Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập KTPL 11 cánh diều cuối học kì 2 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 11 cuối học kì 2 sách cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hành vi nào sau đây không phải là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?

  • A. Tham gia phục vụ trong Công an nhân dân.
  • B. Tham gia phục vụ trong Quân đội nhân dân.
  • C. Tham gia bảo vệ an ninh vùng biên giới.
  • D. Tham gia biểu tình, bãi công.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?

  • A. Tham gia dân quân tự vệ.
  • B. Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  • C. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
  • D. Tham gia các hoạt động biểu tình, bãi công.

Câu 3: Trong tình huống sau đây, chủ thể nào đã thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?

Tình huống. Ông Q, ông K và anh V thường trú ở một tỉnh miền núi giáp biên giới. Cả 3 người cùng là thành viên của đội tự quản địa phương. Một lần, ông, ông K và anh V vào rừng tuần tra thì tình cờ phát hiện một nhóm người khả nghi đang chôn giấu nhiều vũ khí nên đã bí mật quan sát, đánh dấu vị trí. Sau đó, ông Q và anh V đề nghị cả nhóm cùng lên đồn biên phòng trên địa bàn để trình báo lại sự việc; tuy nhiên, ông K không đồng ý, đồng thời can ngăn ông Q và anh V vì lí do sợ bị trả thù. Không đồng tình với thái độ và hành động của ông K, ông Q và anh V vẫn tới đồn biên phòng để trình báo.

  • A. Ông Q và anh V.
  • B. Ông K và anh V.
  • C. Ông Q và ông K.
  • D. Ông Q, ông K và anh V.

Câu 4: Theo quy định của pháp luật, công dân viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình về chính sách kinh tế của Nhà nước là thực hiện quyền

  • A. bảo mật thông tin.
  • B. công bố niên biểu.
  • C. tự do ngôn luận.
  • D. phê duyệt chính sách.

Câu 5: Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là

  • A. phát tán mọi quan điểm trái chiều.
  • B. phát biểu ý kiến trong hội nghị.
  • C. tuyên truyền thông tin thất thiệt
  • D. theo dõi diễn biến dịch bệnh.

Câu 6: Ông B viết bài đăng báo ca ngợi lực lượng chức năng đã cùng đồng bào khắc phục hậu quả do thiên tại gây ra. Ông B đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?

  • A. Quản trị truyền thông.
  • B. Đối thoại trực tuyến.
  • C. Thông cáo báo chí.
  • D. Tự do ngôn luận.

Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo?

  • A. Tuân thủ các quy định về Hiến pháp và pháp luật.
  • B. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
  • C. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
  • D. Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm lợi ích của người khác.

Câu 8: Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân đều

  • A. bị xử phạt hành chính.
  • B. phải chịu trách nhiệm pháp lí.
  • C. bị phạt cải tạo không giam giữ.
  • D. phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.

Câu 9: Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân đều

  • A. bị xử phạt hành chính.
  • B. phải chịu trách nhiệm pháp lí.
  • C. bị phạt cải tạo không giam giữ.
  • D. phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.

Câu 10: Theo quy định của pháp luật: không một ai có quyền tự ý bắt, giam, giữ người nếu không thuộc trường hợp pháp luật cho phép, trừ trường hợp cá nhân đó

  • A. vi phạm pháp luật bị bắt quả tang.
  • B. đang thực hiện các giao dịch dân sự.
  • C. công khai đấu giá tài sản của bản thân.
  • D. ủy quyền giao dịch các hợp đồng dân sự.

Câu 11: Hành vi của ông H trong tình huống dưới đây đã vi phạm quyền nào của công dân?

Tình huống. Do có mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền thuê nhà giữa gia đình ông H và anh K, ông H đã khóa trái cửa phòng thuê và giam anh K trong suốt 4 giờ. Anh K gọi điện báo công an đến thì ông H mới mở khóa phòng. Khi công an xã yêu cầu ông H lên phường làm việc thì ông không đi, vì cho rằng mình không làm gì sai phạm.

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  • B. Quyền bất tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin.
  • C. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng.
  • D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

Câu 12: Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

Tình huống. Sáng thứ Bảy, H đến nhà K chơi. Sau khi H ra về, ông C là bố của K tìm điện thoại nhưng không thấy. Ông C cho rằng H đã lấy điện thoại đó, nên đã quyết định sang nhà H để khám xét. Ông T (bố H) không đồng ý cho ông C vào nhà, nhưng ông C cứ xông thẳng vào nhà lục lọi đồ đạc để tìm chiếc điện thoại của mình.

  • A. Bạn H.
  • B. Bạn K.
  • C. Ông C.
  • D. Ông T.

Câu 13: Hành vi nào sau đây là thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  • A. Vào nhà người khác khi nghi ngờ trong nhà có kẻ trộm đang lẩn trốn.
  • B. Vào nhà hàng xóm khi nghi ngờ người trong gia đình họ lấy trộm đồ của mình.
  • C. Khám nhà của một người theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • D. Vào nhà người khác khi nghi ngờ trong nhà có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.

Câu 14: Theo quy định của pháp luật, có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm,… của công dân trong trường hợp có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm đó có chứa

  • A. tài liệu, bí mật kinh doanh.
  • B. công cụ, phương tiện phạm tội.
  • C. giấy ủy quyền giao dịch dân sự.
  • D. giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Câu 15: Chị A và chị P cùng làm việc tại phòng kế toán Công ty M. Một hôm, chị A mượn điện thoại của chị P để gọi điện. Trong lúc chị P ra ngoài, chị A đã tự ý đọc tin nhắn nên biết việc chị P dự định chuyển sang công ty khác. Chị A đã chụp lại thông tin này và báo với anh V (trưởng phòng nhân sự của công ty). Hành vi của chị A đã vi phạm quyền nào của công dân?

  • A. Bất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở.
  • B. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng.
  • C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
  • D. Được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Câu 16: Hành vi nào của bạn L trong tình huống sau đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

Tình huống. L và H là bạn thân của nhau. Một lần, L đến chơi trong lúc H đang ở ngoài quét sân, L thấy cuốn nhật kí để trên bàn học nên L tò mò và mở nhật kí ra xem. Đọc trong nhật kí, L phát hiện H có tình cảm với P – bạn nam học cùng lớp tiếng Anh với H. Lo lắng H vì chuyện tình cảm này mà không chú tâm học tập, L đã liên hệ và yêu cầu P tránh xa bạn mình; đồng thời bí mật báo cho bố mẹ của H biết sự việc.

  • A. Tự ý vào phòng của H mà chưa được sự đồng ý.
  • B. Tự ý xem nhật kí của H mà chưa được sự đồng ý.
  • C. Liên hệ với P yêu cầu P chấm dứt tình cảm với H.
  • D. Chia sẻ chuyện riêng tư của H cho bố mẹ H biết.

Câu 17: Hiện nay có một số tờ báo của người Việt Nam sống lưu vong ở nước ngoài. Nội dung các tờ báo này xuyên tạc công cuộc đổi mới về chế độ XHCN nước ta. Theo em, những tờ báo trên có vi phạm pháp luật Việt Nam không?

  • A. Không vi phạm vì đó là báo được phát hành ở nước ngoài.
  • B. Có vi phạm vì nó xuyên tạc sự thật.
  • C. Chỉ vi phạm pháp luật nước ngoài, không liên quan đến pháp luật Việt Nam.
  • D. Không vi phạm gì vì báo chí có quyền tự do ngôn luận.

Câu 18: Hành vi nào sau đây thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận?

  • A. Phát ngôn thoải mái không cần nghĩ đến hậu quả.
  • B. Phát biểu, đóng góp ý kiến trong cuộc họp tổ dân phố.
  • C. Hai người cãi lộn, chửi bới, xúc phạm nhau.
  • D. Tuyên truyền nhằm chia rẽ, gây mâu thuẫn giữa các tôn giáo.

Câu 19: Hành vi nào thể hiện tín ngưỡng:

  • A. Không ăn trứng trước khi đi thi
  • B. Thắp hương trước lúc đi xa
  • C. Xem bói để biết trước tương lai
  • D. Yểm bùa

Câu 20: Hành vi nào sau đây thể hiện mê tín dị đoan?

  • A. Đi lễ chùa
  • B. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên
  • C. Chữa bệnh bằng phù phép
  • D. Đi lễ nhà thờ

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác