Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 6 cánh diều học kì 1 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 6 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đâu không phải là nguyên nhân Ngô Quyền chủ trương xây dựng trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng:
- A. Do quân Nam Hán chắc chắn sẽ tiến vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng.
- B. Do muốn lợi dụng con nước thủy triều.
- C. Do hai bên bờ sông có thể xây dựng quân mai phục hỗ trợ thủy binh.
D. Do đã bị mất người dẫn đường là Kiều Công Tiễn.
Câu 2: Người lên thay Khúc Thừa Dụ sau khi ông qua đời là:
- A. Khúc Thừa Mỹ.
- B. Dương Đình Nghệ.
C. Khúc Hạo.
- D. Mai Thúc Loan.
Câu 3: Sau khi lên thay cha, Khúc Hạo đã:
A. Tiến hành nhiều chính sách tiến bộ.
- B. Thi hành luật pháp nghiêm khắc.
- C. Làm theo những chính sách trước kia của Khúc Thừa Dụ.
- D. Chia ruộng đất cho dân nghèo.
Câu 4: Người đã tập hợp nhân dân chiếm thành Đại La (Hà Nội) và tự xưng Tiết độ sứ là:
- A. Khúc Hạo.
B. Khúc Thừa Dụ.
- C. Ngô Quyền.
- D. Dương Đình Nghệ.
Câu 5: Người lên nối nghiệp Khúc Thừa Dụ và tiến hành nhiều chính sách tiến bộ là:
- A. Dương Đình Nghệ.
- B. Ngô Quyền.
C. Khúc Hạo.
- D. Phùng Hưng.
Câu 6: Chính quyền Khúc Hạ đã tiến hành nhiều chính sách tiến bộ trong vòng:
- A. 3 năm.
- B. 5 năm.
C. 10 năm.
- D. 15 năm.
Câu 7: Sự kiện chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc là:
- A. Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 905).
- B. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 931).
- C. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Ngô Quyền (năm 930 - 931).
D. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai - Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938).
Câu 8: Người trực tiếp chỉ huy quân Nam Hán khi xâm lược nước ta là:
- A. Triệu Đà.
B. Lưu Hoằng Tháo.
- C. Thoát Hoan.
- D. Lưu Cung.
Câu 9: Hoàng đế nhà Đường buộc phải công nhận, phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết sứ An Nam vào:
- A. Giữa năm 905.
B. Đầu năm 906.
- C. Năm 907.
- D. Năm 917.
Câu 10: Mùa thu năm 930, nhà Nam Hán đưa quân sang đánh bại chính quyền:
- A. Họ Dương.
B. Họ Khúc.
- C. Họ Ngô.
- D. Họ Nguyễn.
Câu 11: Điều nào sau đây không đúng khi nói về Dương Đình Nghệ:
- A. Là một tướng của họ Khúc – kéo quan từ Ái Châu tiến đánh và nhanh chóng làm chủ thành Đại La.
- B. Quê ở làng Giàng, tỉnh Thanh Hóa.
- C. Xưng Tiết độ sứ, khôi phục nền tự chủ vào năm 931.
D. Được chính quyền họ Dương giao quản vùng Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay).
Câu 12: Người đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân kháng chiến chống quân Nam Há và giành được thắng lợi năm 931 là:
A. Dương Đình Nghệ.
- B. Ngô Quyền.
- C. Khúc Hạo.
- D. Khúc Thừa Dụ.
Câu 13: Ngô Quyền đã chủ động lên kế hoạch chống quân Nam Hán ở:
- A. Vùng đầm Dạ Trạch.
- B. Thành Đại La.
C. Cửa biển Bạch Đằng.
- D. Cửa sông Tô Lịch.
Câu 14: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì:
- A. Tự do, tự chủ lâu dài của dân tộc.
- B. Độc lập, tự chủ trong thời gian ngắn.
- C. Đấu tranh giành quyền độc lập, tự chủ.
D. Độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.
Câu 15: Ý nào dưới đây không đúng về cải cách của Khúc Hạo:
- A. Chính quyền của Khúc Hạo đã tiến hành nhiều chính sách tiến bộ.
- B. Khúc Hạo chia đặt các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ.
C. Nhân dân tự lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán.
- D. Bình quân thuế ruộng tha bỏ lao dịch.
Câu 16: Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta thời Bắc thuộc (từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan) đã giành được kết quả:
- A. Giành được độc lập lâu dài cho dân tộc.
B. Một số cuộc khởi nghĩa giành được độc lập trong thời gian ngắn.
- C. Tất cả các cuộc nổi dậy đều bị đàn áp và thất bại ngay từ đầu.
- D. Tất cả các cuộc nổi dậy đều giành thắng lợi.
Câu 17: Cuối thế kỉ IX, đứng đầu cai trị xứ An Nam là:
- A. Viên Tiết độ sứ người Trung Quốc.
- B. Viên Tiết độ sứ người Việt.
C. Khúc Thừa Dụ.
- D. Khúc Hạo.
Câu 18: Nội dung phản ánh đúng điều kiện thuận lợi để Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ thành công là:
- A. Do sự ủng hộ của nhân dân
B. Do sự suy yếu của nhà Đường
- C. Do Khúc Thừa Dụ đã xây dựng được một lực lượng mạnh trước đó
- D. Do nền kinh tế An Nam phát triển hơn trước
Câu 19: Quân Nam Hán xâm lâm lược nước ta lần thứ hai vào năm:
- A. Năm 930.
- B. Năm 931.
- C. Năm 937.
D. Năm 938.
Câu 20: Năm 938, tướng của phương Bắc đã đem quân sang xâm lược nước ta là:
- A. Tần Thủy Hoàng.
B. Lưu Hoằng Tháo.
- C. Lưu Bang.
- D. Lý Uyên.
Câu 21: Tướng Hoằng Tháo trong trận Bạch Đằng đã:
A. Bị tử trận trong đám tàn quân.
- B. Ngụy trang trốn về nước.
- C. Bị quân ta bắt sống.
- D. Chui vào ống đồng trở về nước.
Câu 22: Thông tin nào dưới đây không đúng về Khúc Thừa Dụ:
- A. Là một hào trưởng địa phương ở Ninh Giang, Hải Dương.
- B. Nhân cơ hội nhà Đường suy yếu đã chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô hộ.
C. Tự xưng hoàng đế, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.
- D. Có con trai là Khúc Hạo – người đã tiến hành cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử.
Câu 23: Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng về nội dung của cuộc cách Khúc Hạo:
- A. Định lại mức thuế cho công bằng.
B. Bải bỏ chức Tiết độ sứ của nhà Đường.
- C. Tha bỏ lực dịch cho dân đỡ khổ.
- D. Lập sổ hộ khẩu, khai rõ quê quán để quản lí cho thống nhất.
Câu 24: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về cuộc đấu tranh giữ gìn văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc:
- A. Bên cạnh chính sách đô hộ về chính trị và bóc lột về kinh tế, chính sách đồng hóa về văn hóa luôn được các triều đại phong kiến thực hiện bằng các thủ đoạn khác nhau.
B. Học theo nghi lễ, phong tục tập quán của người Hán.
- C. Những giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc vốn có từ thời dựng nước tiếp tục được giữ gìn trong các làng xã của người Việt.
- D. Người Việt cải biến một số phong tục, tập quán cho phù hợp với dân tộc.
Câu 25: Biểu hiện nào dưới đây không cho thấy chính sách đồng hóa về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại:
- A. Tín ngưỡng thời cúng tổ tiên được duy trì và giữ gìn.
- B. Hội làng được tổ chức và diễn ra trong các làng, xã.
- C. Phong tục, tập quán được giữ gìn như tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, mặc váy yếm, làm bánh chưng, bánh giầy.
D. Người Việt nghe, nói và truyền lại cho con chữ Hán.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận