Trắc nghiệm ôn tập Khoa học tự nhiên 6 cánh diều học kì 1 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong số các vai trò dưới đây, có mấy vai trò là của khoa học tự nhiên mang lại?
- Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.
- Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế.
- Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.
- A. 0
- B. 1
- C. 2
D. 3
Câu 2: Việc nào dưới đây được phép làm trong phòng thực hành?
- A. Làm đổ hóa chất ra bàn hoặc tự ý đổ lẫn các hóa chất vào nhau vì làm hỏng hóa chất, với các chất dễ cháy nổ sẽ làm bị thương.
- B. Ngửi, nếm các hóa chất sẽ bị khó chịu hoặc dẫn tới ngộ độc khi hít phải các chất độc hại.
- C. Mất tập trung khi làm thực hành sẽ gây đổ vỡ hoặc làm thí nghiệm không chính xác.
D. Tập trung quan sát và ghi chép lại kết quả của các cuộc thí nghiệm.
Câu 3: Đâu không phải là đơn vị đo chiều dài ?
- A. Inch
B. Kilôgam
- C. Kilomét
- D. Mét
Câu 4: Nhiệt kế thủy ngân không thể đo nhiệt độ nào trong các nhiệt độ sau?
- A. Nhiệt độ của nước đá.
- B. Nhiệt độ cơ thể người.
C. Nhiệt độ của một lò luyện kim.
- D. Nhiệt độ khí quyển.
Câu 5: Chất nào sau tồn tại ở thể khí ở nhiệt độ phòng?
- A. Than chì
- B. Nước
- C. Sắt
D. Khí oxygen
Câu 6: Câu nào dưới đây không đúng khi nói về sự nóng chảy của các chất rắn?
- A. Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy ở một nhiệt độ xác định không đổi ứng với một áp suất bên ngoài xác định.
- B. Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn kết tinh phụ thuộc áp suất bên ngoài.
C. Chất rắn vô định hình cũng nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không đổi.
- D. Chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không đổi.
Câu 7: Nêu thế nào là vật liệu?
- A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.
- B. Vật liệu là một chất được dùng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, ...
- C. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
D. Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
Câu 8: Lương thực được chọn làm lương thực chính là?
- A. Khoai
- B. Ngô
C. Gạo
- D. Sắn
Câu 9: Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là
- A. Hệ cơ quan
- B. Cơ quan
C. Tế bào
- D. Mô
Câu 10: Chú thích số 1 trong hình minh họa của tế bào vi khuẩn (hình 16.1) là gì?
- A. Màng sinh chất.
- B. Tế bào chất.
- C. Nhân tế bào.
D. Vùng nhân.
Câu 11: Hình ảnh dưới đây nói về nguyên sinh vật nào?
- A. Trùng lỗ
- B. Trùng biến hình
C. Trùng giày
- D. Trùng sốt rét
Câu 12: Những cây sống ở đầm lầy đều có :
- A. Quả
B. Rễ phụ
- C. Là những cây thân mềm
- D. Là những cây thân cứng
Câu 13: San hô là đại diện của ngành động vật không xương sống nào?
- A. Chân khớp
- B. Thân mềm
C. Ruột khoang
- D. Các ngành giun
Câu 14: Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?
- A. Tôm, muỗi, lợn, cừu
- B. Bò, châu chấu, sư tử, voi
C. Gấu, mèo, dê, cá heo
- D. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ
Câu 15: Trong hình dưới, hai nam châm này hút hay đẩy nhau? Lực giữa 2 nam châm là lực tiếp xúc hay không tiếp xúc?
- A. đẩy nhau, lực tiếp xúc.
- B. hút nhau, lực tiếp xúc.
C. đẩy nhau, lực không tiếp xúc.
- D. hút nhau, lực không tiếp xúc.
Câu 16: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?
A. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn
- B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường
- C. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường
- D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.
Câu 17: Chọn đáp án sai?
Đơn vị đo trọng lượng là:
- A. đơn vị đo lực
- B. N
C. kg
- D. niuton
Câu 18: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo khối lượng?
- A. Giây
- B. Tuần
C. Tấn
- D. Ngày
Câu 19: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo thời gian?
A. Giây (s)
- B. Yến
- C. Tạ
- D. Mililít (ml)
Câu 20: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào sai?
A. Để đo chính xác độ dài của vật ta cần để một đầu của vật trùng với vạch số 0 của thước.
- B. Để cân chính xác khối lượng của vật ta cần để cân ở nơi bằng phẳng.
- C. Để đọc chính xác độ dài của vật ta cần đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của vật.
- D. Để đo chính xác thành tích của vận động viên khi tham gia giải đấu ta cần bấm nút stop ngay khi vận động viên chạm vạch đích.
Câu 21: Đâu là cách sắp xếp thứ tự các bước dưới đây phù hợp nhất để đo được thời gian bằng đồng hồ bấm giây điện tử?
(1) Nhấn nút SPLIT/RESET để điều chỉnh về số 0.
(2) Chọn chức năng đo phù hợp bằng nút bấm MODE.
(3) Nhấn nút START/STOP để kết thúc đo.
(4) Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu đo.
- A. (1), (2), (3), (4)
- B. (1), (2), (4), (3)
C. (2), (1), (4), (3)
- D. (2), (1), (3), (4)
Câu 22: Sắp xếp thứ tự các bước dưới đây một cách phù hợp nhất để đo được độ dài của một vật?
(1) Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo phù hợp.
(2) Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo vật, sao cho một đầu của vật thẳng với vạch số 0 của thước.
(3) Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của vật.
(4) Đọc và ghi kết quả với vạch chia gần nhất với đầu còn lại của vật.
- A. (2), (1), (4), (3)
- B. (2), (1), (3), (4)
C. (1), (2), (3), (4)
- D. (1), (2), (4), (3)
Câu 23: Trường hợp nào dưới đây nên dùng thước dây?
- A. Thợ mộc dùng để đo chiều dài các sản phẩm bàn, cửa, tủ
- B. Dùng trong xây dựng nhà cửa, công trình
- C. Dùng để đo 1 cuốn sách
D. Thợ may dùng để đo kích thước cơ thể người
Câu 24: Cho các bước đo độ dài gồm:
(1) Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách.
(2) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
(3) Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo độ dài là
- A. (3), (2), (1).
B. (3), (1), (2).
- C. (1), (2), (3).
- D. (2), (3), (1).
Câu 25: Sắp xếp thứ tự các bước dưới đây một cách phù hợp nhất để đo được khối lượng của một vật bằng cân đồng hồ?
(1) Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân đo phù hợp.
(2) Đọc và ghi kết quả số chỉ của kim theo vạch chia gần nhất.
(3) Đặt vật lên đĩa cân, mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt số
(4) Điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.
- A. (2), (1), (3), (4)
- B. (1), (2), (3), (4)
- C. (2), (1), (4), (3)
D. (1), (4), (3), (2)
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận