Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Khoa học tự nhiên 6 cánh diều học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hành động nào sau đây gây lãng phí năng lượng

  • A. Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp
  • B. Sử dụng liên tục máy điều hòa vào mùa hè
  • C. Tắt vòi nước trong khi đánh răng
  • D. Hưởng ứng và tham gia phong trào “Giờ Trái Đất”

Câu 2: Quá trình nào sau đây cần oxygen?

  • A. Nóng chảy                                       
  • B. Quang hợp                  
  • C. Hòa tan                                            
  • D. Hô hấp   

Câu 3: Hai chất lỏng không hoà tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì gọi là

  • A. dung dịch.
  • B. nhũ tương.
  • C. huyền phù.
  • D. chất tinh khiết

Câu 4: Để tách riêng dầu hỏa ra khỏi nước, người ta sử dụng phương pháp:

  • A. Chiết.                                                 
  • B. Cô cạn.
  • C. Dùng nam châm.                                                               
  • D. Lọc.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Tế bào có rất ít loại, các loại tế bào đều có hình dạng giống nhau.
  • B. Tế bào có rất nhiều loại, các loại tế bào khác nhau có hình dạng giống nhau.
  • C. Tế bào có kích thước lớn, kích thước trung bình của tế bào lớn hơn 100 micrômét.
  • D. Tế bào có kích thước rất nhỏ, kích thước trung bình của tế bào từ 0,5 đến 100 micrômét.

Câu 6: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?

  • A. Khởi sinh          
  • B. Thực vật           
  • C. Nấm         
  • D. Nguyên sinh   

Câu 7: Bộ côn trùng qua khóa phân loại lưỡng phân gồm mấy bộ?

  • A. 7
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 4

Câu 8: Nấm sinh sản chủ yếu theo hình thức nào ?

  • A. Sinh sản bằng hạt
  • B. Sinh sản bằng cách nảy chồi
  • C. Sinh sản bằng bào tử
  • D. Sinh sản bằng cách phân đôi

Câu 9: Đặc điểm: “Sống ở nơi ẩm ướt, có rễ, thân, lá giả”. Thuộc nhóm thực vật nào?

  • A. Hạt kín
  • B. Rêu
  • C. Hạt trần
  • D. Dương xỉ

Câu 10: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:

  • A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2
  • B. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2
  • C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2
  • D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2

Câu 11: Sinh cảnh có độ đa dạng sinh học thấp là:

  • A. Thảo nguyên               
  • B. Rừng mưa nhiệt đới
  • C. Rừng ôn đới                
  • D. Hoang mạc

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng:

  • A. Đơn vị đo lực là niutơn.
  • B. Lực hướng theo phương ngang được vẽ bằng hình mũi tên hướng thẳng đứng lên trên.
  • C. Lực kéo một cuốn sách làm nó bắt đầu chuyển động trên bàn nhỏ hơn lực kéo làm cái bàn bắt đầu chuyển động trên sàn nhà.
  • D. Lực được biểu diễn bằng hình mũi tên, có gốc đặt vào vật chịu tác dụng lực.

Câu 13: Thế năng đàn hồi của vật là

  • A. năng lượng do vật chuyển động
  • B. năng lượng do vật có độ cao
  • C. năng lượng do vật bị biến dạng
  • D. năng lượng do vật có nhiệt độ

Câu 14: Nguồn năng lượng tái tạo là:

  • A. nguồn năng lượng không có sẵn trong thiên nhiên
  • B. nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên
  • C. nguồn năng lượng sẽ cạn kiệt trong tương lai gần
  • D. cả A và C đều đúng

Câu 15: Trên Trái Đất, chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày là do chuyển động quay xung quanh trục của Trái Đất. Em hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng về thời gian quay hết một vòng xung quanh trục của Trái Đất? Thời gian Trái Đất quay hết một vòng quanh trục là

  • A. một tháng
  • B. một năm
  • C. một tuần
  • D. một ngày đêm

Câu 16: Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy được có từ đâu?

  • A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng
  • B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời
  • C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Thiên Hà
  • D. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Ngân Hà

Câu 17: Tên thiên hà của chúng ta là:

  • A. Mặt trời
  • B. Mặt trăng
  • C. Ngân hà
  • D. Hành tinh

Câu 18: Ban đêm nhìn thấy mặt trăng vì:

  • A. Mặt trăng phát ra ánh sáng
  • B. mặt trăng phản chiếu ánh sáng mặt trời
  • C. mặt trăng là một ngôi sao
  • D. mặt trăng là vệ tinh của trái đất

Câu 19: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau sao cho thích hợp nhất:

“Khi Mặt Trăng di chuyển xung quanh Trái Đất, hình dạng của mặt Trăng thay đổi bởi vì chúng ta nhìn thấy nó từ ….”.

  • A. các góc khác nhau
  • B. cùng một phía
  • C. cùng một hướng
  • D. một vị trí xác định

Câu 20: Nhận định nào dưới đây không đúng?

  • A. Mặt Trăng không phát sáng như Mặt Trời.
  • B. Mặt Trời có kích thước nhỏ hơn kích thước của Mặt Trăng rất nhiều.
  • C. Trên Trái Đất ta chỉ nhìn thấy một nửa cố định của Mặt Trăng.
  • D. Tuần trăng gần bằng 29 ngày

Câu 21: Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau bao nhiêu tuần?

  •  A. 2 tuần
  • B. 3 tuần
  • C. 4 tuần
  • D. 1 tuần

Câu 22: Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì:

  • A. Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng
  • B. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời
  • C. Ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất
  • D. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời.

Câu 23: Vì sao chúng ta quan sát được Mặt Trăng gần như di chuyển ngang qua bầu trời?

  • A. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.
  • B. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Mặt Trời và tự quay xung quanh nó.
  • C. Mặt Trời và Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.
  • D. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.

Câu 24: Vì sao chúng ta quan sát được nhiều pha của Mặt Trăng từ Trái Đất?

  • A. Mặt Trăng có thể thay đổi hình dạng
  • B. Trái Đất quay quanh Mặt Trăng
  • C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí giữa Mặt Trăng, Trái Đất.
  • D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất.

Câu 25: Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là bao lâu? Khoảng thời gian đó thể hiện điều gì?

  • A. khoảng thời gian mỗi ngày  - đêm trên trái đất là 12h, đó chính là thời gian trái đất tự quay quanh trục được một vòng.
  • B. khoảng thời gian mỗi ngày  - đêm trên trái đất là 24h, đó chính là thời gian trái đất tự quay quanh trục được một vòng.
  • C. khoảng thời gian mỗi ngày  - đêm trên trái đất là 12h, đó chính là thời gian trái đất quay quanh Mặt Trời
  • D. khoảng thời gian mỗi ngày  - đêm trên trái đất là 22h, đó chính là thời gian mặt trời quay quanh trái đất.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo