Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 6 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 6 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Người xưa làm ra lịch bằng cách:
- A. Quan sát tính toán được quy luật chuyển động của Mặt trăng quay quanh Trái đất.
- B. Quan sát được sự chuyển động của các vì sao.
- C. Quan sát tính toán được quy luật chuyển động của Trái đất quay quanh Mặt trời.
D. Quan sát tính toán được quy luật chuyển động của Mặt trăng quay quanh Trái đất và quan sát tính toán được quy luật chuyển động của Trái đất quay quanh Mặt trời.
Câu 2: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về thời gian trong lịch sử:
- A. Dựa vào quan sát và tính toán, người xưa đã phát hiện quy luật di chuyển của Mặt trăng, Trái đất và Mặt trời để tính thời gian và làm ra lịch.
- B. Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của dương lịch gọi là Công lịch.
- C. Hiện nay, ở Việt Nam, Công lịch được dùng chính thức trong văn bản của nhà nước, tuy nhiên, âm lịch vẫn được sử dụng rộng rãi trong nhân dân.
D. Âm lich là cách tính thời gian theo chu kì Mặt trăng quay xung quanh Trái đất. Thời gian Mặt trăng chuyển động hết một vòng quanh Trái đất là một tháng.
Câu 3: Thế giới cần một thứ lịch chung vì:
- A. Sự giao lưu giữa các nước, các dân tộc, các khu vực ngày càng mở rộng.
- B. Âm lịch và dương lịch đều là những bộ lịch chưa chính xác.
C. Thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi, đa số các quốc gia.
- D. Các dân tộc có xu hướng liên kết với nhau.
Câu 4: Trên tờ lich của Việt Nam đều có ghi cả âm lịch và dương lịch vì:
- A. Cả âm lịch và dương lịch đều chính xác như nhau.
- B. Ở nước ta vẫn dùng hai loại lịch âm và lịch dương song song nhau.
- C. Âm lịch theo phương Đông, dương lịch theo phương Tây.
D. Nước ta dùng dương lịch theo lịch chung của thế giới, nhưng trong nhân dân vẫn dùng âm lịch theo truyền thống.
Câu 5: Con người sáng tạo ra các cách tính thời gian phổ biến trên thế giới dựa trên cơ sơ:
- A. Sự lên xuống của thủy triều.
- B. Các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp.
C. Sự di chuyển của Mặt trăng quanh Trái đất và sự di chuyển của Trái đất quanh Mặt trời.
- D. Quan sát sự chuyển động của các vì sao.
Câu 6: Dựa vào cách tính thời gian trong lịch sử, cách tính nào sau đây là đúng:
A. Với những năm trước Công nguyên, ta sẽ lấy năm đó cộng với năm hiện tại.
- B. Với những năm trước Công nguyên, ta sẽ lấy năm hiện tại trừ đi năm đó.
- C. Với những năm Công nguyên, ta sẽ lấy năm hiện tại cộng với năm đó.
- D. Với những năm Công nguyên, ta sẽ lấy năm đó trừ đi năm hiện tại.
Câu 7: Sự kiện nào sau đây không được gọi là lịch sử:
- A. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
- B. Ngày 30-4-1975 là ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
- C. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40.
D. Sự xuất hiện của thế hệ máy tính vào năm 2025.
Câu 8: Các dân tộc trên thế giới có mấy cách làm lịch chính:
- A. 4
- B. 3
C. 2
- D. 1.
Câu 9: Dương lịch được tính theo:
A. Chu kì chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.
- B. Chu kì chuyển động của Mặt trời quanh Trái đất.
- C. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Mặt trời.
- D. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất.
Câu 10: Thời gian Mặt trăng chuyển động hết một vòng quanh Trái đất là:
- A. 1 ngày.
- B. 1 tuần.
C. 1 tháng.
- D. 1 năm.
Câu 11: Người xưa dựa vào yếu tố nào của Mặt trời để tính thời gian trong ngày bằng đồng hồ Mặt trời:
A. Bóng của Mặt trời.
- B. Khả năng chiếu sáng của Mặt trời.
- C. Tia sáng của Mặt trời.
- D. Thời gian quay của mặt trời
Câu 12: Ngoài cách tính thời gian là ngày, tháng, năm người ta còn sử dụng những đơn vị tính:
- A. Thập kỉ.
- B. Thế kỉ.
- C. Thiên niên kỉ.
D. Thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ
Câu 13: Các yếu tố cơ bản của sử kiện lịch sử là:
- A. Thời gian và các nhân vật.
- B. Con người và sự kiện liên quan.
- C. Không gian và các yếu tố con người.
D. Thời gian, không gian và con người liên quan đến sự kiện.
Câu 14: Trong nhà trường phổ thông, Lịch sử là môn học:
- A. Tìm hiểu các cuộc chiến tranh của nhân loại.
- B. Tìm hiểu những tấm gương anh hùng trong quá khứ.
- C. Ghi lại các sự kiện đã diễn ra theo trình tự thời gian.
D. Tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của xã hội loài người.
Câu 15: Thời gian Trái đất chuyển động hết một vòng quanh Mặt trời là:
A. 1 năm.
- B. 1 tháng.
- C. 1 tuần.
- D. 1 ngày.
Câu 16: Người xưa dựa vào quy luật chuyển động của những đối tượng nào để làm ra lịch?
A. Trái đất, Mặt Trăng, Mặt Trời.
- B. Sao băng, sao chổi.
- C. Sao Thủy, Sao Kim.
- D. Trái Đất, Mặt Trăng.
Câu 17: Một thập kỉ gồm:
A. 10 năm.
- B. 100 năm.
- C. 1 000 năm.
- D. 10 000 năm.
Câu 18: 100 năm được gọi là:
- A. Một thập kỉ.
B. Một thế kỉ.
- C. Một thiên niên kỉ.
- D. Hai thế kỉ
Câu 19: Một thiên niên kỉ bằng:
- A. 10 000 năm.
B. 1 000 năm.
- C. 100 năm.
- D. 10 năm.
Câu 20: Công lịch là loại lịch dung ở:
- A. Châu Âu.
- B. Châu Á.
- C. Châu Mĩ.
D. Trên thế giới.
Câu 21: Theo tương truyền, năm đầu tiên của Công nguyên là năm:
- A. Đức Phật ra đời.
B. Chúa Giê-su ra đời.
- C. Chúa Giê-su qua đời.
- D. Nguyệt thực toàn phần.
Câu 22: Công lịch được dùng cho đến:
- A. Hết thời cổ đại.
- B. Hết thời cận đại.
- C. Hết thời trung đại.
D. Cho đến ngày nay.
Câu 23: Khởi nghĩa Lý Bí năm 542 cách năm 2017:
- A. 1473 năm.
- B. 1476 năm.
C. 1475 năm.
- D. 1477 năm.
Câu 24: Chủ thể sáng tạo ra lịch sử là:
A. Con người.
- B. Thượng đế.
- C. Vạn vật.
- D. Chúa trời.
Câu 25: Lịch sử được hiểu là:
A. Tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
- B. Những chuyện cổ tích được kể truyền miệng.
- C. Những bản ghi chép hay tranh, ảnh còn được lưu giữ lại.
- D. Sự tưởng tượng của con người về quá khứ của mình.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận