- C. “Đông Gioăng”.
- D. “Tấn trò đời”.
Câu 4: Vở ba-lê “Kẹp hạt dẻ” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của
- A. V.A. Mô-da.
- B. L. Bét-tô-ven.
C. P.I. Tri-cốp-xki.
- D. Ph. Sô-panh.
Câu 5: Sự phát triển của văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX không mang lại tác động nào dưới đây?
- A. Hình thành quan điểm tư tưởng của tầng lớp tư sản.
- B. Phản ánh mặt trái của chủ nghĩa tư bản, bênh vực người nghèo.
- C. Ca ngợi chủ nghĩa tư bản, bảo vệ quyền lợi của những người giàu có.
D. Tác động trực tiếp đến cuộc đấu tranh chống áp bức của người lao động.
Câu 6: Cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc được châm ngòi bởi sự kiện nào dưới đây?
- A. Viên Thế Khải ép vua Phổ Nghi phải thoái vị.
- B. Liên quân 8 nước đế quốc tấn công kinh thành Bắc Kinh.
C. Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”.
- D. Nhà Thanh kí Điều ước Tân Sửu, đầu hàng đế quốc xâm lược.
Câu 7: Ngày 10/10/1911, Trung Quốc Đồng minh hội phát động cuộc khởi nghĩa ở đâu?
A. Vũ Xương.
- B. Nam Kinh.
- C. Tứ Xuyên.
- D. Hà Bắc.
Câu 8: Sắp xếp các dữ kiện sau theo tiến trình của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911):
1. Trung Quốc Đồng minh hội phát động cuộc khởi nghĩa ở Vũ Xương. Phong trào đấu tranh nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc.
2. Nhà nước Trung Hoa Dân quốc được thành lập do Tôn Trung Sơn làm tổng thống lâm thời.
3. Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”.
4. Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc.
- A. 4 => 1 => 3 => 2.
B. 3 => 1 => 2 => 4.
- C. 3 => 2 => 4 => 1.
- D. 3 => 4 => 1 => 2.
Câu 9: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911?
- A. Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
- B. Là một cuộc “thức tỉnh” về ý thức dân tộc, dân chủ của nhân dân Trung Quốc.
C. Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho Trung Quốc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- D. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Câu 10: Nội dung nào không phản ánh đúng những hạn chế của cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911?
- A. Chưa thủ tiêu triệt để giai cấp phong kiến.
- B. Chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- C. Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.
D. Không đưa đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Câu 11: Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là
- A. Hàm Nghi.
- B. Minh Mệnh.
- C. Thành Thái.
D. Gia Long.
Câu 12: Dưới thời nhà Nguyễn, kinh đô của Việt Nam được đặt ở đâu?
- A. Thăng Long.
- B. Gia Định.
C. Phú Xuân.
- D. Thanh Hóa.
Câu 13: Năm 1804, nhà Nguyễn đổi tên nước thành
A. Việt Nam.
- B. Đại Việt.
- C. Nam Việt.
- D. An Nam.
Câu 14: Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, đứng đầu khu vực Bắc thành và Gia Định thành là
A. Tổng trấn.
- B. Trấn thủ.
- C. Tuần phủ.
- D. Huyện lệnh.
Câu 15: Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, đứng đầu khu vực Bắc thành và Gia Định thành là
- A. Tổng trấn.
- B. Trấn thủ.
C. Tuần phủ.
- D. Huyện lệnh.
Câu 16: Ở In-đô-nê-xi-a, cuộc khởi nghĩa nông dân đảo Gia-va do Sa-min lãnh đạo diễn ra vào thời gian nào?
A. 1890 - 1907.
- B. 1873 - 1903.
- C. 1892 - 1896.
- D. 1896 - 1897.
Câu 17: Ở Phi-líp-pin,trong những năm 1896 - 1897 đã diễn ra cuộc đấu tranh nào dưới đây?
A. Khởi nghĩa của Bô-ni-pha-xi-ô.
- B. Phong trào Cần vương.
- C. Khởi nghĩa Yên Thế.
- D. Khởi nghĩa của A-cha-xoa.
Câu 18: Ở Campuchia, trong những năm 1864 - 1865 đã diễn ra cuộc đấu tranh nào dưới đây?
- A. Khởi nghĩa Yên Bái.
- B. Phong trào Cần vương.
- C. Khởi nghĩa Yên Thế.
D. Khởi nghĩa của A-cha-xoa.
Câu 19: Người đại diện cho xu thế ôn hòa trong phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-líp-pin là
- A. Bô-ni-pha-xi-ô.
- B. Si-vô-tha.
C. Hô-xê Ri-xan.
- D. A-cha-xoa.
Câu 20: Sau khi thoát khỏi ách cai trị của thực dân Tây Ban Nha, Phi-líp-pin bị đế quốc nào thôn tính?
- A. Anh.
- B. Pháp.
- C. Đức.
D. Mĩ.
Bình luận