Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 6 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 6 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là:
- A. Du lịch biển.
- B. Thủ công nghiệp.
- C. Chế tác kim hoàn.
D. Nông nghiệp trồng lúa nước.
Câu 2: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa:
- A. Sản phẩm làm ra không chỉ phục vụ đời sống hằng ngày mà còn được dùng để trao đổi buôn bán trong nước với các nước khác.
B. Người Chăm-pa bán những sản phẩm nổi tiếng của miền nhiệt đới như trầm hương, vàng, bạc, hổ phách,…để đổi lấy nho, ô-liu,…(từ các nước phương Tây).
- C. Người Chăm giỏi nghề đi biển.
- D. Vương quốc Chăm-pa là một trung tâm buôn bán quốc tế thời bấy giờ, kết nối với Trung Hoa, Ấn Độ và các nước Ả Rập.
Câu 3: Ý nào dưới đây không đúng về các thành tựu văn hóa của Chăm-pa:
- A. Cư dân Chăm-pa có thói quen ở nhà sàn.
B. Từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Phạn.,
- C. Người Chăm xưa thờ tín ngưỡng đa thần (thần Núi, thần Nước, thần Lúa, thần Biển,…).
- D. Kiến trúc và điêu khắc Chăm-pa được thể hiện qua các đền, tháp thờ thần, Phật như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đông Dương (Quảng Nam).
Câu 4: Phần không thể thiếu trong lễ hội của cư dân Chăm-pa là:
- A. Nhảy múa.
- B. Cúng tế.
- C. Âm nhạc.
D. Cúng tế và âm nhạc.
Câu 5: So với Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm khác biệt là:
A. Phát triển khai thác lâm sản và xây dựng đền tháp.
- B. Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò.
- C. Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công và đánh cá.
- D. Đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh.
Câu 6: Văn hóa Chăm-pa chịu ảnh hưởng đậm nét của nền văn hóa:
- A. Trung Quốc.
- B. Ai Cập.
C. Ấn Độ.
- D. Ả Rập.
Câu 7: Chữ viết của người Chăm-pa bắt nguồn từ:
- A. Chữ Hán của người Trung Quốc.
- B. Chữ Nôm của người Việt Nam.
- C. Chữ Pali của người Ấn Độ.
D. Chữ Phạn của người Ấn Độ.
Câu 8: Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn nằm ở tỉnh:
- A. Quãng Ngãi.
B. Quảng Nam.
- C. Quảng Trị.
- D. Quảng Bình.
Câu 9: Bảo tàng điêu khắc Chăm là một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn, trưng bày nghệ thuật điêu khắc của cư dân Chăm-pa cổ nằm tại:
- A. Quảng Ngãi.
- B. Quảng Nam.
C. Đà Nẵng.
- D. Bình Định.
Câu 10: Thương cảng Óc Eo thuộc tỉnh nào Việt Nam này nay:
- A. Sóc Trăng.
B. An Giang.
- C. Cần Thơ
- D. Long An.
Câu 11: Lãnh thổ chủ yếu của Vương quốc Phù Nam thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
- A. Tây Nguyên.
B. Nam Bộ.
- C. Nam Trung Bộ.
- D. Tây Nam Bộ.
Câu 12: Vương quốc Phù Nam dần bị suy yếu và thôn tính bởi:
- A. Chăm-pa.
- B. Ấn Độ.
C. Chân Lạp.
- D. Trung Quốc.
Câu 13: Biểu hiện chứng tỏ cư dân Chăm-pa có sự học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa đất nước mình là:
- A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa.
- B. Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa tảng người chết.
C. Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
- D. Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh.
Câu 14: Hoạt động kinh tế nào không phải là của cư dân Chăm-pa:
- A. Trồng lúa nước ở các cánh đồng dọc lưu vực các con sông.
- B. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm gồm, trang sức, dụng cụ sản xuất.
- C. Khai thác sản vật rừng và biển.
D. Trồng nho, ô-liu.
Câu 15: Ở Vương quốc Phù Nam, dấu ấn của đời sống sông nước được thể hiện như thế nào?
- A. Có tín ngưỡng đa thần, tiêu biểu là thờ thần Mặt Trời.
- B. Phật giáo và Ấn Độ giáo sớm được du nhập vào Phù Nam.
C. Làm nhà sàn trên kênh rạch, đi lại chủ yếu bằng mảng, ghe thuyền.
- D. Nghề tạc tượng các vị thần, Phật rất phát triển, mang phong cách riêng.
Câu 16: Phù Nam bắt đầu mở rộng lãnh thổ, chinh phục các xứ lân bang vào:
A. Thế kỉ III.
- B. Cuối thế kỉ III.
- C. Thế kỉ IV
- D. Cuối thế kỉ IV.
Câu 17: Sản phẩm mà cư dân Chăm-pa làm ra nhằm mục đích:
- A. Phục vụ cuộc sống hằng ngày.
- B. Phục vụ cuộc sống hằng ngày và cống nạp cho Trung Quốc.
- C. Trao đổi buôn bán trong nước và với các nước khác.
D. Phục vụ cuộc sống hằng ngày và trao đổi, buôn bán trong, ngoài nước.
Câu 18: Điểm khác biệt về văn hóa của cư dân Văn Lang, Âu Lạc so với cư dân Cham-pa?
- A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hin-đu giáo và Phật giáo.
- B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.
- C. Phổ biến tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc
D. Sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn của người Ấn Độ.
Câu 19: Huyện Tượng Lâm là địa bàn sinh sống của người Chăm cổ với nền văn hóa:
- A. Đồng Đậu.
- B. Gò Mun.
C. Sa Huỳnh.
- D. Hoà Bình.
Câu 20: Công trình văn hóa Chăm được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới là:
A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
- B. Tháp Chăm (Phan Rang).
- C. Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế).
- D. Tháp Hòa Lai (Ninh Thuận).
Câu 21: Đặc điểm của vùng đất là địa bàn của vương quốc cổ Phù Nam là:
A. Thường bị ngập vào mùa mưa khi nước sông dâng lên cao và bị xâm nhập mặn từ biển vào mùa khô.
- B. Có phù sa màu mỡ, lớp đất tơi xốp từ sông Mê Công.
- C. Quanh năm khô, hạn.
- D. Bị xâm nhập mặn từ biển vào.
Câu 22: Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng:
- A. Thế kỉ I TCN.
B. Thế kỉ I.
- C. Thế kỉ II.
- D. Thế kỉ III.
Câu 23: Thương cảng nổi tiếng và quan trọng hơn cả ở vương quốc cổ Phù Nam là:
A. Óc Eo.
- B. Sin-ha-pu-ra.
- C. Ăng-co Bo-rây.
- D. Cả A và C đều đúng.
Câu 24: Từ thế kỉ thứ III đến thế kỉ thứ V, Phù Nam:
- A. Dần suy yếu và bị một vương quốc của người Khơ-me thôn tính.
- B. Là một trong những nước có phạm vi lãnh thổ lớn nhất Đông Nam Á.
- C. Chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Óc Eo.
D. Quốc gia phát triển nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Câu 25: Hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam là:
A. Sản xuất nông nghiệp.
- B. Đánh bắt thủy hải sản.
- C. Chế tác kim hoàn, sản xuất thủ công.
- D. Ngoại thương đường biển.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận