Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 6 cánh diều học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 6 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Các vương quốc Đông Nam Á thường hình thành tại địa bàn:

  • A. Lưu vực các con sông lớn và đảo lớn. 
  • B. Thượng nguồn các con sông lớn và các đảo lớn.
  • C. Ven biển.
  • D. Vùng núi và cao nguyên. 

Câu 2: Nét tương đồng về kinh tế của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á so với Hy Lạp và La Mã cổ đại là:

  • A. Kinh tế nông nghiệp phát triển.
  • B. Các nghề thủ công, đúc đồng rèn sắt giữ vị trí rất quan trọng. 
  • C. Thương mại đường biển thông qua các hải cảng.
  • D. Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp giữ vai trò chủ đạo. 

Câu 3: Đông Nam Á là quê hương của loại cây trồng:

  • A. Cây lúa.
  • B. Cây lúa nước.
  • C. Cây gia vị.
  • D. Cây lương thực. 

Câu 4: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa lớn, nên Đông Nam Á thích hợp cho sự phát triển loại cây trồng:

  • A. Lúa nước.
  • B. Chà là.
  • C. Nho. 
  • D. Ô-liu.

Câu 5: Hai thành tựu nổi bật nhất của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á là:

  • A. Thủ công nghiệp và khai thác khoáng sản. 
  • B. Nông nghiệp trồng lúa nước và buôn bán đường biển.
  • C. khai thác khoáng sản và trao đổi hàng hóa bằng đường biển.
  • D. Trồng trọt và chăn nuôi. 

Câu 6: “Phía đông đảo Booc-nê-ô (Ma-lai-xi-a) đã phát hiện được bảy chiếc cột đá có khắc chữ San-xkrit (chữ Phạn). Hiện vật gồm (Hán) trong những mộ táng ở Booc-nê-ô cho thấy mối quan hệ buôn bán với Trung Quốc từ thời nhà Hán. Ở Thái Lan, tại di chỉ khảo cổ Pông-túc (thế kỉ II-IV) đã phát hiện được một số mảnh gốm, một số pho tượng Phật nhỏ bằng đồng”. Đoạn tư liệu này chứng tỏ từ những thế kỉ đầu Công nguyên, Đông Nam Á đã có sự giao lưu kinh tế, văn hóa với:

  • A. Ấn Độ, Trung Quốc. 
  • B. Nhật Bản. 
  • C. Châu Phi. 
  • D. Tây Á. 

Câu 7: “Đế quốc của nhà vua rất đông dân cư…Nhà vua có nhiều loại dầu thơm và cây thuốc mà không một ông vua nào có được. Đất đai sản sinh ra long não, trầm hương, đinh hương, đàn hương, đậu khấu, sa nhân,…”. Lời nhận xét của nhà địa lí Ả-Rập trong đoạn trích thể hiện Vương quốc Sri Vi-giay-a rất hấp dẫn thương nhân nước ngoài bởi:

  • A. Sự giàu có về kinh tế. 
  • B. Sự phong phú của gia vị và hương liệu.
  • C. Sự nổi tiếng về vàng, bạc. 
  • D. Sự quyền lực và giàu có của nhà vua. 

Câu 8: Người có sức mạnh và mưu lược lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt chiến đấu chống quân Tần giành thắng lợi là:

  • A. Hùng Vương.
  • B. Thục phán.
  • C. Mai Thúc Loan.
  • D. Ngô Quyền. 

Câu 9: Nước Âu Lạc ra đời vào năm:

  • A. 218 TCN.
  • B. 208 TCN.
  • C. 207 TCN.
  • D. 179 TCN. 

Câu 10: Thục Phán lên ngôi, xưng là:

  • A. Hùng Vương.
  • B. Hoàng đế.
  • C. An Dương Vương.
  • D. Thiên tử. 

Câu 11: Kinh đô của nước Âu Lạc đóng ở:

  • A. Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).
  • B. Phong Khê (Hà Nội ngày nay).
  • C. Mê Linh (Hà Nội ngày nay).
  • D. Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay). 

Câu 12: Tên những con sông lớn đem những thuận lợi, khó khăn cho cư dân Đông Nam Á:

  • A. I-ra-oa-đi.
  • B. Mê Công.
  • C. Chao Phray-a.
  • D. I-ra-oa-đi, Mê Công, Chao Phray-a.

Câu 13: Lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam ngày nay:

  • A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
  • B. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ. 
  • C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
  • C. Nam Bộ và Nam Trung Bộ. 

Câu 14: So với thời vua Hùng thì thời An Dương Vương quyền hành và tổ chức nhà nước như thế nào?

  • A. Quyền hành ngang nhau và bộ máy nhà nước như nhau.
  • B. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước như nhau.
  • C. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.
  • D. Quyền hành như nhau, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.

Câu 15: Kinh tế Âu Lạc so với thời Văn Lang:

  • A. Kém phát triển hơn.
  • B. Có nhiều tiến bộ đáng kể.
  • C. Không có gì thay đổi.
  • D. Tiến bộ vượt bậc.

Câu 16: Ý nghĩa về tên nước Âu Lạc là:

  • A. Tên Âu Lạc hay hơn tên Văn Lang. 
  • B. Kết hợp từ chữ Lạc Long Quân - Âu Cơ.
  • C. Do thần thánh sáng tạo ra.
  • D. Người Tây Âu và Lạc Việt.

Câu 17: Nghề nào sau đây không phải nghề sản xuất chính của cư dân Âu Lạc là:

  • A. Gieo trồng lúa và các loại rau, củ, quả.
  • B. Nghề gốm và xây dựng.
  • C. Luyện kim, đúc đồng.
  • D. Chế tạo vũ khí bằng đồng.

Câu 18: Thức ăn của cư dân Âu Lạc là:

  • A. Cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá.
  • B. Cơm nếp, rau quả, thịt, cá.     
  • C. Rau khoai, đậu, ngô, khoai, sắn.
  • D. Khoai, đậu, tôm, cá, ngô.

Câu 19: Các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình của người Âu Lạc được làm bằng:

  • A. Gốm, đồng.
  • B. Tre, nứa.
  • C. Mây, vỏ bầu.
  • D. Gốm, đồng, tre, nứa, mây, vỏ bầu.

Câu 20: Lễ hội nào sau đây không phải của người Âu Lạc:

  • A. Hội ngày mùa.
  • B. Hội đấu vật.
  • C. Té nước.
  • D. Đua thuyền. 

Câu 21: Vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm, lễ hội Cổ Loa được tổ chức tại:

  • A. Khu di tích Đền Hùng (Việt Trì, Phú Thọ).
  • B. Khu di tích thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
  • C. Khu di tích Thành cổ Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).
  • D. Chùa Trấn Quốc (Tây Hồ, Hà Nội). 

Câu 22: Người Lạc Việt và người Âu việt hợp nhất thành một nước có tên gọi là gì?

  • A. Văn Lang.           
  • B. Lạc Việt.            
  • C. Âu Việt.            
  • D. Âu Lạc.

Câu 23: Đánh thắng quân Tần, Thục Phán lên ngôi vua tự xưng là:

  • A. Thiên Tử.
  • B. Tiết Độ Sứ.
  • C. An Dương Vương.
  • D. Thục Phán Vương.

Câu 24: Người nắm mọi quyền hành và có quyền thế cao hợn trong việc trị nước ở Âu Lạc là:

  • A. Lạc tướng.
  • B. Hùng Vương.
  • C. An Dương Vương.
  • D. Bồ chính.

Câu 25: Vũ khí đặc sắc của nước Âu Lạc là:

  • A. Tấm che ngực.
  • B. Nỏ Liên châu.
  • C. Mũi tên đồng. 
  • D. Giáo hình lá mía.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo