Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tổng thể các mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực, các bổ phận hợp thành của nền kinh tế quốc gia là gì?

  • A. Hệ thống kinh tế
  • B. Nền tảng kinh tế
  • C. Cơ cấu kinh tế
  • D. Chính sách kinh tế

Câu 2: Các chế độ của bảo hiểm xã hội bao gồm?

  • A. ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.
  • B. ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phục hồi sức khỏe.
  • C. hưu trí, tử tuất.
  • D. ốm đau, thai sản.

Câu 3: Kế hoạch kinh doanh là gì?

  • A. Bản mô tả những nội dung cơ bản về định hướng, mục tiêu, nguồn lực, tài chính, kế hoạch bán hàng,... nhằm giúp chủ thể kinh doanh xác định được các nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu đề ra
  • B. Danh sách các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, thường được sử dụng để giới thiệu với khách hàng
  • C. Báo cáo tài chính hàng tháng nhằm theo dõi thu chi và hiệu quả kinh doanh trong khoảng thời gian nhất định
  • D. Tài liệu dự báo về các xu hướng thị trường trong tương lai để giúp doanh nghiệp lên kế hoạch đối phó với những thay đổi của thị trường

Câu 4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không thể hiện ở chỉ tiêu?

  • A. Tăng trưởng kinh tế.
  • B. Phát triển con người.
  • C. Tiến bộ xã hội.
  • D. Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều.

Câu 5: Vì sao tiến bộ xã hội là đích hướng tới trong chiến lược phát triển của các quốc gia?

  • A. Vì thực chất của tiến bộ xã hội là giải quyết hài hòa giữa sự phát triển kinh tế với phát triển xã hội.
  • B. Vì tiến bộ xã hội là cơ sở việc nâng cao đời sống vật chất của mỗi người dân trong một quốc gia.
  • C. Vì tiến bộ xã hội gắn với cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do cho nhân dân.
  • D. Vì tiến bộ xã hội là cơ sở phát huy tính tích cực, năng động của con người.

Câu 6: Tăng trưởng kinh tế không hợp lí tạo ra:

  • A. những tác động tiêu cực, cản trở quá trình phát triển bền vững của quốc gia.
  • B. nâng cao chất lượng tăng trưởng.
  • C. giữ vững ổn định chính trị.
  • D. nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Câu 7: Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác xong phương với bao nhiêu quốc gia trên thế giới?

  • A. Hơn 170 quốc gia.
  • B. 168 quốc gia.
  • C. Hơn 120 quốc gia.
  • D. 152 quốc gia.

Câu 8: Đâu không phải là hoạt động kinh tế đối ngoại?

  • A. Thương mại quốc tế.
  • B. Đầu tư quốc tế.
  • C. Các dịch vụ thu ngoại lệ.
  • D. Thị trường chung.

Câu 9: Việt Nam gia nhập ASEAN năm nào?

  • A. 1995.           
  • B. 1997.           
  • C. 1967.           
  • D. 1999.

Câu 10: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?

  • A. Là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau.
  • B. Là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
  • C. Là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
  • D. Là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế.

Câu 11: Điều kiện để nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp là gì?

  • A. Người lao động phải bị mất việc do tai nạn lao động.
  • B. Người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ thời gian quy định và đang tích cực tìm kiếm việc làm.
  • C. Người lao động phải mắc bệnh nghề nghiệp.
  • D. Người lao động phải nghỉ hưu.

Câu 12: Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp năm 2021 tăng bao nhiêu % so với năm 2020?

  • A. Tăng 0,3 %.
  • B. Tăng 0,4 %.
  • C. Tăng 0,5 %.
  • D. Tăng 0,6 %.

Câu 13: An sinh xã hội có vai trò quan trọng trong việc

  • A. phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng, xã hội.
  • B. đảm bảo công bằng xã hội.
  • C. ổn định, tăng thu ngân sách Nhà nước.
  • D. duy trì ổn định xã hội, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 14: Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững tập trung vào hoạt động nào sau đây?

  • A. Phát triển kinh tế - xã hội ở vùng nghèo.
  • B. Cung cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho tất cả mọi người.
  • C. Xây dựng nhà ở cho tất cả người lao động.
  • D. Hỗ trợ giáo dục miễn phí đến hết cấp trung học cơ sở.

Câu 15: Nội dung cơ bản của một bản kế hoạch kinh doanh gồm một chuỗi các biện pháp, cách thức của chủ thể kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả tối ưu được gọi là:

  • A. chiến lược kinh doanh.
  • B. kế hoạch sản xuất.
  • D. chiến lược đàm phán.

C. kế hoạch tài chính.

Câu 16: Nội dung nào dưới đây không thể hiện trong kế hoạch kinh doanh?

  • A. Kế hoạch hoạt động kinh doanh.
  • B. Mục tiêu và chiến lược kinh doanh.
  • C. Thông số kĩ thuật, công thức sản xuất sản phẩm.
  • D. Các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh.

Câu 17: Việc doanh nghiệp thực hiện đạo đức kinh doanh; sản xuất sản phẩm, dịch vụ không gây hại cho xã hội và môi trường; đối xử công bằng, khách quan với người lao động đề cập đến hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp?

  • A. Trách nhiệm kinh tế
  • B. Trách nhiệm pháp lí.
  • C. Trách nhiệm đạo đức.
  • D. Trách nhiệm tự nguyện.

Câu 18: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không thể hiện ở yếu tố nào dưới đây?

  • A. Thực hiện đạo đức kinh doanh.
  • B. Đối xử công bằng với người lao động.
  • C. Sản xuất sản phẩm vì mục tiêu lợi nhuận là trên hết.

Câu 19: Thói quen chi tiêu hợp lí trong gia đình là

  • A. chi tiêu có kế hoạch, phù hợp với tình hình tài chính của gia đình.
  • B. chi tiêu quá mức so với khả năng tài chính của gia đình.
  • C. mua sắm theo cảm xúc, lãng phí tiền bạc cho những khoản chi không cần thiết.
  • D. chi tiêu không có kế hoạch, không có mục tiêu tài chính rõ ràng.

Câu 20: Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện thói quen

  • A. ứng phó với bạo lực học đường.
  • B. học tập tự giác, tích cực.
  • C. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm.
  • D. ứng phó với tâm lí căng thẳng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác