Tắt QC

[Cánh diều] Trắc nghiệm KHTN 6 bài 15: Khóa lưỡng phân

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên bài 15 khóa lưỡng phân sách Cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bộ côn trùng qua khóa phân loại lưỡng phân gồm mấy bộ?

  • A. 7
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 4

Câu 2: Khóa lưỡng phân là gì?

  • A. là khóa nhận dạng trong đó trình tự và cấu trúc các bước nhận dạng do tác động của chiếc khóa đó quy định.
  • B. là tập hợp các đặc điểm để phân biệt sinh vật trong tự nhiên.
  • C. là khóa mô tả các sinh vật trong tự nhiên.
  • D. là khóa nhận dạng sinh vật trong tự nhiên dựa vào những đặc điểm sẵn có của chúng.

Câu 3: Trong các khóa phân loại sinh vật, kiểu phổ biến nhất trong các khóa là

  • A. khóa định lượng.
  • B.khóa lưỡng phân.
  • C. khóa sinh vật.
  • D. khóa phân loại.

Câu 4: Nguyên tắc của khóa lưỡng phân là gì?

  • A. Tách tập hợp ban đầu thành nhiều nhóm nhỏ có những đặc điểm giống nhau.
  • B. Chọn ra những đặc điểm tương đồng nhau của sinh vật để phân loại.
  • C.Tách tập hợp ban đầu thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập với nhau.
  • D. Chọn ra những đặc điểm khác nhau tách thành nhiều nhóm nhỏ.

Câu 5: Khóa lưỡng phân sẽ được dừng phân loại khi nào?

  • A. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá nhiều
  • B. Khi đã phân loại triệt để được các loài sinh vật
  • C. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá ít
  • D. Khi các loài sinh vật cần phân loại có điểm khác nhau

Câu 6: Cho các đặc điểm sau:

(1) Lựa chọn đặc điểm đối lập để phân chia các loài sinh vật thành hai nhóm

(2) Lập bảng các đặc điểm đối lập

(3) Tiếp tục phân chia các nhóm nhỏ cho đến khi xác định được từng loài

(4) Lập sơ đồ phân loại (khóa lưỡng phân)

(5) Liệt kê các đặc điểm đặc trưng của từng loài

Xây dựng khóa lưỡng phân cần trải qua các bước nào?

  • A. (1), (2), (4)                
  • B. (1), (3), (4)
  • C. (5), (2), (4)                 
  • D. (5), (1), (4)

Câu 7: Khóa phân loại được xây dựng nhằm mục đích gì?

  • A. Xác định tên của các loài.
  • B. Xác định tầm quan trọng của loài trong tự nhiên.
  • C. Xác định vị trí phân loại của loài một cách thuận lợi.
  • D. Xác định đặc điểm giống và khác nhau của mỗi loài.

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không dùng để phân loại đại bàng và gấu trúc?

  • A. Khả năng bay.
  • B. Môi trường sống.
  • C. Số tế bào trong mỗi cá thể.
  • D. Màu lông.

Câu 9 : Điểm giống nhau giữa chim gõ kiến và chim bồ câu là :

  • A. Đều có lông vũ, có mỏ và có cánh.
  • B. Đều biết bay
  • C. Đều không biết bay
  • D. Một đáp án khác

Câu 10 : Chọn phát biểu sai trong những phát biểu dứoi đây :

  • A. Mèo, thỏ, bồ câu đều là sinh vật phân tính
  • B. Mèo và thỏ hô hấp bằng phổi. Còn bồ câu không hô hấp bằng phổi
  • C. Mèo, thỏ, bồ câu đềusống trên cạn
  • D. Mèo và thỏ không biết bay còn bồ câu biết bay

Câu 11: Sinh vật nào dưới đây thuộc nhóm sinh vật tự dưỡng?

  • A. Con lợn.
  • B. Cây thông.
  • C. Cá voi.
  • D. Bươm bướm

Câu 12: Ý nghĩa của việc dùng khóa lưỡng phân là gì?

  • A. Xác định được tên các sinh vật.
  • B. Các sinh vật được chia thành từng nhóm.
  • C. Xác định được môi trường sống của sinh vật.
  • D. Tìm ra đặc điểm tương đồng giữa các sinh vật.

Câu 13: Để phân loại các sinh vật thành từng nhóm dựa trên những đặc điểm giống và khác nhau của sinh vật người ta sử dụng

  • A. khóa lưỡng phân.
  • B. kính hiển vi.
  • C. trực quan.
  • D. kính lúp.

Câu 14: Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?

  • A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau.
  • B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau.
  • C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau.
  • D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau.

Câu 15: Việc phân loại thế giới sống không có ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại.
  • B. Sinh vật thích nghi với môi trường hơn.
  • C. Gọi đúng tên sinh vật.
  • D. Nhận ra sự đa dạng của sinh giới.

Câu 16: Đặc điểm đối lập của con chim gõ kiến và con chim đà điểu là

  • A. Có lông vũ và không có lông vũ              
  • B. Có mỏ và không có mỏ
  • C.  Biết bay và không biết bay                
  • D. Có cánh và không có cánh    

Câu 17: Cho các loài: mèo, thỏ, chim bồ câu, ếch và các đặc điểm sau:

(1) Biết bay hay không biết bay

(2) Có lông hay không có lông

(3) Ăn cỏ hay không ăn cỏ

(4) Hô hắp bằng phổi hay không hô hấp bằng phổi

(5) Sống trên cạn hay không sống trên cạn

(6) Phân tính hay không phân tính

Các đặc điểm đối lập để phân loại các loài này là?

  • A. (2), (3), (5)               
  • B. (2), (5), (6)
  • C. (1), (2), (3)                 
  • D. (1), (4), (5)

Câu 18 : Đặc điểm đối lập giữa mèo với chim bồ câu là :

  • A. Sống trên cạn và không sống trên cạn
  • B. Sống dưới nước và không sống dưới nước
  • C. Biết bay và không biết bay
  • D. Không có điểm đối lập

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo