Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo cuối học kì 2 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 cuối học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong quá trình cai trị Ấn Độ, thực dân Anh không thực hiện chính sách nào dưới đây?

  • A. Khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo.
  • B. “Ngu dân”, khuyến khích những tập quán lạc hậu.
  • C. Vơ vét nguồn nguyên liệu, bóc lột nhân công.
  • D. Áp đặt và củng cố quyền cai trị gián tiếp ở Ấn Độ.

Câu 2: Năm 1885, giai cấp tư sản Ấn Độ đã thành lập tổ chức nào?

  • A. Đảng Quốc đại.
  • B. Đảng xã hội dân chủ.
  • C. Đảng dân chủ tự do.
  • D. Đảng Cộng hòa.

Câu 3: Trong những năm 1885 - 1905, Đảng Quốc đại chủ yếu sử dụng phương pháp đấu tranh nào để chống lại thực dân Anh?

  • A. Dùng bạo lực cách mạng để đấu tranh lật đổ thực dân Anh.
  • B. Đấu tranh ôn hòa, đòi chính quyền Anh thực hiện cải cách.
  • C. Đấu tranh chính trị, ngoại giao kết hợp với khởi nghĩa vũ trang.
  • D. Tẩy chay hàng hóa, bất hợp tác với chính quyền thực dân Anh.

Câu 4: Trong những năm 1905 - 1911, Đảng Quốc đại đã lãnh đạo nhân dân Ấn Độ thực hiện cuộc đấu tranh nào dưới đây?

  • A. Khởi nghĩa Xi-pay.
  • B. Phong trào bất bạo động.
  • C. Đấu tranh chống chia cắt xứ Ben-gan.
  • D. Phong trào Thái bình Thiên quốc.

Câu 5: Trong quá trình khai thác thuộc địa Ấn Độ, trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thực dân Anh đã thực hiện chính sách nào dưới đây?

  • A. Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền.
  • B. Phát triển công nghiệp chế biến.
  • C. Mở mang giao thông vận tải.
  • D. Đẩy mạnh hoạt động khai thác mỏ.

Câu 6:  Nội dung nào không phản ánh đúng những bài học kinh nghiệm Việt Nam có thể học hỏi được từ cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản để phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?

  • A. Quan tâm, đầu tư phát triển giáo dục, coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
  • B. Tiếp nhận, học hỏi có chọn lọc những giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới.
  • C. Cải biến các giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới cho phù hợp với Việt Nam.
  • D. Hạn chế sự giao lưu với thế giới bên ngoài để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 7: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quá trình tập trung tư bản và tập trung sản xuất, đưa tới sự xuất hiện của các công ti độc quyền là một biểu hiện của việc Nhật Bản đã

  • A. xóa bỏ được các hiệp ước bất bình đẳng.
  • B. phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa.
  • C. duy trì được chế độ quân chủ chuyên chế.
  • D. chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Câu 8: Trong những năm 1904 - 1905 Nhật Bản tiến hành cuộc chiến tranh với đế quốc nào?

  • A. Hà Lan.
  • B. Mĩ.
  • C. Anh.
  • D. Nga.

Câu 9: Đến đầu thế kỉ XX, thuộc địa của đế quốc Nhật Bản được mở rộng, bao gồm

  • A. vùng châu thổ sông Dương Tử và các nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
  • B. vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Đông Bắc Trung Quốc.
  • C. Đài Loan, bán đảo Liêu Đông, cảng Lữ Thuận, Triều Tiên, Sơn Đông,...
  • D. vùng châu thổ sông Dương Tử và vùng Đông Bắc của Trung Quốc.

Câu 10: Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đầu thế kỉ XX là gì?

  • A. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.
  • B. Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
  • C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
  • D. Giúp các nước châu Á bảo vệ độc lập.

Câu 11:  Đến cuối thế kỉ XIX, vùng Sơn Đông của Trung Quốc đã trở thành khu vực ảnh hưởng của đế quốc nào?

  • A. Anh.
  • B. Pháp.
  • C. Đức.
  • D. Nga.

Câu 12:  Đến cuối thế kỉ XIX, đế quốc Nga và Nhật Bản đã chiếm được vùng đất nào của Trung Quốc?

  • A. Sơn Đông.
  • B. Đông Bắc.
  • C. Châu thổ sông Trường Giang.
  • D. Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây.

Câu 13: Bản Hiệp ước nào dưới đây đánh dấu Trung Quốc chính thức trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa?

  • A. Hiệp ước Tân Sửu.
  • B. Hiệp ước Nam Kinh.
  • C. Hiệp ước Hoàng Phố.
  • D. Hiệp ước Nhâm Tuất.

Câu 14:Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội (thành lập vào tháng 8/1905) là chính đảng của giai cấp

  • A. vô sản Trung Quốc.
  • B. nông dân Trung Quốc.
  • C. tư sản dân tộc Trung Quốc.
  • D. trí thức tiểu tư sản Trung Quốc.

Câu 15: Năm 1911, Trung Quốc Đồng minh hội đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc cách mạng nào?

  • A. Cách mạng Tân Hợi.
  • B. Cách mạng tháng Mười.
  • C. Cách mạng tháng Tám.
  • D. Cách mạng nhung.

Câu 16: Đ. I. Men-đê-lê-ép là tác giả của thành tựu khoa học nào sau đây?

  • A. Thuyết tiến hóa.
  • B. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
  • C. Thuyết tương đối.
  • D. Định luật bảo toàn năng lượng.

Câu 17: Bức tranh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến thành tựu khoa học nào?

  • A. Thuyết vạn vật hấp dẫn.
  • B. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
  • C. Thuyết tiến hóa.
  • D. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Câu 18: Những nhà khoa học nào đã tìm ra năng lượng phóng xạ vào năm 1898?

  • A. G. Men-đen và Pi-e Quy-ri.
  • B. Pi-e Quy-ri và Ma-ri Qui-ri.
  • C. Đ.I. Men-đê-lê-ép và Ma-ri Qui-ri.
  • D. Ma-ri Qui-ri và Sác-lơ Đác-uy.

Câu 19:  Trên lĩnh vực khoa học xã hội, phát minh lớn nhất của nhân loại trong thế kỉ XVIII - XIX là

  • A. học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng.
  • B. học thuyết về di truyền học.
  • C. học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học.
  • D. học thuyết về sự tiến hóa của các loài sinh vật.

Câu 20: Những nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực tâm lí học là

  • A. I. Páp-lốp và S. Phroi.
  • B. A. Xmit và D. Ri-các-đô.
  • C. L. Phoi-ơ-bách và G. Hê-ghen.
  • D. C. Mác và Ph.Ăng-ghen.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác