Tắt QC

[Cánh diều] Trắc nghiệm KHTN 6 bài 29: Lực hấp dẫn

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khoa học tự nhiên 6 bài 29: Lực hấp dẫn - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Lực đàn hồi của lò xo có tác dụng làm cho lò xo

  • A. chuyển động.                                              
  • B. thu gia tốc 
  • C. có xu hướng lấy lại hình dạng ban đầu.        
  • D. biến dạng.

Câu 2:  Kết luận nào sai khi nói về trọng lượng của vật?

  • A. Trọng lượng là cường độ của trọng lực.
  • B. Trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của vật.
  • C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.
  • D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Khối lượng được đo bằng gam.
  • B. Kilôgam là đơn vị đo khối lượng.
  • C. Trái Đất hút các vật.
  • D. Không có lực hấp dẫn trên Mặt Trăng.

Câu 4: Độ lớn lực hấp dẫn phục thuộc vào:

  • A. khối lượng của các vật
  • B. kích thước của các vật
  • C. chiều dài của vật
  • D. chiều cao của vật

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tăng tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.
  • B. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật được treo vào lò xo.
  • C. Có thời điểm độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tăng, có thời điểm độ dãn của lò xo giảm tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6: Một túi đường có khối lượng 2kg thì có trọng lượng gần bằng:

  • A. P = 2N
  • B. P = 20N
  • C. P = 200N
  • D. P = 2000N

Câu 7: Trái Đất hút quả táo thì quả táo có hút Trái Đất không? Nếu có thì lực này gọi là gì?

  • A. có, lực đẩy
  • B. không, lực đẩy
  • C. có, lực hấp dẫn
  • D. không, lực hấp dẫn

Câu 8: Công thức biểu diễn mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của vật là:

  • A. P = 5m
  • B. P = 10m
  • C. P = 10,5m
  • D. P = 5,5m

Câu 9: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Mọi vật có khối lượng đều… bằng một lực. Lực này gọi là….”

  • A. đẩy nhau, lực hấp dẫn
  • B. hút nhau, lực hấp dẫn
  • C. đẩy nhau, lực đẩy
  • D. hút nhau, lực hút

Câu 10: Chọn câu không đúng

  • A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi.
  • B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó.
  • C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.
  • D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó.

Câu 11: Treo một vật vào lực kế, nhận xét nào sau đây là đúng 

  • A. Lực mà lò xo lực kế tác dụng vào vật là lực đàn hồi
  • B. Lực mà vật tác dụng vào lò xo là trọng lượng vật 
  • C. Lực mà vật tác dụng vào lò xo và lực mà lò xo tác dụng vào vật là hai lực cân bằng.
  • D. A, B, C đều đúng 

Câu 12: Tại sao bầu khí quyển của Trái Đất không thoát vào không gian:

  • A. do tác dụng của hút dẫn giữa Trái Đất và bầu khí quyển
  • B. do tác dụng của lực hấp dẫn giữa Trái Đất và bầu khí quyển
  • C. do tác dụng của lực đẩy dẫn giữa Trái Đất và bầu khí quyển
  • D. do tác dụng của lực đàn hồi giữa Trái Đất và bầu khí quyển

Câu 13: Khi treo một vật thẳng đứng vào lực kế, ta thấy số chỉ của lực kế là 150N. Khối lượng của vật đó là:

  • A. 15 kg
  • B. 150 g
  • C. 150 kg
  • D. 1,5 kg

Câu 14: Nếu treo quả cân 1kg vào một cái “cân lò xo” của cân có độ dài 10cm. Nếu treo quả cân 0,5kg thì lò xo có độ dài 6cm. Hỏi nếu treo quả cân 200g thì lò xo sẽ có độ dài bao nhiêu?

  • A. 7,6 cm
  • B. 5 cm
  • C. 3,6 cm
  • D. 2,5 cm

Câu 15: Các lực vẽ trong một mặt phẳng dưới đây, lực nào có thể là lực hút của Trái Đất?

 [Cánh diều] Trắc nghiệm KHTN 6 bài 29: Lực hấp dẫn

  • A. Hình 1
  • B. Hình 2
  • C. Hình 3
  • D. Hình 4

Câu 16: Khi treo 4 quả nặng vào lò xo, người ta đo được chiều dài của nó là 12cm. Tính chiều dài tự nhiên của lò xo

  • A. 3cm
  • B. 8cm
  • C. 10cm
  • D. 12cm

Câu 17: Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 20cm. Khi treo một quả cân thì độ dài của lò xo là 22cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn là:

  • A. 4cm
  • B. 6cm
  • C. 24cm
  • D. 26cm

Câu 18: Lần lượt treo vào lò xo các vật có khối lượng $m_1$, $m_2$, $m_3$ thì lò xo dãn ra như hình vẽ. Hãy so sánh các khối lượng m_1, m_2, m_3

 [Cánh diều] Trắc nghiệm KHTN 6 bài 29: Lực hấp dẫn

  • A. $m_1 >  m_2 >  m_3$
  • B. $m_1 =  m_2 =  m_3$
  • C. $m_1 < m_2 <  m_3$
  • D. $m_2 >  m_1 > m_3$

Câu 19: Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11cm; nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 11,5cm. Hỏi nếu treo quả cân 500g thì lò xo có độ dài bao nhiêu?

  • A. 12cm
  • B. 12,5cm
  • C. 13cm
  • D. 13,5cm

Câu 20: Chiều dài ban đầu của lò xo là 25cm, khi ta tác dụng lên lò xo một lực thì chiều dài của nó là 27 cm. Cho biết lò xo bị dãn hay bị nén và dãn hay nén một đoạn bao nhiêu?

  • A. lò xo bị nén 2cm
  • B. lò xo bị dãn 2 cm
  • C. lò xo bị dãn 7cm
  • D. lò xo bị nén 7cm

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều