Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 6 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 6 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Người xưa làm ra lịch bằng cách:

  • A. Quan sát tính toán được quy luật chuyển động của Mặt trăng quay quanh Trái đất. 
  • B. Quan sát được sự chuyển động của các vì sao. 
  • C. Quan sát tính toán được quy luật chuyển động của Trái đất quay quanh Mặt trời.
  • D. Quan sát tính toán được quy luật chuyển động của Mặt trăng quay quanh Trái đất và quan sát tính toán được quy luật chuyển động của Trái đất quay quanh Mặt trời.

Câu 2: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về thời gian trong lịch sử:

  • A. Dựa vào quan sát và tính toán, người xưa đã phát hiện quy luật di chuyển của Mặt trăng, Trái đất và Mặt trời để tính thời gian và làm ra lịch. 
  • B. Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của dương lịch gọi là Công lịch. 
  • C. Hiện nay, ở Việt Nam, Công lịch được dùng chính thức trong văn bản của nhà nước, tuy nhiên, âm lịch vẫn được sử dụng rộng rãi trong nhân dân.
  • D. Âm lich là cách tính thời gian theo chu kì Mặt trăng quay xung quanh Trái đất. Thời gian Mặt trăng chuyển động hết một vòng quanh Trái đất là một tháng. 

Câu 3: Con người sáng tạo ra các cách tính thời gian phổ biến trên thế giới dựa trên cơ sơ:

  • A. Sự lên xuống của thủy triều.
  • B. Các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp.
  • C. Sự di chuyển của Mặt trăng quanh Trái đất và sự di chuyển của Trái đất quanh Mặt trời.
  • D. Quan sát sự chuyển động của các vì sao.

Câu 4: Trên tờ lich của Việt Nam đều có ghi cả âm lịch và dương lịch vì:

  • A. Cả âm lịch và dương lịch đều chính xác như nhau.
  • B. Ở nước ta vẫn dùng hai loại lịch âm và lịch dương song song nhau. 
  • C. Âm lịch theo phương Đông, dương lịch theo phương Tây. 
  • D. Nước ta dùng dương lịch theo lịch chung của thế giới, nhưng trong nhân dân vẫn dùng âm lịch theo truyền thống.

Câu 5: Năm 179 TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta. Khoảng thời gian theo thế kỉ, theo năm của sự kiện so với năm 2013 là:

  • A. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2 102 năm.
  • B. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2 192 năm.
  • C. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ III TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 3 000 năm.
  • D. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2 000 năm.

Câu 6: Dương lịch được tính theo:

  • A. Chu kì chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời. 
  • B. Chu kì chuyển động của Mặt trời quanh Trái đất. 
  • C. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Mặt trời. 
  • D. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất. 

Câu 7: Sự kiện nào sau đây không được gọi là lịch sử:

  • A. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
  • B. Ngày 30-4-1975 là ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
  • C. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40. 
  • D. Sự xuất hiện của thế hệ máy tính vào năm 2025. 

Câu 8: Dựa vào cách tính thời gian trong lịch sử, cách tính nào sau đây là đúng:

  • A. Với những năm trước Công nguyên, ta sẽ lấy năm đó cộng với năm hiện tại.
  • B. Với những năm trước Công nguyên, ta sẽ lấy năm hiện tại trừ đi năm đó.
  • C. Với những năm Công nguyên, ta sẽ lấy năm hiện tại cộng với năm đó.
  • D. Với những năm Công nguyên, ta sẽ lấy năm đó trừ đi năm hiện tại.

Câu 9: Một bình gốm được chôn dưới đất năm 1 885 TCN. Theo cách tính của các nhà khảo cổ học, bình gốm đó đã nằm dưới đất 3 877 năm. Các nhà khoa học đã phát hiện ra bình gốm vào năm:

  • A. 2002.
  • B. 1992.
  • C. 1995.
  • D. 2005.

Câu 10: Trong nhà trường phổ thông, Lịch sử là môn học:

  • A. Tìm hiểu các cuộc chiến tranh của nhân loại.
  • B. Tìm hiểu những tấm gương anh hùng trong quá khứ.
  • C. Ghi lại các sự kiện đã diễn ra theo trình tự thời gian.
  • D. Tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của xã hội loài người. 

Câu 11: Thời gian Mặt trăng chuyển động hết một vòng quanh Trái đất là:

  • A. 1 ngày. 
  • B. 1 tuần.
  • C. 1 tháng.
  • D. 1 năm. 

Câu 12: Thế giới cần một thứ lịch chung vì:

  • A. Sự giao lưu giữa các nước, các dân tộc, các khu vực ngày càng mở rộng. 
  • B. Âm lịch và dương lịch đều là những bộ lịch chưa chính xác. 
  • C. Thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi, đa số các quốc gia. 
  • D. Các dân tộc có xu hướng liên kết với nhau. 

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc học lịch sử:

  • A. Giúp đúc kết bài học từ quá khứ, phục vụ hiện tạo, xây dựng tương lai.
  • B. Giúp hiểu được cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ, quê hương.
  • C. Giúp hiểu được sự hình thành, phát triển của khoa học tự nhiên.
  • D. Giúp tìm hiểu sự hình thành, phát triển của lịch sử dân tộc và nhân loại. 

Câu 14: Người xưa dựa vào yếu tố nào của Mặt trời để tính thời gian trong ngày bằng đồng hồ Mặt trời:

  • A. Bóng của Mặt trời.
  • B. Khả năng chiếu sáng của Mặt trời.
  • C. Tia sáng của Mặt trời.
  • D. Thời gian quay của mặt trời 

Câu 15: Máy tính đầu tiên trên thế giới – ENIAC (1946) và máy tính xách tay hiện nay giúp em hiểu biết về:

  • A. Sự xuất hiện của máy tính điện tử trên thế giới.
  • B. Sự thay đổi của các loại máy tính điện tử qua thời gian.
  • C. Đặc điểm của các thế hệ máy tính điện tử. 
  • D. Sự thay đổi của máy tính điện tử qua thời gian, đó chính là lịch sử phát triển của máy tính điện tử. 

Câu 16: Thời gian Trái đất chuyển động hết một vòng quanh Mặt trời là:

  • A. 1 năm.
  • B. 1 tháng.
  • C. 1 tuần.
  • D. 1 ngày. 

Câu 17: Cho sự kiện sau: Bính Thìn - Thuận Thiên năm thứ 7 (1016): nhà Tống phong cho vua Lý Thái Tổ làm Nam Bình Vương. Thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của sự kiện trên so với năm nay (2021) là:

  • A. 1002 năm, 10 thế kỉ.
  • B. 1005 năm, 11 thế kỉ.
  • C. 1001 năm, 10 thế kỉ.
  • D. 1005 năm, 10 thế kỉ.

Câu 18: Các yếu tố cơ bản của sử kiện lịch sử là:

  • A. Thời gian và các nhân vật.
  • B.  Con người và sự kiện liên quan.
  • C.  Không gian và các yếu tố con người.
  • D. Thời gian, không gian và con người liên quan đến sự kiện.

Câu 19: Lịch sử được hiểu là:

  • A. Tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
  • B. Những chuyện cổ tích được kể truyền miệng.
  • C. Những bản ghi chép hay tranh, ảnh còn được lưu giữ lại.
  • D. Sự tưởng tượng của con người về quá khứ của mình. 

Câu 20: Sự kiện lịch sử có thể chia thành những loại:

  • A. Lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc, lịch sử loài người.
  • B. Lịch sử dòng họ, lịch sử làng xã, lịch sử thế giới.
  • C. Lịch sử thế giới, lịch sử quốc gia, lịch sử gia đình.
  • D. Lịch sử chính trị, lịch sử văn hóa xã hội, lịch sử văn minh nhân loại.

Câu 21: Phân môn Lịch sử mà chúng ta được học là:

  • A. Môn học tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện cho đến ngày nay.
  • B. Môn học tìm hiểu lịch sử thay đổi của Trái đất dưới sự tác động của con người.
  • C. Môn học tìm hiểu tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
  • D. Môn học tìm hiểu những chuyện cổ tích do người xưa để lại. 

Câu 22: Nguyên nhân chính nào khiến xã hội loài người không ngừng biến đổi và phát triển?

  • A. Sự sáng tạo không ngừng của con người.
  • B. Sự tiến hóa tự nhiên của con người qua thời gian.
  • C. Sự đoàn kết giữa các dân tộc giúp nâng cao đời sống.
  • D. Con người tìm ra nhiều vật liệu xây dựng mới.

Câu 23: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc học lịch sử:

  • A. Học lịch sử để biết được cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ và dân tộc.
  • B. Học lịch sử để biết được quá trình tiến hóa của muôn loài.
  • C. Học lịch sử để biết được quá trình hình thành và phát triển của mỗi ngành, lĩnh vực.
  • D. Học lịch sử để đúc kết bài học kinh nghiệm của quá khứ phục vụ cho hiện tại và xây dựng tương lai. 

Câu 24: Năm 938 thuộc thế kỉ, thiên niên kỉ:

  • A. Thế kỉ XI, thiên niên kỉ I.
  • B. Thế kỉ X, thiên niên kỉ I.
  • C. Thế kỉ IX, thiên niên kỉ II.
  • D. Thế kỉ IX, thiên niên kỉ I.

Câu 25: Ngày lễ ở nước ta được tính theo Âm lịch là:

  • A. Ngày Nhà giáo Việt Nam.
  • B. Ngày Quốc khách.
  • C. Tết Nguyên đán.
  • D. Ngày Thương binh liệt sĩ.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo